Tìm bài viết phù hợp

Người trẻ cần Mentor

08/06/23 07:13

Khi có quá nhiều lựa chọn, người trẻ cần được dẫn dắt. Sống trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, đời sống cũng hiện đại và hối hả hơn. Người trẻ có quá nhiều cơ hội để lựa chọn được là ai và được làm những gì. Tuy nhiều người trẻ cho rằng, họ được thử, được trải nghiệm nhiều nhưng hành trình của họ vẫn còn lông bông và không có đích đến. Vậy có phải, họ đang cần những người dẫn dắt?

Cùng HR1JOBs tìm hiểu qua tập podcast lần này nhé!

------------------------------------

Vy: Ê Trí, có chủ đề này hay nè, tại sao người trẻ cần Mentor? 

Trí: Ồ, tui thích chủ đề này nha! Nên bắt đầu từ câu hỏi: “Tại sao người trẻ lại cần Mentor đi nhỉ? 

Vy: Ok, vậy Trí nghĩ sao?

Trí: Tui nghĩ người trẻ cần Mentor bởi vì chúng ta đang sống trong một thế hệ khi mà người trẻ mà có qua nhiều lựa chọn, chúng ta có thể trở thành bất kỳ ai chúng ta muốn, chúng ta thích, có thể là kỹ sư,...hoặc không là ai cả, kiểu như không cần làm gì cũng được. 

Chúng ta có quá nhiều lựa chọn, quá nhiều phiên bản và không biết phiên bản nào sẽ là phù hợp và tốt với chúng ta. Và đó là lý do chúng ta cần Mentor, người sẽ dẫn dắt chúng ta đi đúng con đường phù hợp. 

Vy: Tui đồng ý với Trí là chúng ta cần phải có một Mentor trên hành trình của mình. Tại vì thật sự là chúng ta đang sống trong một cái thế hệ, một cái xã hội mà có quá nhiều sự lựa chọn và thực chất thì chúng ta đều muốn làm tất cả mọi thứ. Tại vì bây giờ cuộc sống là một đấu trường mà, ai chẳng muốn làm người này người kia, muốn được hơn người này người kia, nhưng đó cũng đồng nghĩa với việc là chúng ta sẽ bị mông lung và không biết đích đến thật sự của mình là ở đâu. 

Và đó lý do chúng ta cần một người dẫn dắt để mà hướng mình đến được những cái mà mình gọi là phù hợp với lại cái định hướng và hành trình của mình. Tui nghĩ như vậy.  Ê tui đang nói hơi bị lan man á, tui không biết tui nói gì nữa

Trí: Không sao không sao, đây là một cái cái podcast mà tụi mình sẽ nói chuyện và tụi mình sẽ chia sẻ những cái quan điểm chân thực nhất của nhau cho nên là việc nói lan man nó cũng không có vấn đề gì to tát đâu. Đừng có để ý nó quá. Vậy thì câu hỏi đặt ra là “Mentor ở đây có thể là bất cứ ai đúng không ?” 

Mọi người hay nghĩ cái từ Mentor là phải kiểu như chuyên gia một cái gì đó rất là cao siêu, mình khó có thể tìm được. Nhưng mà thực chất thì Mentor ở xung quanh chúng ta. Họ có thể là sếp của mình, hoặc có thể là cha mẹ, anh chị của mình, miễn là họ đạt được tiêu chí: “Master” trong một cái lĩnh vực nào đó mà chúng ta cần để chúng ta có thể trở thành phiên bản tốt giống như vậy trong tương lai.

Master ở đây không có phải là theo tiêu chuẩn của xã hội mà là theo cái tiêu chuẩn của cá nhân đó, góc nhìn của bạn đó về người Master này là đang giỏi nhất về một cái khía cạnh nào mà họ cần thì họ sẽ coi người đó là Master, là Mentor của họ. À khoan nữa, họ phải đồng ý giúp đỡ mình nữa nha! Ý là họ phải đồng ý chia sẻ, hướng dẫn mình để mà mình có thể trở thành phiên bản đó thì mới được gọi là một Mentor. 

Vy: Ê đồng ý luôn nha. Mọi người thường hay có cái suy nghĩ là Mentor hay là Inspirer hay Coacher là một cái gì đó rất là cao siêu và mình rất khó để mà có thể kết nối được với họ. Nhưng mà thực chất là trong cuộc sống này, bất kỳ nơi nào, bất kỳ ai cũng có thể là một Mentor của mình.

Theo tui nghĩ là chỉ cần lúc đó mình đang cần lời khuyên về kỹ năng hay chuyên môn từ người khác và họ có câu trả lời, giải pháp cho mình thì họ đã có thể là Mentor của mình rồi. Ví dụ nha, tui học về ngành chính trị ngoại giao, nhưng mà thực chất tui muốn đi theo ngành Marketing tại vì lúc đó ngành này nó hợp thời. 

Nhưng mà tay ngang như tui thì làm sao mà có đủ kinh nghiệm đủ kỹ năng đủ chuyên môn để mà theo cái lĩnh vực đó. Vì vậy đó là lý do mà tui quyết định là tui sẽ đi ra bên ngoài để mà thực tập, thực chiến. 

Trong khoảng thời gian đó, Vy cũng đã được biết là khi đi làm, chúng ta cần phải tìm cho mình một Mentor một Coacher để người ta hỗ trợ, hướng dẫn mình, giúp mình phát triển bản thân. Nhưng mà thực chất là công ty đầu tiên không học được gì hết trơn, rồi phải tự làm, tự bơi mà cuối cùng vẫn là con số 0 tròn trĩnh. 

Sau đó thì Vy quyết định là phải đi thực tập lần thứ hai thì vô tình là thấy quảng cáo của công việc cũng liên quan về Marketing, mới apply và lúc mà đi phỏng vấn thì mới biết là sếp của mình lại là một anh người Mỹ.

Lúc này, kiểu vừa ngôn ngữ vừa văn hóa khác nhau, mình cũng rất là sợ. Tại vì trong suy nghĩ của mình thì người nước ngoài, mindset họ rất là thoải mái, phóng khoáng, theo phương châm là tự học tự làm kiểu vậy, cho nên là Vy luôn có cái suy nghĩ là mình sẽ phải tự làm tất cả mọi thứ và sẽ không được hướng dẫn gì cả. 

Nhưng sau khi trải qua 3 tháng thực tập thì mới nhận thấy mình học được rất là nhiều luôn. Anh đó không chỉ chia sẻ cho Vy những kỹ năng chuyên môn mà còn dạy cho Vy cách để mà Vy hành xử và đối đãi với mọi người trong cuộc sống như thế nào và mình cần phải làm gì để phát triển được những cái kỹ năng mềm. 

Cho tới thời điểm hiện tại luôn, đôi khi có những cái vấn đề về công việc về cuộc sống Vy không giải quyết được, Vy vẫn nhắn tin với ảnh chia sẻ và anh vẫn rất sẵn sàng ở đó để mà đưa cho Vy những cái lời khuyên để mà Vy có thể bước ra khỏi được những cái mới rắc rối của mình. 

Đó cũng là cách mà giúp cho tui có đủ tự tin để ở cái vị trí ngày hôm nay và được làm những điều mà tui thích về cái lĩnh vực mà tui đang theo đuổi! Còn Trí?

Trí: Tuyệt vời! Trời ơi, tui cũng có một chị có thể gọi là Mentor của mình. Chị đó hiện tại sống ở Sapa và đang làm Mentor online. Tui gặp được chị đó vào năm 2020 và chị đó đã giúp cho tui rất là nhiều trong việc hiểu và nhận ra được giá trị của bản thân, biết được mình là ai, mình có gì và mình có thể làm gì để phát triển tiếp trong tương lai. 

Nhờ chị mà tui đã có thể tự tin thể hiện và trở thành một phiên bản vô cùng năng động tích cực, lạc quan như ngày hôm nay.  Phải cảm ơn chị rất nhiều vì cái thời điểm mà tui gặp chị là cái thời điểm mà lúc đó tui đang bị thiếu thốn và mất đi sự lạc quan, tích cực. Tui muốn là một người lạc quan yêu đời và có năng lượng tích cực. 

Xem thêm:  Sạc điện tinh thần ở giới trẻ

Khoảng thời gian khủng hoảng tuổi 20 rất tệ, và với tui, thời điểm đó, gặp được chị, học hỏi từ chị qua những câu chuyện chị chia sẻ nó như những bài học giúp cho tui vượt qua được cái giai đoạn đó và trở thành tui của phiên bản hiện tại. 

Không biết là Vy có đang suy nghĩ giống tui không nhưng mà tui có một câu hỏi: “Độ tuổi nào là cần Mentor?” Tại vì tui với Vy hiện tại là cũng tầm 23 ,24 là giai đoạn mà chúng ta vừa tốt nghiệp và bước vào cái thị trường lao động, thì cái câu chuyện tui vừa kể là tui năm 20 tuổi. Vậy thì rõ ràng là ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống, chúng ta đều cần Mentor mà, đúng không? 

Vy: Ừ, tui cũng nghĩ là bất kỳ độ tuổi nào chúng ta cũng cần một Mentor cho mình. Ví dụ như hồi nhỏ, ba mẹ là một Mentor của mình nè, dạy mình, hướng mình trở thành một người có ích trong cuộc sống hay là khi bắt đầu mình thi Đại học thì Thầy Cô cấp 3 lúc này sẽ được xem như là một Mentor của mình. 

Thầy Cô sẽ cho lời khuyên bởi biết mình mạnh ở đâu và mình cần phải phát huy cái điểm mạnh đó ở khía cạnh nào và hướng mình đến những môi trường tốt để tương lai của mình tươi sáng hơn (Hồi trước tui hay nghe Thầy, Cô nói vậy). Hay khi mà mình lên Đại học, Giảng viên trong trường cũng có thể là một Mentor của mình. Lúc này, Thầy Cô sẽ dạy cho mình những kiến thức, kỹ năng và dù nó là lý thuyết hoặc chỉ là những cái nền tảng đi chăng nữa thì nó vẫn sẽ giúp ích cho mình rất nhiều trong cái hành trình đi làm sau này. 

Và khi bắt đầu đi làm, bắt đầu từ việc là một thực tập sinh thì những cái bước đi đầu tiên đó, những người hướng dẫn đầu tiên đó sẽ có thể là một Mentor và Vy nghĩ là, trong suốt cả hành trình của mình thì bất kỳ ai mà đem đến cho mình được những giá trị tốt để mà phát triển bản thân thì đều được gọi là một Mentor và ở bất kỳ độ tuổi nào, cho dù bạn có trở thành một người sếp của một tập đoàn lớn hay nhỏ, bạn vẫn có những người để mà noi theo, học hỏi thì đó vẫn có thể là một Mentor của bạn mà

Trí: Hồi nãy giờ kể á, Vy toàn là kể những người mà có thâm niên cao hơn Vy hoặc tuổi lớn hơn Vy thôi. Vậy thì Trí hỏi Vy là Vy nghĩ rằng: “Những người trẻ có thể làm Mentor của nhau không? Hoặc là chúng ta có thể có Mentor nhỏ tuổi hơn mình không?” Tại vì rõ ràng là, cái tiêu chí để mà trở thành một Mentor thì mình thấy được là, họ phải Master trong một cái lĩnh vực nào đó mà mình cần được học hỏi. Thứ hai là, họ sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình thì họ mới được gọi là Mentor của mình. Chúng ta không hề đề cập tới yếu tố là họ phải lớn hơn mình đúng không? Vậy thì Mentor của mình có thể là một người nhỏ tuổi hơn không và có thể là bằng tuổi không? 

Xem thêm: Đôi khi thất bại không phản ánh năng lực mà là "chưa thích hợp"

Vy: Nãy Trí nói Master ở đây chỉ cần theo tiêu chí, góc độ của mình thôi mà, đúng không? Không biết Trí nghĩ sao chứ Vy hoàn toàn đồng ý là không chỉ những người lớn tuổi hơn mình thì mới có thể trở thành Mentor. Những người bằng tuổi và những người nhỏ tuổi hơn cũng có thể trở thành Mentor mà. Thế hệ trẻ ngày nay giỏi lắm. 

Ví dụ như mình muốn apply vào một tập đoàn đa quốc gia nào đó mà mình thiếu kinh nghiệm, mình thiếu kỹ năng, mình không biết phải làm gì hết thì mình có thể học hỏi từ những người đi trước những người đang làm ở lĩnh vực đó, công ty đó. Giả sử Vy muốn làm thực tập sinh ở một tập đoàn giải khát đa quốc gia C đi, với cái độ tuổi của Vy bây giờ Vy vẫn có thể làm thực tập sinh mà, đúng chứ? Nhưng đôi khi, khả năng để có thể đậu vào đấy là khá thấp bởi tỉ lệ chọi cao. 

Bây giờ muốn biết được làm cách nào để tăng khả năng được nhận ở trong một cái tập đoàn lớn như vậy thì có phải mình sẽ cần phải học hỏi bởi những thực tập sinh đi trước hay không? Chắc chắn những thực tập sinh đi trước Vy sẽ có những bé nhỏ tuổi hơn nhiều nhưng các bạn cũng có thể cho Vy được kinh nghiệm, cho Vy được những kỹ năng cần thiết để bổ sung, cải thiện, tăng cơ hội được nhận vào công ty. 

Đó, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể trở thành Mentor, chỉ cần người ta cho mình được cái giá trị và người ta sẵn sàng chia sẻ, mình sẵn sàng học hỏi ở họ, vậy là được. Trí nghĩ sao? 

Trí: Nói tới đây thì mình lại thấy là một mối quan hệ Win - Win nữa thấy không. Kiểu giống như là mình nhận được những cái kiến thức, những cái kỹ năng từ họ để rồi từ đó mình có thể apply vào những cái công việc mong muốn. 

Ý là mình đang phân tích ở khía cạnh công việc thôi nha, là những Mentor mà có thể chia sẻ các kiến thức về công việc thì họ có thể giúp cho mình phát triển được nhiều kỹ năng chuyên môn, và cái mà họ nhận được đó chính là một nhân sự tiềm năng, một nhân viên giỏi có thể đầu quân với họ sau này. 

Hai bên đều có lợi hết và mối quan hệ Win - Win này không chỉ xuất hiện ở trong công việc mà rõ ràng là thấy được rất là nhiều trong cuộc sống luôn. Khi mà chúng ta có Mentor thì rõ ràng là hai bên đều Win hết. Trước mắt có thể nhìn thấy được đó chính là thành công của mình, là cái danh tiếng của họ và còn nhiều cái khác nữa, nhưng mà nó sẽ cụ thể hơn và tùy vào hoàn cảnh.

À Vy! tới khúc này tự nhiên Trí đặt câu hỏi là vậy thì nếu như các bạn trẻ hay là tụi mình trong trường hợp mà không có Mentor thì sao? 

Vy: Sao mà không có được? Mình đã đồng ý Thầy Cô và ba mẹ cũng có thể làm Mentor của mình mà. Còn như Trí hỏi là nếu như không có Mentor thì sao? Ở thời điểm hiện tại, nếu là cho công việc hay là một cái kỹ năng mới nào đó, chưa có Mentor dẫn dắt thì mình đi tìm? Không nay thì mai rồi cũng sẽ có thôi mà, nhỉ?

Trí: Không phải! Ý của tui là biết chắc chắn sẽ kiếm rồi. Nhưng mà nếu như mình chưa có thì nó sẽ như thế nào hiểu hông? Trí muốn hỏi tới cái trạng thái của những cái bạn mà khi không có Mentor hỗ trợ thì nó sẽ như thế nào tại vì rõ ràng là mình biết là dù có hay không có Mentor thì mình vẫn bước tiếp trên hành trình của mình.

Vy: Ừ đồng ý là dù có hay không có Mentor thì mình vẫn phải bước tiếp trên hành trình của mình. Đặt trường hợp giả sử như chưa có Mentor thì sao? Thì mình phải tự lập thôi? Giống như việc lúc này mình có thể tự rèn luyện được cái kỹ năng mềm, kỹ năng tự lập. Mình có thể tự học hỏi tự trải nghiệm, tự thất bại, tự đứng lên tự lớn. Nhưng mình sẽ khác với những bạn đã có Mentor là mình sẽ tốn nhiều thời gian hơn cho đích đến của mình.

Tại vì lúc này mình sẽ không có ai hướng dẫn cả thì cái hành trình mà mình phải đi tìm được cái điểm đến cuối cùng của mình nó sẽ tốn nhiều thời gian hơn nhưng mà công sức mà mình bỏ ra thì nó cũng sẽ xứng đáng và maybe, trong tương lai mình có thể là một Mentor của một ai đó và mình có thể tự hào rằng ờ trước đây, anh hay là chị không có Mentor nào dẫn dắt nhưng mà bây giờ anh chị được ngồi đây để chia sẻ với em và là một Mentor của em phải nói là một điều đáng tự hào mà cho nên là thật sự cái việc có hay không có Mentor  nó cũng không ảnh hưởng gì nhưng có thì vẫn tốt hơn.

Trí: Trí đang tự hỏi là tại sao điều đó lại đáng tự hào trong khi mình không có mentor thì mình chịu rất là nhiều cái sự thiệt thòi về phía mình về phần thời gian để mà học ra được cái bài học đó cũng như là về phần công sức mình phải bỏ ra nỗ lực nhiều hơn để đạt được các thành tựu đó. Vậy thì điều đáng tự hào ở đây Vy nghỉ là gì ?

Vy: Tự hào chứ! Mình không có một ai dẫn dắt không có Mentor thì mình phải tự lực của mình đứng lên, mình tự học hỏi, tự làm tất cả mọi thứ và bây giờ mình có thể được một ai đó xem như là một Mentor, chia sẻ với họ những cái kỹ năng, những cái trải nghiệm mà mình đã làm được để giúp họ phát triển bản thân tốt hơn thì đó là một thành tựu rất là lớn của mình luôn rồi.

Giống như kiểu là trước đây không ai giúp đỡ mình nhưng bây giờ mình có thể giúp đỡ một người nào đó thì Vy cảm thấy là cái điều này nó có một cái sức ảnh hưởng khá là lớn đối với không chỉ bản thân của Vy mà cả những người mà Vy đang giúp đỡ cho người ta nữa.

Trí: Hợp lý Vy nói làm Trí rất là đồng tình cái suy nghĩ của Vy. Một cách suy nghĩ rất là tích cực và Trí thích điều này. Vậy thì bây giờ Vy nghĩ coi là tụi mình có thể kiếm được mentor ở đâu? Ơ không phải, không phải! Ý là câu hỏi này là mình hỏi cho các bạn thính giả đang nghe chứ tui và Vy thì đã chia sẻ là tụi mình đều có mentor rồi, thì bây giờ tụi mình sẽ bắt đầu bằng cách là chia sẻ cái việc là mentor của tụi mình đến với tụi mình như thế nào nha. Vy trước đi

Vy: Như Vy đã chia sẻ thì Vy gặp Mentor là khi đi thực tập á. Mà theo Vy, Mentor có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, ở trường nè, Thầy Cô đó. Hay là ở mấy cộng đồng trên facebook á, thấy người ta chia sẻ với nhau, tìm kiếm Mentor, Mentee, giới thiệu nhau quá trời luôn. Theo Trí thì còn ở những đâu nữa?

Trí: Ở các khóa học nè Vy. Bây giờ có nhiều khóa học giúp bổ sung và phát triển cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm lắm. Trí thấy là việc mình đăng ký học, mình hoàn thành chương trình học, cũng có khi giữa mình và người dạy hợp nhau, mình cũng có thể trao đổi và mời anh/chị đó làm Mentor của mình luôn đấy! 

Ngoài ra thì mình có thể tham gia các câu lạc bộ bên ngoài nè. Mà đôi khi, đang đi chơi cũng vô tình “va phải” Mentor của mình luôn đó! Nhiều lúc mối quan hệ giữa mình và Mentor đến một cách bất ngờ lắm, quan trọng là mình có nhận ra và kết nối hay không thôi.

Vy: Quá hay luôn Trí, cảm ơn Trí đã chia sẻ. Kết lại thì, khi có quá nhiều lựa chọn, người trẻ cần được dẫn dắt. Sống trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, đời sống cũng hiện đại và hối hả hơn. Người trẻ có quá nhiều cơ hội để lựa chọn được là ai và được làm những gì. Tuy nhiều người trẻ cho rằng, họ được thử, được trải nghiệm nhiều nhưng hành trình của họ vẫn còn lông bông và không có đích đến. Vậy có phải, họ đang cần những người dẫn dắt? Câu trả lời quá rõ ràng!

Đồng thanh: CÓ!

Vy: Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Một người Mentor bạn tâm đắc nhất là ai nè?


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Series Podcast

Xem tất cả
Ăn tết nơi văn phòng

Thời điểm Tết gần kề, người người nhà nhà chuẩn bị để đón tết. Ngoài việc nhà ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị cho mình những thứ cần...

Năm mới, làm mới CV

Đầu năm rồi các bạn đã cập nhật CV chưa? Năm mới sang trang mới, cập nhật CV mới cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta đấy. Hãy...

Top kỹ năng người lao động trẻ (Gen Z) cần năm 2024

Một năm mới sắp đến, ngoài việc chuẩn bị cho mình một tinh thần phấn chấn, chúng mình cũng cần chuẩn bị những kỹ năng để có thể làm việc...

Cuối năm nhìn lại (để) đầu năm nhìn tới

Đã là cuối năm, thời gian vừa qua bạn đã làm được gì? Có những thành tựu gì bạn đã đạt được? Những thử thách nào mà bạn đã gặp phải?...

Gen Z làm lãnh đạo, nói ai nghe ?

Lãnh đạo là chủ đề không còn mới, nhưng chúng ta hãy nhìn nó qua một góc nhìn mới, một góc nhìn mà người trẻ - là thế hệ GenZ đang phải...

Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ thì là?

20/11 sắp tới rồi, mọi người có về thăm thầy cô mình chứ? Không chỉ về trường thăm thầy cô, các bạn cũng về gặp các anh chị, các bạn...