Looking article matching

Chỉ số vượt khó (AQ) - Yếu tố tác động đến sự thành công

15/03/23 02:42

Cuộc sống luôn biến động và chúng ta có thể gặp nhiều thử thách trong hành trình hướng tới mục tiêu của mình. Vì vậy, cần phải phát triển các kỹ năng giúp chúng ta vượt qua và phát triển hơn nữa từ những thách thức này. Khả năng vượt qua khó khăn của các cá nhân còn được gọi là chỉ số vượt khó của họ.

Lắng nghe "Chỉ số vượt khó (AQ) - yếu tố tác động đến sự thành công" qua nền tảng Podcast tại đây!

Đánh giá một cá nhân, chúng ta thường dựa trên năng lực trí tuệ và khả năng nhận thức của họ. Chúng ta đã sai lầm cho rằng thành công của ai đó được quyết định bởi sự thông minh của họ. Không thể phủ nhận thông minh là một phần không thể thiếu và giúp chúng ta đạt được thành công. Tuy nhiên, bạn có biết rằng thành công không chỉ quyết định bởi thành tích, mà còn là sự bền bỉ đi qua nghịch cảnh trong thời điểm gặp khó khăn. 

1. Chỉ số AQ là gì?

AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh,... gọi tắt là chỉ số vượt khó). Tại sao một số người trở nên xuất chúng, rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ. Đó là chỉ số dùng để đo xem ai có thể đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và nghịch cảnh.

2. AQ - Chỉ số vượt nghịch cảnh, quyết định thành công

Trong những năm trở lại đây, IQ và EQ chỉ là một phần quyết định thành công của chúng ta. Khi nhìn rộng ra, chính thái độ và cố gắng vượt nghịch cảnh (Adversity Quotient - AQ) là yếu tố quyết định thành công chứ không phải thông minh, hay tài giỏi. Vì suy cho cùng, dù thông minh vượt bậc hay có thấu cảm tốt, chúng ta đều phải học cách đi qua nghịch cảnh và đi qua khó khăn nếu muốn phát triển. 

Vì lẽ đó, trong bài viết này tác giả mong muốn chia sẻ thêm một góc nhìn lạc quan với các bạn.

Trong một thời gian dài, người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy, một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn.

Sau này, những nhà nghiên cứu lại khẳng định rằng chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta. Tuy nhiên có EQ cao chưa chắc sẽ đạt được thành công. 

Xem thêm: "Work-life balance": Tiêu chuẩn thành công trong năm 2023?

3. Có EQ cao cũng chưa chắc thành công

Nhiều nghiên cứu cho thấy rất nhiều người tốt về cảm xúc, tốt về nhân cách, nghĩa là có EQ cao nhưng… họ không thành công về công việc và vẫn trải qua không ít bất hạnh trong cuộc đời.

Tác giả của chỉ số AQ Paul G.Stoltz nói: “Người tốt vẫn có thể là người không bền lòng theo đuổi mục đích. Dù biết đó là mục đích cao đẹp nhưng họ không đủ can trường để đi tới. Bởi vì, bao giờ cũng vậy, mục đích cao đẹp luôn đi kèm với những thử thách cực kỳ khó mà chỉ ai dám vượt khó mới có thể tới đích”.

Nhà tâm lý học Paul G.Stoltz tác giả của tác phẩm Adversity Quotient chứng minh rằng chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khỏe lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Ngoài ra, AQ còn chính là chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

  • Đối diện khó khăn
  • Làm chủ vấn đề, xoay chuyển tình huống
  • Vượt lên nghịch cảnh
  • Tìm được lối ra

Trong một số nghiên cứu được tiến hành tại các tổ chức, kết quả sơ bộ cho thấy rằng những người có AQ cao làm việc năng suất hơn rất nhiều so với những người có AQ thấp. 

Một ví dụ điển hình về chỉ số AQ cũng được áp dụng cho công ty bảo hiểm Nhân thọ Metropolitan. Người ta đã chỉ ra rằng những người phản ứng không tốt với nghịch cảnh sẽ bán được ít hợp đồng hơn, năng suất thấp hơn, và thực hiện công việc kém hiệu quả hơn những người phản ứng tốt với nghịch cảnh.

Một ví dụ khác về “cha đẻ” của thương hiệu gà rán KFC - Harland Sanders. Ở tuổi 60, cái tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi và an hưởng niềm vui, ông lại tiếp tục dấn thân vào sự nghiệp kinh doanh như một lẽ sống duy nhất ở đời. Ông gõ cửa từng cửa hàng, trổ tài chế biến món gà lừng danh của mình và dù 1.009 lần bị từ chối nhưng ông không bao giờ bỏ cuộc. Tinh thần dám nghĩ dám làm và không từ bỏ đã giúp Sanders thành công lần nữa. 10 năm rong ruổi, ông đã có hơn 600 nhà hàng nhượng quyền ở khắp nước Mỹ và Canada.

Đa phần những người có chỉ số EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhưng không phải bao giờ và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Nếu không tự nâng cao chỉ số AQ, người thông minh và người hiền thục vẫn có thể là người bất hạnh, không vượt qua được nghịch cảnh.

AQ chính là chỉ số quyết định sự thành công của một người. Một điều may mắn, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp” bằng ý chí kiên định và sự nỗ lực. 

4. Thói quen nâng cao chỉ số AQ

Chỉ số AQ như một trí tuệ quan quan trọng nhất cần có, AQ như “công cụ hỗ trợ đắc lực” những lúc chúng ta đối diện với nghịch cảnh và giúp chúng ta can đảm học hỏi và bước ra khỏi vùng an toàn tìm hướng đi cho chính mình. Chỉ với 4 cách dưới đây, phần nào sẽ giúp bạn nâng cao chỉ số AQ của mình.

4.1. Nhìn nhận vấn đề 

Trước hết, chúng ta phải học cách chấp nhận rằng khó khăn luôn tồn tại ở bất kì khía cạnh nào của cuộc sống. Người có chỉ số AQ cao sẽ luôn ý thức rằng tất cả những khó khăn hiện tại là tạm thời, do đó họ có khả năng phục hồi khá nhanh khi gặp thất bại. 

Sự e dè khi gặp thử thách hay sợ thất bại sẽ cản trở bạn đạt được những điều bạn mong muốn, sẽ cản trở sự phát triển của chính bạn và hơn hết bạn sẽ không biết được năng lực của mình có thể đi xa đến đâu.

4.2. Làm chủ vấn đề

Khi nhìn nhận ra được vấn đề và khó khăn từ đâu, thay vì bối rối hay chọn cách trốn tránh, ta nên tập thói quen phân tích tình huống. Hiểu được cốt lõi của mọi vấn đề, chúng ta mới có thể làm chủ tình huống và bắt đầu tìm hướng để giải quyết. 

Xem thêm: Xây dựng network như thế nào là hiệu quả?

4.3. Tìm hướng giải quyết vấn đề

Những đặc điểm này giúp những người có chỉ số AQ cao chiếm ưu thế trong hầu hết các tình huống vì họ không tập trung vào các khía cạnh tiêu cực, thay vào đó, họ dành nhiều nỗ lực để tìm ra giải pháp cải thiện hoàn cảnh. Tại nơi làm việc, những người có chỉ số AQ cao được đánh giá sẽ mang lại sự ổn định lâu dài và lòng trung thành vì họ không dễ dàng bỏ việc khi có khó khăn cản trở, họ trở thành người giải quyết vấn đề và là người đáng tin cậy trong bất kỳ tổ chức nào.

Trước khi bắt tay vào giải quyết vấn đề, chúng ta hãy tự hỏi “Còn điều gì tôi có thể/muốn làm nữa hay không?”, sau đó hãy luyện tập thêm 1 bước đó là đánh giá toàn diện rủi ro có thể xảy ra và chuẩn bị một “back-up plan” nếu mọi thứ không như mong đợi. Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về hướng mình sẽ giải quyết vấn đề, dự đoán được những bất việc bất khả kháng có thể xảy ra. 

4.4. Giải quyết vấn đề

Khả năng AQ có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng tự phục hồi sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần rất quan trọng, nó có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đi qua khó khăn, nhưng nếu mất đi bạn sẽ hoàn toàn gục ngã khi gặp thất bại. Để đủ sức đi đến bước cuối cùng đó là giải quyết vấn đề, bạn cần rèn luyện cho mình ý chí bền vững. Quá trình phân tích, lên kế hoạch để giải quyết vấn đề dù có tốt 100 điểm nhưng khi áp dụng vào thực tế bạn vẫn phải đảm bảo vấn đề có thể được giải quyết một cách tốt nhất có thể. 

Sở hữu chỉ số IQ cao hay EQ cao đều là sự may mắn bạn có được, tuy nhiên chỉ số AQ lại đòi hỏi bạn phải tự thân luyện tập cho chính mình. AQ như sức đề kháng của bạn đứng trước những thay đổi và thử thách của cuộc sống khi chúng ta không ngừng hướng tới thành công.


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Series & Podcast

View all
Đi Làm Cũng Cần Chữa Lành?

“Chữa Làm Để Chữa Lành”, một series mới của HR1Jobs, sẽ giúp bạn “chữa làm” - tiếp cận những lát cắt trong công việc với tâm thế tích cực...

Có Nên “Giả Vờ” Hướng Ngoại?

Liệu có nên "giả vờ" hướng ngoại để hòa nhập với môi trường công sở sôi động như hiện nay?

4 Cách Để Nói Từ Chối Khi Đi Làm

Nhìn thì tưởng dễ, nhưng để nói từ chối cần phải biết cách, thậm chí là phải học.

Tại Sao Cần Một “Squad Văn Phòng” Chất Lượng?

Có người sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc độc lập, và cũng có người thích làm việc theo nhóm để tăng độ hiệu quả và năng suất - gọi là...

Chế Ngự Stress Để Chill Giữa Deadline

Ai trong đời đi làm cũng phải gặp stress. Thế nhưng, nghệ thuật ở chỗ dù stress vẫn “chill”, dù deadline “đầy đầu” nhưng vẫn giữ vững...

Nói “Không" Với Overwork Để Thoát Khỏi Vòng Xoáy Công Việc

Liệu việc chạy theo công việc một cách quá sức sẽ giúp bạn thành công nhanh hơn? Hay đó chỉ là một dạng bào mòn sức khỏe khiến bạn kiệt...