Tìm bài viết phù hợp

NGƯỜI LAO ĐỘNG NÊN ĐÓNG TIẾP HAY CHỜ NGHỈ HƯU KHI ĐÃ ĐÓNG ĐỦ 20 NĂM BHXH

27/03/23 02:14

Nếu đi làm và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ sớm, người lao động (NLĐ) có thể sẽ đóng đủ 20 năm BHXH trước khi đến tuổi nghỉ hưu. Nếu rơi vào trường hợp này, NLĐ có 2 lựa chọn chờ nghỉ hưu hoặc tiếp tục đóng BHXH.

Đóng đủ 20 năm BHXH rồi nghỉ chờ hưu

Nếu chờ đến tuổi nghỉ hưu, NLĐ có thể được hưởng các khoản trợ cấp sau:

* Lương hưu hàng tháng khi đủ tuổi

Khi đủ tuổi nghỉ hưu, NLĐ có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng. Theo Điều 56 Luật BHXH năm 2015, mức hưởng lương hưu của NLĐ được tính theo công thức sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng * Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, NLĐ nữ sẽ được hưởng tỷ lệ 55% còn NLĐ nam sẽ được hưởng 45%.

* Trợ cấp thôi việc

Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, nếu đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì khi nghỉ việc đúng luật, NLĐ sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp thôi việc.

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 * Số năm làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc * Tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi thôi việc

Trong đó:

  • Thời gian tính trợ cấp thôi việc bằng tổng thời gian làm việc thực tế - Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp - Thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
  • Tiền lương để tính trợ cấp được tính bằng tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

* Trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, NLĐ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, NLĐ phải nộp hồ sơ hưởng chế độ trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Xem thêm: BHXH QUAN TRỌNG HƠN BẠN NGHĨ?

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp/tháng = 60% * Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Trong đó, thời gian được hưởng trợ cấp này xác định như sau:

  • Đóng đủ 12 - 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng 03 tháng trợ cấp.
  • Cứ đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng thêm 1 tháng trợ cấp.
  • Thời gian tối đa: 12 tháng.

Tuy nhiên, NLĐ chỉ có 20 năm đóng BHXH thì khi nhận lương hưu, mức hưởng hằng tháng sẽ khá thấp. Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của NLĐ đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

  • NLĐ nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
  • NLĐ nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% tiền lương tháng đóng BHXH.

Tiếp tục đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu

Nếu người tiếp tục đóng BHXH khi đã đóng đủ 20 năm, NLĐ sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp nếu chưa nhận lương hưu.

Điều kiện hưởng và mức hưởng áp dụng tương tự như trường hợp nghỉ việc sau khi đóng đủ 20 năm BHXH.

Ngoài ra, NLĐ sẽ được hưởng lương hưu với mức khá cao.

Công thức tính lương hưu đang áp dụng là:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng * Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Như đã nhắc ở trên, căn cứ theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đóng đủ BHXH 20 năm, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm, NLĐ sẽ được cộng thêm 2%, mức hưởng tối đa là 75%.

Theo khoản 1 Điều 58 Luật BHXH năm 2014, NLĐ sẽ được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu nếu:

  • NLĐ nữ: Đóng BHXH trên 30 năm.
  • NLĐ nam: Đóng BHXH trên 35 năm.

Điều 58 và Điều 75 Luật BHXH quy định mức hưởng như sau:

Mức hưởng của nữ = (Số năm đóng BHXH - 30) * 0,5 * Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Mức hưởng của nam = (Số năm đóng BHXH - 35) * 0,5 * Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Tuy nhiên, nếu tiếp tục đóng BHXH, NLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ không được chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Có thể thấy, việc đóng tiếp BHXH sau khi đã đóng đủ 20 năm sẽ đem đến cho NLĐ nhiều quyền lợi hơn cho NLĐ vì sẽ nhận được tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn. Cuối cùng, quyết định về việc tiếp tục đóng phí bảo hiểm xã hội hay nghỉ hưu là một quyết định cá nhân phụ thuộc vào các hoàn cảnh và sở thích riêng của mỗi NLĐ. Một số NLĐ có thể quyết định tiếp tục đóng phí để đảm bảo an ninh tài chính trong thời gian nghỉ hưu, trong khi những người khác có thể muốn nghỉ hưu sau khi hoàn thành yêu cầu 20 năm.

Nguồn: CAFEF

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Top 10 Xu Hướng Mạng Xã Hội Toàn Cầu 2024

Với sự phát triển không ngừng, năm 2024 hứa hẹn mang đến nhiều xu hướng mới mẻ và đột phá. Dựa trên báo cáo của Hubspot, dưới đây là Top...

10 Khoản Trợ Cấp BHXH Tăng Mạnh Sau 01/07/2024

Bạn có biết rằng từ ngày 01/07/2024, nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được tăng lên đáng kể? Điều này mang đến tin vui cho...

Từ 01/07/2024: Tăng Lương Cơ Sở Lên 2,34 Triệu Đồng/Tháng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30-6-2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức,...

Cảnh Giác Với 4 Dấu Hiệu Của Tin Tuyển Dụng "Ma"

Thị trường tìm việc hiện nay trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bên cạnh những cơ hội “người thật-việc thật”, không ít người đã trở thành...

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM 2024 - 2025

Kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch, tuy nhiên, những thách thức từ bối cảnh kinh tế toàn cầu và thị trường...

Gen Z Viết CV Giống Nhau Do Dùng ChatGPT

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số phát triển như vũ bão, Thế hệ Z (Gen Z) đang nắm bắt công nghệ theo cách thức chưa từng có. Xu hướng sử dụng...