Looking article matching

Thâm niên hay năng lực, cái nào quan trọng hơn?

23/06/23 02:00

Thâm niên hay năng lực, cái nào quan trọng hơn? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời một cách đơn giản. Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường bị đặt vào một tình huống đòi hỏi lựa chọn giữa kinh nghiệm và khả năng. Nhưng liệu đâu mới thực sự là yếu tố quyết định cho sự thành công và định hướng sự nghiệp trong tương lai?

Cùng HR1JOBs tìm hiểu qua tập podcast lần này nhé!

--------------------

Trí: Ê Vy, tại sao có những bạn còn rất trẻ mà đã có thể lên chức quản lý rồi vậy?

Vy: Chắc là do năng lực bạn đó xuất sắc nên được “promote” lên mấy vị trí cao khi tuổi còn trẻ như vậy

Trí: Trí thì không đồng tình với điều này lắm. Trí cảm thấy là, thâm niên mới là yếu tố quyết định để thăng chức chứ!

Thâm niên đôi khi được coi là một yếu tố quan trọng trong công việc, biểu thị cho sự lâu dài với kiến thức tích lũy từ nhiều năm làm việc. Người có thâm niên cao thường được đánh giá là có sự ổn định và khả năng thích ứng tốt với môi trường làm việc. Họ có kiến thức sâu rộng và hiểu rõ về quy trình, quy định, và thậm chí cả những bí quyết và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực của mình.

Vy: Nhưng không phải lúc nào thâm niên cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, môi trường kinh doanh cạnh tranh và công nghệ phát triển liên tục, năng lực và khả năng thích ứng nhanh chóng trở thành nhân tố quyết định. Năng lực thể hiện khả năng tiếp thu kiến thức mới, áp dụng công nghệ hiện đại và đưa ra những giải pháp sáng tạo cho các thách thức mới.

Việc mà các bạn trẻ ít năm làm việc được thăng chức sau 6 tháng - 1 năm, với Vy là hoàn toàn bình thường luôn. Vy nhớ đã từng đọc 1 bài báo rằng: Một bạn nam còn rất trẻ đã được “promote” lên làm quản lý, tuy nhiên, bạn lại từ chối cơ hội đó vì cho rằng bản thân mình chưa đủ khả năng để đảm nhiệm trong khi từ đồng nghiệp cho tới Sếp đều đánh giá cao năng lực của bạn, và quyết định đề bạt bạn lên vị trí Manager chỉ sau 5 tháng làm việc thôi đó.

Xem thêm: Người trẻ đi làm vì điều gì?

Trí: Với Trí thì thâm niên quan trọng hơn bởi vì nó thể hiện được sự “cứng tay” trong nghề của một người. Không chỉ chứng minh về khả năng, năng lực của mình mà còn chứng minh được kinh nghiệm trong việc quản lý và giải quyết tình huống. 

Trí cảm thấy á, việc mà mình chỉ có năng lực thôi cũng chưa đủ để chứng minh được bản thân có đủ khả năng để đảm nhiệm vị trí như một quản lý. Ở cái tuổi trẻ như vậy thì kỹ năng mềm và cách xử lý tình huống với Trí là còn khá “non”.  Nên thâm niên vẫn luôn là yếu tố quan trọng để xem xét việc đề bạt một ai đó lên vị trí quản lý 

Như ở công ty cũ của Trí, mặc dù năng lực của chị đó rất là giỏi, nhưng mà làm việc chưa tới 3 năm thì vẫn không được đề bạt lên làm quản lý đâu. Phải làm ít nhất 3,4 năm thì mới lên được quản lý.

Vy: Ê ê, kể này nghe nè, hồi trước Vy làm công ty kia cũng vậy, cứ làm lâu năm là lên được Manager. Mà nói thiệt nha, công ty cũ Vy có anh đó gắn bó với công ty được 10 năm rồi xong được “promote” lên Manager, mà năng lực ảnh cũng chỉ ở mức Senior thôi, đồng nghiệp ai cũng nói vậy. Bây giờ ảnh nghỉ công ty đó rồi, chị đồng nghiệp cũ Vy nói là ảnh sang công ty mới cũng chỉ được “offer” ở mức Senior chứ không được Manager, tại chưa đủ năng lực để đảm nhiệm đó

Bởi vậy mới thấy, năng lực cực kỳ quan trọng luôn, không có năng lực thì dù có làm lâu cỡ nào cũng chả lên được vị trí cao

Trí: Nhưng mà Vy có thấy là việc không có thâm niên, tuổi đời còn nhỏ mà lên mấy vị trí cao thì rất khó để thể hiện “uy quyền” của bản thân hay không?

Chẳng hạn như việc cấp dưới của mình toàn các anh chị hơn tuổi, Trí từng thấy một trường hợp Sếp 9x nhưng nhân viên 8x, cái team đó á hả, cãi nhau mỗi ngày vì đa số thành viên trong team không phục Sếp của mình, đơn giản chỉ vì chị sếp nhỏ tuổi hơn và mới vô nghề chưa được bao lâu mà bắt người khác phải thế này thế nọ, nghe theo mình. Trong khi trong team toàn các anh chị lớn

Vy thấy không? Thâm niên quan trọng lắm, nó sẽ là chìa khóa rất quan trọng để có tiếng nói trong một nhóm hoặc một công ty đấy!

Vy: Nếu có thâm niên mà không đủ năng lực để đảm nhiệm, để quản lý và điều hướng mọi người thì có phải, tiếng nói đó bây giờ cũng sẽ không còn ai lắng nghe không? 

Có nhiều người tuổi đời trong nghề cao nhưng mà khi thảo luận trong công ty, đề bạt ra nhiều phương hướng giải quyết nhưng cổ hủ, chủ quan, không có khả năng lãnh đạo thì nhân viên cũng sẽ không kính nể thôi

Theo Vy thấy thì chỉ cần có năng lực, chứng minh được khả năng và trách nhiệm của mình thì như thế nào cũng sẽ được mọi người tôn trọng thôi, quan trọng là mình đem lại được lợi ích gì cho tập thể

Xem thêm: Chỉ số vượt khó (AQ) - Yếu tố tác động đến sự thành công

Ví dụ như Trí biết taxi điện Vinfast hiện đang làm mưa làm gió và có ảnh hưởng lớn hiện nay ở Việt Nam không? 

Trí: CEO GSM gì đó đúng không? 

Vy: Đúng rồi, CEO GSM, người điều hành hãng taxi “phương tiện xanh, an toàn môi trường” được chính ông Phạm Nhật Vượng lựa chọn để điều hành công ty là 1 anh 9x đó

Đó, năng lực chứng minh tất cả, tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tri thức và năng lực thì thuộc hàng top luôn, đem lại giá trị tốt cho xã hội

Ngoài ra, tui còn biết 1 chị Co-Founder & CEO của phần mềm quản lý nội dung trên mạng xã hội, kiểu hỗ trợ, giúp phụ huynh trong việc quản lý con cái họ dễ dàng hơn, tránh tiếp xúc với các thông tin độc hại trên mạng xã hội chỉ bằng một vài thao tác thôi á. 

Mà điểm đặc biệt là chỉ cực kỳ trẻ, cũng 9x trở lên, được vinh danh nhiều giải thưởng và đạt được khá nhiều thành tựu khi tuổi còn rất trẻ luôn

Trí: Vậy chốt lại là thâm niên hay năng lực, cái nào quan trọng hơn?

Vy: Kết lại thì…Có thể nói rằng, cả hai yếu tố đều quan trọng. Thâm niên và năng lực không phải là hai yếu tố nên tách rời nhau. Thực tế, sự kết hợp giữa hai yếu tố này có thể tạo ra một sức mạnh vượt trội. Sự kết hợp này đồng nghĩa với việc kết hợp sự ổn định và kiến thức tích lũy từ thâm niên với sự linh hoạt, sáng tạo và khả năng thích ứng từ năng lực. Thâm niên mang lại sự ổn định và kiến thức tích luỹ, trong khi năng lực đem đến khả năng thích ứng và sáng tạo. Kết hợp cả hai yếu tố này sẽ giúp chúng ta xây dựng sự nghiệp thành công và mang lại hạnh phúc trong cuộc sống.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về điều này? Thâm niên hay năng lực, cái nào quan trọng hơn?


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Series & Podcast

View all
Đi Làm Cũng Cần Chữa Lành?

“Chữa Làm Để Chữa Lành”, một series mới của HR1Jobs, sẽ giúp bạn “chữa làm” - tiếp cận những lát cắt trong công việc với tâm thế tích cực...

Có Nên “Giả Vờ” Hướng Ngoại?

Liệu có nên "giả vờ" hướng ngoại để hòa nhập với môi trường công sở sôi động như hiện nay?

4 Cách Để Nói Từ Chối Khi Đi Làm

Nhìn thì tưởng dễ, nhưng để nói từ chối cần phải biết cách, thậm chí là phải học.

Tại Sao Cần Một “Squad Văn Phòng” Chất Lượng?

Có người sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc độc lập, và cũng có người thích làm việc theo nhóm để tăng độ hiệu quả và năng suất - gọi là...

Chế Ngự Stress Để Chill Giữa Deadline

Ai trong đời đi làm cũng phải gặp stress. Thế nhưng, nghệ thuật ở chỗ dù stress vẫn “chill”, dù deadline “đầy đầu” nhưng vẫn giữ vững...

Nói “Không" Với Overwork Để Thoát Khỏi Vòng Xoáy Công Việc

Liệu việc chạy theo công việc một cách quá sức sẽ giúp bạn thành công nhanh hơn? Hay đó chỉ là một dạng bào mòn sức khỏe khiến bạn kiệt...