Looking article matching

Nói “Không" Với Overwork Để Thoát Khỏi Vòng Xoáy Công Việc

12/05/24 02:04

thumb

Không thể phủ nhận guồng quay cuộc sống hiện nay ngày càng dồn dập và hối hả. Nhiều người lao đầu vào công việc, dành phần lớn thời gian và tâm sức cho công ty đến mức đánh đổi sức khỏe và hạnh phúc cá nhân. 

Tuy nhiên, liệu việc chạy theo công việc một cách quá sức sẽ giúp bạn thành công nhanh hơn? Hay đó chỉ là một dạng bào mòn sức khỏe khiến bạn kiệt quệ và đánh mất chính mình?

Trong bài viết này, hãy cùng HR1Jobs tìm hiểu về khái niệm “overwork” - làm việc quá sức - những tác hại của nó và cách để thoát khỏi vòng xoáy công việc để cân bằng cuộc sống và đạt được thành công một cách bền vững.

Overwork Là Gì? Tại Sao Ngày Nay Nó Lại Phổ Biến?

Overwork, hay còn được gọi là “làm việc quá sức”, là tình trạng dành quá nhiều thời gian và sức lực cho công việc, đến mức vượt quá giới hạn thể chất và tinh thần của một cá nhân. Nó không chỉ đơn thuần là làm việc nhiều giờ, mà còn bao gồm việc liên tục lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ về công việc ngay cả khi không ở văn phòng.

Nhìn bề ngoài có thể thấy nó như một dạng “nghiện công việc”, tuy nhiên người nghiện việc vẫn ít nhiều chăm sóc bản thân mình và biết cách dừng lại đúng lúc. Còn với người bị overwork, họ chịu sức ép lớn từ công việc, chỉ biết “cắm mặt” làm dẫn đến mất ăn, mất ngủ và sức khỏe giảm sút trầm trọng.

overwork-1
Overwork Là Gì? Tại Sao Ngày Nay Nó Lại Phổ Biến?

Tại sao overwork ngày nay lại trở nên phổ biến? Xã hội ngày càng cạnh tranh, layoff hàng loạt buộc mọi người phải nỗ lực nhiều hơn để đạt được thành công. Các công ty phải liên tục đổi mới và phát triển để theo kịp thị trường, điều này dẫn đến việc nhân viên phải làm việc nhiều giờ hơn để đáp ứng nhu cầu của công ty. 

Áp lực từ công việc, sự mong đợi của gia đình và xã hội khiến họ cảm thấy cần phải nhanh chóng chứng minh bản thân mình. Đặc biệt là ở trong thế giới công nghệ đang phát triển, ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân ngày càng mờ nhạt, khiến nhiều người khó có thể "tắt" công việc và nghỉ ngơi.

Ngoài ra, một số công ty có văn hóa làm việc độc hại, khuyến khích nhân viên làm việc nhiều giờ và hi sinh cuộc sống cá nhân để cống hiến cho công ty. Điều này tạo ra áp lực cho nhân viên, khiến họ buộc phải làm việc quá sức để giữ được công việc và thăng tiến.

Những Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Đang Overwork

Có khá nhiều dấu hiệu của cơ thể đang “báo động đỏ” cho bạn rằng bạn đang làm việc quá sức. Dưới đây là 3 dấu hiệu dễ nhận biết nhất:

1. Kiệt Sức, Bất An Và Khó Ngủ

Dấu hiệu đầu tiên dễ thấy nhất đó chính là bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi đến mức kiệt sức, không còn tâm trí và sức lực để tập trung, động lực cũng mất đi hẳn. Ngoài ra, bạn luôn bị lo âu, bất an, thậm chí là hoảng sợ, đặc biệt là khi nghĩ về công việc. Bạn luôn trong trạng thái "chiến đấu hay bỏ chạy", khiến cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng, dẫn đến các triệu chứng như tim đập nhanh, thở gấp, đổ mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,...

Từ những dấu hiệu đó, nó đặc biệt ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bạn gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ nông không sâu, thường xuyên “mơ” về công việc, dẫn đến cảm giác nhức đầu, mệt mỏi khi tỉnh giấc. Đó là do ban ngày bạn đã quá chú tâm cho công việc, và khi mọi thứ chưa được giải quyết triệt để, nó “ám ảnh” bạn kể cả khi bạn nhắm mắt vào ban đêm. 

overwork-2
Kiệt Sức, Bất An Và Khó Ngủ

2. Tâm Trạng Trở Nên Cáu Gắt Và Bực Bội

Thứ thay đổi tiếp theo đó chính là hành vi và tâm trạng của bạn. Bạn như trở thành một con người khác, dễ cáu gắt, khó chịu, bực bội, mất kiên nhẫn với mọi người xung quanh. Bạn cũng có xu hướng thu mình lại, ít giao tiếp, ít tham gia các hoạt động xã hội và ít quan tâm đến sở thích cá nhân. Từ đó, kéo theo việc các mối quan hệ xung quanh trở nên xa cách, tệ hơn là khi bạn có thời gian cho người thân bạn bè, bạn cũng chỉ có thể nói về sự lo âu của mình về công việc, thay vì thực sự vui vẻ và tận hưởng niềm vui khi họp mặt.

3. Sức Khỏe Thể Chất Suy Giảm

Sức khỏe thể chất ở đây bao gồm việc bạn tăng cân/sụt cân trầm trọng, gặp vấn đề về tim mạch, dạ dày, thường xuyên đau đầu, buồn nôn, nhức mỏi,...Bởi khi bạn làm việc quá sức, cơ thể bạn sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi, dẫn đến suy giảm sức khỏe. Người ta thường nói “có sức khỏe là có tất cả”, vì vậy, sức khỏe thể chất mà bị ảnh hưởng thì mọi thứ bạn đang cố gắng cũng sẽ trở nên “vô nghĩa”. Cho nên, hãy đặc biệt cẩn thận nếu cảm thấy sức khỏe của bạn đang bị sụt giảm vì làm việc quá nhiều.

Nói “Không” Với Overwork!

Có thể nói, việc học cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân là một điều vô cùng cần thiết. Bạn cần phải nhận thức được rằng overwork là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Sau đó, hãy mạnh dạn nói “không” với nó.

Một trong những cách để tránh việc rơi vào trạng thái overwork nằm gói gọn trong 2 từ “quản lý”. Quản lý thời gian, quản lý công việc và quản lý bản thân. Lập kế hoạch và ưu tiên công việc, chia nhỏ những công việc lớn thành những phần nhỏ hơn, sử dụng công cụ quản lý thời gian và đặt giới hạn thời gian cho từng công việc. Từ chối những công việc không cần thiết và những yêu cầu vượt quá khả năng của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể ủy thác công việc cho người khác, phân bổ công việc hợp lý và tránh ôm đồm quá nhiều. Sử dụng công nghệ để tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại và tập trung vào những công việc có giá trị cao.

Quản lý bản thân là yếu tố quan trọng nhất để thoát khỏi overwork. Hãy học cách nói "không" với những yêu cầu vô lý, đặt ra ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, dành thời gian cho bản thân để thư giãn và nghỉ ngơi. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

overwork-3
Nói “Không” Với Overwork!

Hãy nhớ rằng, bạn xứng đáng được sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Thoát khỏi vòng xoáy của overwork, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để vun đắp những mối quan hệ, theo đuổi đam mê và tận hưởng những điều ý nghĩa trong cuộc sống!

Theo dõi series “Chữa Làm Để Chữa Lành” của HR1Jobs để cập nhật những bài viết thú vị khác!

Xem lại Phần 1: Đi Làm Cũng Cần Chữa Lành?

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Series & Podcast

View all
Đi Làm Cũng Cần Chữa Lành?

“Chữa Làm Để Chữa Lành”, một series mới của HR1Jobs, sẽ giúp bạn “chữa làm” - tiếp cận những lát cắt trong công việc với tâm thế tích cực...

Có Nên “Giả Vờ” Hướng Ngoại?

Liệu có nên "giả vờ" hướng ngoại để hòa nhập với môi trường công sở sôi động như hiện nay?

4 Cách Để Nói Từ Chối Khi Đi Làm

Nhìn thì tưởng dễ, nhưng để nói từ chối cần phải biết cách, thậm chí là phải học.

Tại Sao Cần Một “Squad Văn Phòng” Chất Lượng?

Có người sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc độc lập, và cũng có người thích làm việc theo nhóm để tăng độ hiệu quả và năng suất - gọi là...

Chế Ngự Stress Để Chill Giữa Deadline

Ai trong đời đi làm cũng phải gặp stress. Thế nhưng, nghệ thuật ở chỗ dù stress vẫn “chill”, dù deadline “đầy đầu” nhưng vẫn giữ vững...

Ăn tết nơi văn phòng

Thời điểm Tết gần kề, người người nhà nhà chuẩn bị để đón tết. Ngoài việc nhà ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị cho mình những thứ cần...