Tìm bài viết phù hợp

Người trẻ đi làm vì điều gì?

16/06/23 02:26

Ngày nay, người trẻ tìm kiếm công việc không chỉ để kiếm tiền mà còn vì nhiều lý do khác nhau. Họ đặt mục tiêu, khao khát thành công, đóng góp cho xã hội và xây dựng cuộc sống ý nghĩa. Điều gì thúc đẩy họ bước vào thế giới công việc đầy thách thức này? Cùng HR1JOBs tìm hiểu qua tập podcast lần này nhé!

----------------------------------------

Vy: Ê Trí, chơi trò chơi không?

Trí: Chơi luôn! Trò gì?

Vy: Giờ nha, tui có 1 câu hỏi. Nhiệm vụ của tui với Trí là lần lượt chọn từ khóa để diễn tả cho chủ đề lần này, ai nhiều từ hơn thì người đó thắng

Trí: Hmmm..ok chơi luôn, mà chủ đề lần này là gì?

Vy: Người trẻ đi làm vì điều gì? Tui trước ha

Trí: Ok

Vy: Từ khóa đầu tiên là kinh nghiệm. Người trẻ đi làm vì kinh nghiệm.

Tui thấy đúng nha, người trẻ dạo gần đây tui thấy là học rất là nhiều, biết nhiều thứ lắm nhưng mà khi đi làm á thì hầu như đều than là “Không ở đâu nhận hết, người ta không chịu nhận tại vì thiếu kinh nghiệm”. Tại sao học rất là nhiều, bằng cấp quá trời nhưng mà lý do bị từ chối lại là do kinh nghiệm?

Tụi mình luôn bị đặt trong một cái gọi là tiêu chuẩn, kiểu như trước giờ á là phải học thật nhiều thì mới có được công việc tốt. Nhưng mà thực chất học thì phải đi đôi với hành, học mà không có hành, không có kỹ năng gì hết thì cũng khó đi kiếm việc được cho nên là Vy nghĩ, đa số các bạn trẻ sẽ suy nghĩ về việc là bây giờ tui đi làm chỉ vì tui đang thiếu kinh nghiệm là hoàn toàn không hề sai, chúng ta rất cần phát triển kỹ năng của mình thông qua việc thực chiến, nên có thể kinh nghiệm được xem như là một trong những yếu tố quan trọng để các bạn trẻ lựa chọn việc đi làm.

Ê mà còn nữa nha, đôi khi có những kỹ năng ở trường lớp không có dạy cho mình, bắt buộc mình phải ra ngoài làm thì mới có được những cái kỹ năng đó. Ví dụ như Vy đã từng nói chuyện với một bé intern, bé đó hỏi Vy là bây giờ em muốn làm về ngành xuất nhập khẩu nhưng mà em không biết phải làm sao để người ta nhận em khi em không có kinh nghiệm thì phải nói là chỉ còn một cách là em đi thực tập. Thực tập thì đôi khi người ta sẽ không quá quan trọng về cái kinh nghiệm của mình, lúc đó thì mình sẽ trau dồi được không ít các kỹ năng cần thiết để làm mới bản thân và apply ở những vị trí cao hơn.

Trí: Tới lượt tui nghen, để coi coi… Ok từ khóa của tui là cạnh tranh. Người trẻ đi làm vì cạnh tranh

Nói tới đây phải thừa nhận với tui một điều là người có vị trí tốt hơn sẽ được đãi ngộ tốt hơn, cuộc sống cũng sung sướng hơn đúng chứ? Mà chỗ tốt trong công việc thì có hạn vậy nên chúng ta phải cạnh tranh với nhau để có thể giành quyền lợi tốt nhất cho mình. Ngoài vị trí tốt trong công việc thì chúng ta còn tranh nhau các vị trí tốt trong xã hội nữa. Một công việc tốt khiến người xung quanh nhìn mình bằng một con mắt ngưỡng mộ và chúng ta cũng được đối xử ưu ái hơn. Vì thế, với tui, người trẻ đi làm vì cạnh tranh

Vy: Rồi tới lượt tui nhé! Để coi coi…mối quan hệ. Người trẻ đi làm vì mối quan hệ!

Nói một cách quen thuộc hơn trong công việc người ta hay thường nói là networking á. Tính tới cái thời điểm hiện tại khi mà tui đi làm, mới thấy là networking thật sự rất là quan trọng luôn.

Cái việc mở rộng networking đó mang đến cho tui rất là nhiều những cơ hội mới, mà không những chỉ là cơ hội mà tui còn học được rất là nhiều những bài học hay, những kỹ năng hay là chuyên môn rất là hữu ích từ các anh chị, các bạn hay thậm chí là những em nhỏ hơn nữa.

Và đúng là có thể nói, những người trẻ đi làm là vì mối quan hệ xung quanh. Tại vì thử nghĩ xem nếu như mà chúng ta cứ ở mãi một cái chậu mà không chịu bước ra bên ngoài thì dần dần nó sẽ trở thành một cái sự an toàn độc hại, và chúng ta sẽ không thể nào phát triển mình hơn được nữa. Đi làm là một cách để mà mình khám phá bản thân, mở rộng những cái trải nghiệm, và mở rộng mối quan hệ để mà tiến đến những cái điều tốt hơn trong tương lai. 

Xem thêm: Hiệu ứng chậu hoa: Chưa dám bước ra khỏi vùng an toàn

Trí: Để tui coi, từ khóa tiếp theo sẽ là…hmm…ok có rồi, vật chất! Người trẻ đi làm vì vật chất, cụ thể là tiền đi.

Ngày nay, không khó để nhận thấy rằng nhiều người trẻ đang tìm kiếm công việc và định hướng sự nghiệp dựa trên mục tiêu vật chất. Đằng sau lý do này là một sự phức tạp đáng tiếc của cuộc sống hiện đại, khi mà áp lực kinh tế và xã hội đang ngày càng gia tăng.

Chẳng có gì đáng trách khi những người trẻ muốn tìm kiếm sự ổn định tài chính và thỏa mãn vật chất. Họ đã phải đối mặt với một thế giới đầy rẫy khó khăn và cạnh tranh, nơi mà chi phí sinh hoạt không ngừng tăng lên và nhu cầu tiêu dùng dường như không có điểm dừng. Trong thế giới như vậy, thì tiền bạc trở thành một phần không thể thiếu để đáp ứng những yêu cầu cơ bản như chỗ ở, thực phẩm và y tế.

Ngoài ra, áp lực xã hội và gia đình cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy sự chú trọng vào mục tiêu vật chất. Đối với nhiều người trẻ, trách nhiệm chăm lo, hỗ trợ gia đình là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Họ cảm thấy áp lực phải thành công và kiếm được một thu nhập ổn định để đáp ứng các kỳ vọng và hy vọng của gia đình, làm cho cha mẹ tự hào và có một cuộc sống tốt hơn.

Xem thêm: Mình thấy con nhà người ta cũng bình thường thôi...

Nhưng mà tui muốn nói rõ hơn một chút, đúng là đi làm vì tiền nhưng việc mình có tiền rồi làm gì cũng quan trọng không kém. Nếu không biết mình cần tiền để làm gì, thì việc đi làm vì tiền nó sẽ rất vô nghĩa, vì khi cầm được tiền trên tay, mình sẽ không biết tại sao mình cần phải tiếp tục đi làm. Tới lượt Vy đó

Vy: Cho tui bổ sung thêm tí nha, tuy là vậy nhưng một bộ phận bạn trẻ đâu phải đi làm vì tiền đâu? Có nhiều bạn trẻ sinh ra đã ở vạch đích rồi, hoặc thậm chí tiền học, tiền đi chơi hay mua sắm cũng sẽ đều có gia đình hỗ trợ, đúng chứ! Vậy có phải người trẻ đi làm là vì tiền hay không? 

Nếu vậy thì để coi còn từ khóa gì nữa ta…danh tiếng! Ok, người trẻ đi làm vì danh tiếng. 

Trí: Ủa tại sao lại vì danh tiếng ta?

Vy: Hiểu như thế này nha, theo tui thì người trẻ đi làm vì danh tiếng thứ nhất là do vật chất - như Trí đã nói. Bên cạnh đó là sẽ mở rộng được thêm nhiều mối quan hệ mới và những mối quan hệ mới thì chắc chắn sẽ đem đến cho mình rất nhiều những cơ hội mới để phát triển bản thân - networking, như tui đã nói.  À mà như Trí nói hồi nãy nữa, muốn có danh tiếng thì sẽ phải cạnh tranh với nhau để có được danh tiếng và có danh tiếng thì chắc chắn người ta sẽ được ưu ái hơn. Ưu ái ở đây không chỉ phục vụ cho cuộc sống riêng mà còn là cả trong công việc nữa. 

Thử tưởng tượng nha, danh tiếng cũng có thể hiểu như là một cái đẹp. Một người đẹp về ngoại hình thì họ sẽ có lợi thế hơn là những người mà không có ngoại hình đúng không? Một điều rất thực tế, và danh tiếng cũng vậy. Nó chỉ khác cái đẹp ở chỗ là, cái đẹp người ta có thể nhìn bằng mắt nhưng mà danh tiếng thì chỉ có thể nhìn bằng cách cảm nhận, bằng thành công, thành tựu của người người đó.

Khi mà một người có danh tiếng đồng nghĩa với việc là họ được nhiều người biết đến và khi nhiều người biết đến thì cơ hội của họ cũng sẽ tăng cao so với ít người biết đến. Từ đó vật chất của họ cũng sẽ cải thiện hơn, bên cạnh việc tăng độ uy tín và nhận diện của mình.

Tại vì những giá trị mà họ mang lại đến được với nhiều người hơn. Một ví dụ cho vấn đề này là tại sao người trẻ khi đi làm đều muốn chọn những công ty có danh tiếng để “apply”? 

Là để được thơm lây từ công ty đó, gia tăng độ nhận diện thương hiệu của bản thân, trở thành một người có “giá” trong mắt đồng nghiệp, bạn bè, xã hội, mở ra được một phương diện mới tốt hơn trong công việc

Trí: Rồi tới tui, để coi của tui là gì nha, hmmm… tự trọng!. Người trẻ đi làm vì tự trọng

Có hai nội dung Trí có thể nói trong đây, một là người trẻ đi làm vì lòng tự trọng với xã hội, hai là người trẻ đi làm vì tự trọng với bản thân. Top những câu nói từ xã hội làm cho lòng tự trọng của một người chạm đáy là : “Sống đến từng tuổi này rồi mà còn ở nhà ăn bám gia đình” hay là kiểu “Học hành cho giỏi vô rồi cũng không làm được cái tích sự gì”, những lời cay đắng từ mọi người xung quanh, thậm chí là từ người nhà nếu mình không công việc gì trong tay ở thời điểm này, thời điểm mà nhìn mặt bằng chung ngoài xã hội, ai cũng có công việc, thậm chí giờ mấy bạn nhỏ tuổi hơn mình còn lên cả chức quản lý. 

Mình không muốn thua thiệt, nên việc lựa chọn đi làm sẽ xuất phát từ lòng tự trọng khi bị so sánh và phải so sánh với xã hội. Đối với Trí, đây là một kiểu tự trọng không tốt vì mình lấy tiêu chuẩn xã hội để áp lực, để làm động lực đi làm của mình. Và một khi những yếu tố đó mất đi, chúng ta có thể sẽ bị hoang mang về động lực đi làm và năng lực làm việc của mình. 

Với nội dung thứ 2, ta thấy được rằng, lựa chọn đi làm là vì lòng tự trọng với chính bản thân. Điều này xảy ra khi tụi mình nhìn nhận lại những gì mà tụi mình đã có, như là 12 năm đèn sách hoặc hơn, tham gia các sự kiện, câu lạc bộ này kia… và lại cảm thấy những điều đã có không khớp với tình cảnh của mình hiện tại, như là “Tui học giỏi như vậy, làm nhiều như vậy, mà tui lại thất nghiệp sao?" Đó là lúc bạn hiểu bản thân và bạn biết mình cần phải làm gì để xứng đáng với những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra trong quá khứ. Đó! Người trẻ đi làm vì tự trong, còn Vy?

Xem thêm: Đôi khi thất bại không phải ánh năng lực mà là chưa thích hợp

Vy: Đam mê. Người trẻ đi làm vì đam mê.

Có thể đối với tui thì điều đó nó không đúng, nhưng mà thôi suy nghĩ theo một cách khách quan thì có thể các bạn đó đam mê đi làm thiệt thì sao?

Một ví dụ điển hình nha, tui đã từng có buổi trò chuyện với một anh Manager trong ngành Marketing thì anh đã nói là hồi xưa khi còn nhỏ, anh rất là đam mê coi những cái quảng cáo ở trên TV và sau này khi mà lớn, tuy là học về ngành quản trị kinh doanh nhưng anh đã có cơ hội được tiếp xúc với những cái học phần liên quan đến Marketing, rồi từ đó tự nhiên cái ảnh cảm thấy là ừ anh có thiện cảm với cái ngành này, anh mong muốn được học hỏi và làm về nó nhiều hơn. 

Đi làm nhiều rồi riết thành cái đam mê luôn, không có bỏ được và hầu như là ngày nào mà không làm á thì anh sẽ cảm thấy rất là khó chịu. Tui nghĩ là cũng có thể có những người, người ta đam mê với công việc thì sao và điều đó hoàn toàn tốt ha. Bởi vì họ có động lực để đi làm, để phát triển mình.

Kết lại thì, tui nhiều từ khóa hơn Trí, tui thắng.

Trí: Buồn quá, huhuhuhu

Vy: Thôi, đâu có gì phải buồn, chỉ là một trò chơi thôi mà 

Kết lại thiệt nè. Ngày nay, người trẻ tìm kiếm công việc không chỉ để kiếm tiền mà còn vì nhiều lý do khác nhau. Họ đặt mục tiêu, khao khát thành công, đóng góp cho xã hội và xây dựng cuộc sống ý nghĩa. Và điều thúc đẩy họ bước vào thế giới công việc đầy thách thức này là khi những người trẻ, họ nhận ra được giá trị của bản thân, những điều sẽ giúp họ phát triển và trưởng thành hơn ở cuộc sống.

Vy: Còn bạn, bạn đi làm vì điều gì?

Trí: Chia sẻ cùng ZWiki bằng cách comment bên dưới nhé!


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Series & Podcast

Xem tất cả
Đi Làm Cũng Cần Chữa Lành?

“Chữa Làm Để Chữa Lành”, một series mới của HR1Jobs, sẽ giúp bạn “chữa làm” - tiếp cận những lát cắt trong công việc với tâm thế tích cực...

Có Nên “Giả Vờ” Hướng Ngoại?

Liệu có nên "giả vờ" hướng ngoại để hòa nhập với môi trường công sở sôi động như hiện nay?

4 Cách Để Nói Từ Chối Khi Đi Làm

Nhìn thì tưởng dễ, nhưng để nói từ chối cần phải biết cách, thậm chí là phải học.

Tại Sao Cần Một “Squad Văn Phòng” Chất Lượng?

Có người sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc độc lập, và cũng có người thích làm việc theo nhóm để tăng độ hiệu quả và năng suất - gọi là...

Chế Ngự Stress Để Chill Giữa Deadline

Ai trong đời đi làm cũng phải gặp stress. Thế nhưng, nghệ thuật ở chỗ dù stress vẫn “chill”, dù deadline “đầy đầu” nhưng vẫn giữ vững...

Nói “Không" Với Overwork Để Thoát Khỏi Vòng Xoáy Công Việc

Liệu việc chạy theo công việc một cách quá sức sẽ giúp bạn thành công nhanh hơn? Hay đó chỉ là một dạng bào mòn sức khỏe khiến bạn kiệt...