Tìm bài viết phù hợp

XÂY DỰNG NETWORK NHƯ THẾ NÀO LÀ HIỆU QUẢ?

23/02/23 07:08

Chuyên môn giỏi là điều quan trọng khi đi làm, song việc kết nối và tạo mối quan hệ với người khác cũng là kỹ năng cực kì cần thiết. Xây dựng được các network tốt sẽ giúp ích cho công việc của bạn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng trang bị cho mình được thứ vũ khí lợi hại này. Và, để bạn bước đầu tập làm quen với networking, HR1JOBs sẽ chia sẻ với bạn các mẹo nhỏ để bạn xây dựng network cho mình nhé!

1. Networking là gì?

Networking được hiểu là mạng lưới các mối quan hệ và kỹ năng networking được định nghĩa là khả năng mở rộng các mối quan hệ của bản thân. Trong thời đại ngày nay, networking đã trở thành một trong những yêu cầu cơ bản của nhiều người đi làm. Dù bạn có là người hướng nội hay hướng ngoại đi chăng nữa thì networking cũng buộc bạn phải bước ra khỏi vỏ bọc an toàn của mình để tham gia vào một môi trường hoàn toàn mới lạ. Vì vậy, sẽ mất rất nhiều thời gian để bạn có thể làm quen với việc networking. 

2. 4 cách xây dựng network “bất bại”

2.1. Bắt đầu từ tốn

Ấn tượng ban đầu luôn là ấn tượng khó phai và việc tạo ấn tượng đầu tiên luôn rất quan trọng. Đừng bắt đầu làm quen với người lạ bằng cách khoe khoang về những thành tích của bản thân, thay vào đó hãy tiếp cận bằng sự khiêm tốn và thông minh. Cách bạn bắt đầu câu chuyện khéo léo sẽ giúp bạn gây thiện cảm với đối phương. 

“Lắng nghe” chính là từ khóa cho bạn khi tham gia vào một cuộc trò chuyện trong một nhóm. Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn sẽ có cách để tiếp nối câu chuyện hay một chủ đề bất kì và tránh khoảng lặng trong buổi nói chuyện. Bạn không cần phải nói quá nhiều về những gì mình đã làm để truyền thông hay quảng cáo cho bản thân. Thay vào đó, hãy thảo luận với những người bạn gặp về công việc của họ, lắng nghe để nắm bắt thông tin và tiếp nhận những phản hồi. Đồng thời, hãy tìm kiếm những điểm tương đồng mà bạn có thể đưa vào cuộc trò chuyện để gia tăng sự tương tác.

Xem thêm: 5 thói quen giúp bạn thành công trong công việc

2.2. Có sự chuẩn bị

Hãy chịu khó nghiên cứu trước. Đừng tham gia vào các sự kiện networking trong khi bạn không có chút kiến thức nào về nó cả. Nếu bạn có trong tay danh sách khách mời của sự kiện networking đó, hãy tận dụng nó. Trước khi sự kiện hay hội nghị bắt đầu, hãy tìm hiểu sơ qua về những người có mặt trong sự kiện. Nếu thấy có người bạn muốn bắt chuyện, hãy chuẩn bị vài mẩu đối thoại nho nhỏ trước để bạn dễ dàng làm quen với họ. Mọi người đều thích chia sẻ thông tin về mình, nên bạn có thể tận dụng chuyện này và để đối phương chủ động hơn trong quá trình giao tiếp. Tất nhiên, hãy làm chuyện này một cách khéo léo nhé! Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn nếu biết được mình chuẩn bị gặp được ai trong sự kiện đấy!

2.3. Chủ động tìm kiếm và duy trì các mối quan hệ

Chủ động tìm kiếm để xây dựng mối quan hệ không nhất thiết là bạn phải luôn dành thời gian để tiếp cận càng nhiều người càng tốt. Tính chủ động sẽ giúp bạn khai thác tốt các networking. Chất lượng hơn số lượng, dành thời gian để kết nối với 2-3 người và cuộc trò chuyện có thể đi sâu, giúp bạn mở rộng về kiến thức, hiểu biết cũng như phát triển hơn kỹ năng giao tiếp sẽ tốt hơn những cuộc trò chuyện chóng vánh không đọng lại điều gì sau đó, bạn sẽ tự làm mất thời gian và cả năng lượng của chính mình. 

Chủ động tìm kiếm và tạo được một network thôi vẫn chưa đủ, mối quan hệ giữa người và người muốn vận hành tốt thì chúng ta cần duy trì nó. Networking không phải chỉ dành cho việc kinh doanh, mà thông qua đó người khác sẽ biết thêm về bạn. Vì vậy sau khi có sự kết nối, hãy cố gắng giữ liên lạc với họ. Một lưu ý nhỏ là dù bạn mở rộng thêm bao nhiêu mối quan hệ, cũng đừng quên nuôi dưỡng những mối quan hệ với những người bạn đã biết.

2.4. Cho đi để nhận lại

Khi bắt đầu tạo mối quan hệ với ai, đừng chỉ nghĩ về lợi ích mình sẽ có được khi quen biết với họ. Chúng ta thường hay nói về mối quan hệ win-win, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng mưu cầu nhận lại y như những thứ chúng ta cho đi. Vì thế, để có mối quan hệ chất lượng không chỉ dừng lại ở việc chúng ta đầu tư bao nhiêu thời gian vào đó, gặp gỡ nhau bao nhiêu lần/tuần, mà hãy “cho đi để nhận lại”.

Hãy cho đi từ những điều mình đang có, trong khả năng của mình, chỉ có những mối quan hệ xuất phát từ sự chân thành mới bền vững và xây dựng được niềm tin cho nhau. Hãy chủ động giúp đỡ và chia sẻ với mọi người về lĩnh vực hay chuyên môn mà bạn biết rõ. 

Xem thêm: Gen Z tìm gì trong công việc?

Kết luận: Networking là một quá trình mà ở đó chúng ta cần phải dành thời gian để kết nối, duy trì và phát triển nó. Đây cũng chính là mối quan tâm hàng đầu không chỉ bạn mà còn đối với bất kì doanh nghiệp nào. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết để xây dựng các network hiệu quả. 

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
Ứng Viên Hay Nhảy Việc Thường Bị Đánh Giá Thế Nào?

Những ứng viên hay “nhảy việc” thường bị đánh giá thế nào trong mắt các nhà tuyển dụng trong khi “nhảy việc” là hiện tượng vô cùng dễ...

Top 4 Ứng Dụng AI Tương Tự ChatGPT Mà Bạn Nên Thử

ChatGPT là một công cụ ngôn ngữ AI tuyệt vời, nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất. Thế giới AI đang phát triển nhanh chóng, và có...

Làm Gì Khi Bị Nhà Tuyển Dụng "Ghost"?

Bạn háo hức nộp đơn xin việc, dành thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và tự tin thể hiện bản thân. Nhưng rồi, im lặng. Nhà tuyển dụng...

Nói Dối Trong CV: Liệu Có "Qua Mắt" Được Nhà Tuyển Dụng?

CV được xem như là một “ấn tượng đầu tiên” của mỗi ứng viên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những thông tin trên CV có phản ánh đúng...

6 Âm Thanh Giúp Cải Thiện Hiệu Quả Làm Việc Cho Dân Văn Phòng

Trong môi trường văn phòng, âm thanh có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng, mức độ tập trung và nâng cao hiệu quả làm việc của chúng ta....

Làm Sao Để Đối Phó Với Môi Trường Làm Việc Độc Hại?

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường phải đối mặt với sự cạnh tranh công việc gay gắt, căng thẳng từ sếp và đồng nghiệp, và hàng loạt...