Tìm bài viết phù hợp

Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ thì là?

17/11/23 04:13

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đã quay trở lại với podcast Z wiki,

Kể về những lần trải nghiệm mentoring của bản thân.

Trí: Sắp tới 20/11 rồi Minh Anh có tính về trường thăm thầy cô không?

Minh Anh: Nói thiệt nha, từ khi ra trường xong một cái ha, là biến mất luôn. Chưa có về trường lần nào. Chắc có lúc đi đón nhỏ em gái là Minh Anh có ghé trường đợi bên ngoài thôi.

Trí: Thiệt nha, Trí cũng vậy, giờ thời đại công nghệ rồi call video cho tiện lợi, ngồi một chỗ mà đi được nhiều nơi, gặp được nhiều người, quý nữa thì đặt giao quà, giao hoa tới, ta nói nó tiện lợi vô cùng.

Minh Anh: Ừa thì cũng tiện thiệt, nói thiệt là nhiều khi tui cũng làm vậy á tại mình không có thời gian gặp gỡ họ. Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, Minh Anh cũng thấy làm vậy hỏng nên cho lắm, dù sao họ cũng đã từng nuôi dạy mình, nên nếu không tặng thì thôi chứ nếu có tặng thì nên bỏ chút xíu lòng thành như thời gian sẽ đáng quý hơn.

Trí: Hmm Trí hiểu rồi, ê mà cho Trí hỏi với,  có người mentor nào mà khiến cho Minh Anh ấn tượng nhất không?

Minh Anh: Để nhớ lại nha, chắc mentor của Minh Anh cũng không phải là thầy cô gì, chị đó chỉ là một leader trong công ty cũ của Minh Anh hoi, phải nói sao ta, chị cũng không chỉ dạy Minh Anh bất kỳ điều gì hết. Thời điểm đó làm công ty startup mà, nên bận túi bụi, chị em trong văn phòng cũng từ đó tâm sự với nhau nhiều thứ thông qua những lần làm sự kiện chung. Chị hiền lắm, Minh Anh cảm thấy mình bị thu hút bởi cái nguồn năng lượng gọi là “ý chí” của chị. Trời ơi chị chịu làm chịu khó cực kì. Vì chị không có đi học đại học, Trí thử nghĩ đi thời điểm này mà không có tấm bằng đại học nó chật vật cỡ nào. Vậy đó mà chị tự học tự mày mò để đạt được cái điểm IELTS 7.0 nè, rồi phấn đấu từ một nhân viên sắp xếp đồ đạc cho mấy em nhỏ, thành một leader cho 1 mảng lớn của cty luôn. Còn Trí?

Trí: Để nhớ coi! Một người mentor mà bản thân ấn tượng nhất có lẽ là người chị tên Cindy, như tập trước đó Trí từng kể thì chị này đang làm Coaching. Chị đang sinh sống và làm việc tại Sapa, một người tự do và thích khám phá như chị đúng là một hình ảnh mà Trí đang muốn theo đuổi tới. Chuyện này kể từ năm 2019 lúc đó Trí mới năm nhất đại học, gặp được chị vào đúng lúc bản thân còn ngỡ ngàng với đại học, mông lung vì có quá nhiều thứ nó ùa vào mà bản thân không biết bắt đầu từ đâu, thế là gặp được chị qua một khóa học kỹ năng mềm. Thời điểm đó chị đã giúp mình rất nhiều trong việc hiểu bản thân muốn gì và có thể làm được gì để làm điều mình muốn đó. Trí còn nhớ hôm cuối cùng gặp chị để nhìn lại thành quả mình đã đạt được, Trí cạo đầu luôn! Như một việc chứng minh là mình thành một người hoàn toàn mới, nhờ chị Cindy đó. Thấy sao? Tui tri ân mentor tui vậy đó, chất chưa? 

Xem thêm: Người trẻ cần Mentor

Minh Anh: Trí có bao giờ nghĩ rằng những thông tin mà những mentor cũ chia sẻ, chúng ta sẽ nên tin hoàn toàn hết vào không? Giống như có lấy nó làm kim chỉ nam cho tương lai sắp tới không?

Trí: Tin tưởng thì có nhưng mà để làm kim chỉ nam thì Trí nghĩ là không, trước khi tiếp nhận một thông tin nào đó Trí đều cân nhắc là nó có phù hợp với bản thân mình không, những kiến thức của mentor chắc chắn là họ đúng vì họ đã thành công ở lĩnh vực đó. Nhưng chắc gì những kiến thức đó còn phù hợp ở thời điểm mình. Vậy nên nhận kiến thức và thực hiện việc đó là hai việc khác nhau, phải cân nhắc là liệu kiến thức đó có còn phù hợp với mình không? Vẫn rất ủng hộ việc tiếp nhận kiến thức và học hỏi từ người giỏi, nhưng phải cân nhắc và sàng lọc kiến thức trước ghi cho kiến thức biến thành hành động. 

Mở rộng thêm cách hiểu về Mentor

Minh Anh: Trí, trong khoảng vài năm gần đây. Khi mà dịch Covid kết thúc á, Minh Anh cảm thấy nhiều người họ khai thác rất nhiều về những chủ đề chữa lành bản thân, hay là tôi là ai, tôi sẽ làm thế nào để vượt qua giai đoạn khốn khó này. Thì những cái tên nổi bật như cô Quỳnh Hương hay anh Nguyễn Hữu Trí hay thầy Thích Minh Niệm được đông đảo mọi người chọn để lắng nghe. Không biết Trí nghĩ sao về những người này, chúng ta có nên xem họ là một mentor không?

Trí: Mentor có thể là bất cứ ai, tuổi đời và tuổi nghề cao hơn hoặc nhỏ hơn bạn, vô tình bước qua cuộc đời bạn rồi thôi hoặc cũng có thể kết nối rất sâu sắc tới bạn. Trường hợp này, ta thấy mentor là những người trao đi giá trị của họ cho rất nhiều người và bạn là một trong những người may mắn đó, vô tình gặp được nhau rồi học hỏi. Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy ha! Chốt lại Trí nghĩ những người cũng có thể xem làm Mentor 

Phương pháp 3-3-3

Minh Anh: Vậy giờ tui hỏi ngược lại, Trí nghĩ như thế nào về việc mình có nhiều mentor? 

Trí: Đâu phải yêu đương đâu mà cần chung thủy một lòng một dạ cho một người, tuy nhiên nói nhiều mentor là lăng nhăng cũng chả đúng :))). Mình càng có nhiều người hỗ trợ thì mình càng có nhiều nguồn lực để giúp bản thân phát triển. 

Nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt, quá nhiều mentor can thiệp vào hành động của mình, nếu những người mentor đó có lối sống khác nhau, không! Trí chắc chắn là những người mentor đó họ có đời sống không giống nhau, thì họ sẽ có những cách hỗ trợ khác nhau để giúp bạn, lúc này bạn sẽ bị nhiễu thông tin vì quá nhiều lời hướng dẫn, bạn sẽ không biết mình nên làm gì? Vì vậy câu hỏi đúng ở đây không phải là mình có nhiều mentor hay không mà bao nhiêu là vừa đủ?

Trí có đọc được một bài viết chia sẻ trên mạng rằng đó là phương pháp 333

Minh Anh: Phương pháp gì mà muốn lấy bia ra nhậu ghê

Trí: không phải 333 là bia, đó là phương pháp 333 với 3 người lớn hơn mình, 3 người bằng mình, 3 người nhỏ hơn mình. Đơn vị đo có thể là tuổi đời, tuổi nghề, hoặc bất cứ hệ giá trị mà bạn thấy hợp lý. 3 Người lớn hơn sẽ cho bạn góc nhìn và trải nghiệm ở đấy, 3 người bằng bạn sẽ cho bạn biết bạn đang là ai ở môi trường của mình, mình phát triển như thế nào, nhanh hay chậm, tốt hay xấu, và cuối cùng, 3 người nhỏ hơn thì giúp mình có lửa để tiếp tục công việc này.

Tại sao không tự lực cố gắng, mà lại cần người hướng dẫn?

Minh Anh: Quào thấy mỗi tập podcast được ghi hình chung với Trí, là Minh Anh được bổ cập thêm nhiều kiến thức bên ngoài đời sống lắm nha. Ê mà Minh Anh có một câu hỏi mà bản thân thắc mắc cũng lâu lắm rồi, thử hỏi để coi Trí trả lời sao ha. Minh Anh nhớ hồi xưa học cấp 2, cái thời điểm lúc đó phong trào nhà nhà đi học thêm nó đông lắm Trí. Thì chắc cũng FOMO đó, Minh Anh thấy nhiều bạn đi học quá cái cũng đòi mẹ là đăng ký mấy lớp đó cho con học với. Xong mẹ Minh Anh chửi nha, kêu “Tại sao đi trên trường dạy rồi, về nhà mày không biết thì mày tự mò đi? Hồi xưa tao làm gì có tiền đi học thêm?” Đó hồi nhỏ nghe tủi thân với tức lắm nha, nhưng mà giờ lớn thêm được chút rồi thì mới ngẫm lại là tại sao chúng ta cần người hướng dẫn trong khi bản thân có thể tự học tự làm được?

Trí: Đồng ý! Rõ là chúng ta đều có thể tự làm những việc đó mà không cần sự hỗ trợ của Mentor. Quay lại tình huống của Minh Anh đi ha, cái thời mà Minh Anh còn học cấp 2 nếu Minh Anh tự học và gặp những bài tập khó, nếu Minh Anh có học thêm chắc chắn sẽ chỉ cần vài phút là biết cách nhưng nếu không có người hướng dẫn, có thể sẽ phải tổn cả ngày để ngồi nghiên cứu cách làm hoặc phải đợi tới hôm sau lên trường mới tìm được cách giải quyết. Câu chuyện ở đây là gì? Nếu có mentor thì sẽ giúp bạn làm được việc nhanh và hiệu quả hơn khi bạn tự làm. 

Cách kiếm Mentor

Trí: Chia sẻ quá nhiều về mentor rồi, giờ mình nói về Gen Z tụi mình đi

Minh Anh: Tự nhiên lật ngang vậy? Rồi tính nói về gì Gen Z đây?

Trí: Cách Gen Z kiếm được người mentor phù hợp?

Minh Anh: Ờ ha, làm sao để kiếm ta. Nhưng mà tại sao lại phải kiếm? Đúng không? 

Trí: Bạn Trí từng nói Trí câu này và Trí thấy đúng, đó là “mọi thứ diễn ra ngay tại thời điểm mà nó cần được diễn ra.” Thời điểm mình cần và chuẩn bị sẵn sàng để học hỏi thì mentor sẽ xuất hiện. Anh Huỳnh Duy Khương - Nhà sáng lập lớp kỹ năng giao tiếp có chia sẻ 4 bí quyết để tìm kiếm và có 1 người mentor tốt như sau:

Khi bạn sẵn sàng thì mentor sẽ xuất hiện: hãy kiên nhẫn và chủ động tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, khi bạn chủ động, bạn sẽ thu hút những người có cùng mối quan tâm với bạn, khi đó mentor sẽ xuất hiện

Đừng nghĩ: “Mentor phải có bổn phận giúp mình.” : Mentor không phải sinh ra để hỗ trợ bạn, họ có quyền không giúp bạn nếu họ muốn. Cho nên, khi tìm được mentor thái độ cầu thị và học hỏi giúp bạn nhận ra được nhiều giá trị từ họ. 

Học cách mang lại giá trị cho Mentor: Có cho thì mới có nhận, đó là nền tảng cho một mối quan hệ dù quen hay lạ. Đừng tới với nhu cầu năn nỉ, xin xỏ. Hãy đến và đặt cho mình một câu hỏi: “Làm sao để mang lại nhiều giá trị hơn cho người Mentor của mình?”

Và cái bí quyết cuối cùng, đố Minh Anh và các bạn, điều gì sẽ khiến cho mentor của mình vui nhất?

Minh Anh: Chắc họ sẽ vui khi thấy mình thành công trước những bài học mà họ đã chỉ dạy. 

Trí: Đúng rồi, đó là thấy giá trị mình chia sẻ được chuyển đổi thành kết quả bởi sự nỗ lực của người Mentee. khi đó họ cảm thấy được nội dung chia sẻ của mình là có hữu ích và mang lại được giá trị, từ đó họ càng muốn chia sẻ, giúp đỡ bởi sự cố gắng, nỗ lực của người Mentee

Việc học của Gen Z 

Minh Anh: Vậy người trẻ thời nay học như thế nào từ Mentor của mình?

Trí: Là một Gen Z, tui cũng học theo cách truyền thống thôi là ghi chú, đọc hiểu, áp dụng. Thời giờ thì cách học tui cũng như hồi xưa, chỉ là khác về phương tiện học tập một xíu. Ví dụ như giờ tui đâu dùng bút giấy nữa, tui dùng laptop, máy tính bảng để ghi lại, vừa an toàn, nhỏ gọn, dễ bảo quản nữa, không cần mỗi lần học hỏi cái gì là phải lấy sách vở ra cắm đầu ghi. Chỉ cần mấy câu đánh máy, một vài cái nhập chuột là xong, thời gian còn lại tập trung vào việc nghe thầy cô hay mentor của mình chỉ thích hơn.

Minh Anh: Tiếp nối với công nghệ phát triển luôn. Ngoài việc sử dụng thiết bị công nghệ để ghi chú. Trong cách học, công nghệ cũng đã len hỏi, sau thời điểm dịch Covid - 19 hình thức học online đã và đang ngày càng rầm rộ vì khả năng tiện lợi của nó.

Nhưng nó cũng phát sinh vấn đề là do tiếp xúc quá nhiều với nội dung nhanh từ sự phát triển công nghệ, khiến cho các bạn Mentee bị nhiễu nội dung.

Trí: Ví dụ một chút đi!

Minh Anh: OK! bây giờ nhìn vào các nền tảng mạng xã hội đi, Trí sẽ thấy được không ít các nội dung nhanh với những nội dung mang tính đối kháng và bài trừ nhau, ví dụ một số nội dung kêu mình cái gì cũng nên trải nghiệm một ít để sau này mình không hối hận vì đã không thử nó, trong khi đó, một số nội dung nhanh khác lại nói rằng nên giỏi chuyên sâu vào một lĩnh vực, một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Vậy cái nào mới đúng? Nó sẽ khiến cho các bạn trẻ bị nhiễu nội dung vì nội dung nhanh mà, đâu có thể hiện được tổng quát được hết vấn đề.

Xem thêm: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Trí: Nghe nói y chang mấy cái review phim 5 phút, coi một phim ta nói nó chóng vánh mà không cảm được cái hay của bộ phim.

Minh Anh: chính xác, đó là tác hại của nội dung nhanh đó

Trí: Ê tui cô dâu 8 tuổi 3 hết phần trong 10p đó, ghê chưa 

Minh Anh: Rồi có cảm được hết bộ phim không? Đó là hiện trạng mà người trẻ của chúng mình đang mắc phải khi học tập và tiếp nhận một nội dung mới, đọc được cái bìa hay cái mục lục, tưởng đâu là biết được cả cuốn sách. Liên kết với việc các người mentor trên mạng xã hội, các mentee họ nghe được một phần nội dung rồi họ nghĩ là họ đã hiểu hết toàn cảnh câu chuyện và hành động như thể họ nắm chắc phần thắng, như thế rất nguy hiểm. 

Ví dụ như trong công việc, bạn chỉ mới học được một ít kiến thức của việc đó mà bạn đã xắn tay vào làm thì khả năng thất bại vô cùng cao và hậu quả thì khó mà tưởng tượng được, lúc đó bạn sẽ thất vọng và hoài nghi về bản thân của mình rất nhiều.

Trí: Vậy chúng ta có thể làm gì?

Minh Anh: Có cho mình tư duy phản biện, hãy luôn đặt cho mình câu hỏi trước khi tiếp nhận bất cứ thông tin nào như là, nó còn hợp với thời điểm này hay không? Tại sao kiến thức này nó lại đúng?... hãy đặt nhiều câu hỏi lên trước khi cho kiến thức đó được áp dụng vào bản thân mình. 
Trí: Kết lại thì chúng ta đã đi qua được mentor là gì, cách để tìm kiếm mentor và việc học của Gen Z hiện nay trong công việc. Không có mentor thì cũng ổn thôi nhưng rõ ràng có mentor sẽ giúp cho hành trình của bạn nhanh và tốt hơn nhiều. Một câu Quotes kết thúc podcast ngày hôm nay nhé. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ… cũng là thầy”

 


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Series Podcast

Xem tất cả
Ăn tết nơi văn phòng

Thời điểm Tết gần kề, người người nhà nhà chuẩn bị để đón tết. Ngoài việc nhà ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị cho mình những thứ cần...

Năm mới, làm mới CV

Đầu năm rồi các bạn đã cập nhật CV chưa? Năm mới sang trang mới, cập nhật CV mới cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta đấy. Hãy...

Top kỹ năng người lao động trẻ (Gen Z) cần năm 2024

Một năm mới sắp đến, ngoài việc chuẩn bị cho mình một tinh thần phấn chấn, chúng mình cũng cần chuẩn bị những kỹ năng để có thể làm việc...

Cuối năm nhìn lại (để) đầu năm nhìn tới

Đã là cuối năm, thời gian vừa qua bạn đã làm được gì? Có những thành tựu gì bạn đã đạt được? Những thử thách nào mà bạn đã gặp phải?...

Gen Z làm lãnh đạo, nói ai nghe ?

Lãnh đạo là chủ đề không còn mới, nhưng chúng ta hãy nhìn nó qua một góc nhìn mới, một góc nhìn mà người trẻ - là thế hệ GenZ đang phải...

Văn hóa tinh thần chốn công sở

Halloween là một văn hóa tín ngưỡng của phương Tây. Không chỉ phương Tây mà Việt Nam cũng có những nét văn hóa thú vị không kém. Các bạn...