Tìm bài viết phù hợp

Gen Z thích thì nhảy?

30/08/23 06:47

Gần đây, trên mạng xã hội bắt đầu dấy lên những câu chuyện về "gen Z" và văn hóa "thích thì nghỉ". Đi làm, nghỉ làm là việc chẳng có gì lạ. Song, tình trạng nghỉ làm đột ngột, điện thoại không được, nhắn tin không phản hồi, không lời tạm biệt hoặc nghỉ không cần báo trước lại rơi vào "gen Z" rất nhiều. Quá nhiều sự phàn nàn khiến chính các nhà tuyển dụng cũng không khỏi băn khoăn trước văn hóa nghỉ việc của "gen Z". 

----------------------------

Xin chào, chào mừng các bạn đã tới với podcast Zwiki, nội dung podcast hôm nay sẽ là một podcast hơi đáng ghét một xíu, vì hôm nay tui sẽ nói về việc thích nhảy việc của Gen Z tụi mình. 

Tại sao sao chúng ta lại hay nhảy việc? Tại vì:

Gen Z có quá nhiều sự lựa chọn
Thế hệ Z "vào đời" với quá nhiều cơ hội việc làm, đó là điều không thể phủ nhận. Xã hội càng hiện đại, các ngành nghề càng phát triển, cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ) càng nhiều. Đặc biệt là khi "gen Z" được tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến hơn so với các thế hệ trước - tiêu biểu nhất là ngoại ngữ và tin học. Thế hệ này cũng "nhập cuộc" khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất lớn và trào lưu khởi nghiệp (start-up) bùng nổ. Thời đại mà các bạn "gen Z" đang bước vào là một thế giới phẳng và mọi thứ đều có thể hội nhập. Do đó, cơ hội việc làm dành cho các bạn này là cực kỳ lớn.

Nhiều cánh cửa chào đón, không áp lực về tài chính, không áp lực về gia đình nên "nhảy việc" liên tục với tần suất cao là điều dễ hiểu của "gen Z". Trong suy nghĩ của nhiều người trẻ, họ muốn được tự do, thoải mái, làm điều mình thích chứ không muốn bị gò ép, định hướng của phụ huynh. Họ nghĩ rằng bản thân có nhiều thời gian và cơ hội để thử cho đến khi thực sự chọn được một nơi phù hợp, chọn được hướng đi cho sự nghiệp.

Ảnh hưởng của mạng xã hội
Ảnh hưởng từ mạng xã hội đến "gen Z" là không nhỏ. Mạng xã hội là nơi mà hàng ngàn hội nhóm được tạo ra, hàng triệu người vào đó bày tỏ ý kiến, hàng ngàn cuộc tranh luận sôi nổi. Tiếp xúc với quá nhiều nguồn thông tin từ mạng xã hội cũng khiến thế hệ này chịu sự chi phối về tư tưởng, suy nghĩ và cuối cùng là cách hành động. Một số xu hướng được mạng xã hội tung hô như: Sống vì bản thân chứ đừng sống vì suy nghĩ hay ước muốn của người khác, hãy làm những điều mình thích, thanh xuân mỗi người chỉ được vài năm… nếu không được hiểu một cách thấu đáo, kín kẽ thì rất dễ gây nên những cách hành xử bồng bột và sai lầm.

Gen Z nhạy cảm
"Gen Z" cũng là thế hệ cực kỳ nhạy cảm về mặt cảm xúc. Chính vì được sống trong xã hội mà ý kiến cá nhân ngày càng được xem trọng và họ đang dần thoải mái bày tỏ cảm xúc cá nhân lên mạng xã hội nên những người này rất nhạy cảm, thậm chí dễ tổn thương. Những câu trách móc của cấp trên, sự khó chịu từ ánh mắt của đồng nghiệp, áp lực công việc quá nhiều ảnh hưởng đến những chuyến du lịch hay đơn giản là "thấy không hợp"… "Gen Z" nếu không tìm được những người khiến họ có động lực và được truyền cảm hứng thì rất khó để phát huy bản thân hay gắn bó lâu dài. Không ít nhà tuyển dụng phàn nàn về thái độ nghỉ việc kém văn minh của số lượng không nhỏ người lao động thuộc độ tuổi này. Khi đến thì họ rầm rộ chào hỏi nhưng khi đi thì "lặn không sủi tăm". Cách hành xử như vậy khiến họ gần như không còn "cửa" để trở lại làm việc cùng môi trường ấy hay người quản lý ấy.


Thật sự thì tui thấy nhảy việc không có sai, nhờ có các thiết bị công nghệ mà thế hệ chúng ta may mắn có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn các thế trước đó, việc mình nhảy việc đồng thời cũng giúp chúng ta có nhiều trải nghiệm và biết được thật sự bản thân mình hợp với công việc như thế nào. Vậy thì tại sao nhà tuyển dụng lại luôn than phiền và có định kiến khi Gen Z nhảy việc? Đó không phải nằm ở việc bàn rời công ty, mà là cách bạn rời khỏi công ty. 

Người đi chẳng để lại gì
“Em thích là em thích là em đi, thích là em im, thích là em biến em không thích thì block luôn.” 
Bạn rời khỏi công ty mà không để lại bất kỳ thông tin liên lạc nào để có thể hỗ trợ việc bàn giao công việc, chưa kể có những bạn đi mà bỏ dở những việc mình đang làm để cho quản lý của bạn cũng phải điêu đứng trước những mớ công việc không kể hết tên của bạn để lại. Không có bàn giao lại công việc rõ ràng cho người ở lại có thể tiếp quản. Đó chính là nguyên nhân chính khiến cho các quản lý có định kiến về chúng ta. 

Biến mất đột ngột.
Thường thì trong hợp đồng lao động nêu rất rõ rằng bạn cần thông báo trước bao nhiêu lâu để chuẩn bị cho nghỉ việc. Nhưng rất tiếc một số bạn đã quên mất điều khoản này. Chỉ trong một ngày vẫn còn cười nói xong sáng hôm nay mất tăm mất tích, 


Vậy chúng ta có thể làm gì khi chuẩn bị nhảy việc?

Bàn giao công việc.
Hãy họp với sếp hoặc quản lý của mình để biết họ cần mình bàn giao công việc như thế nào, hãy chắc chắn công việc của các bạn đã được bàn giao đầy đủ trước khi tới với một môi trường mới. Bàn giao công việc ở đây thường là báo cáo lại những việc đã làm, bàn giao lại những tài liệu để người đến sau và quản lý có thể duy trì công việc.

Thông báo trước
Việc thông báo trước với sếp việc mình sẽ nghỉ việc. Có thể giúp cho công đoạn bàn giao của bản thân chuẩn bị tốt hơn. Có thể bạn sẽ phải bàn giao công việc một tuần hoặc hai tuần, để giúp cho quản lý của bạn duy trì công việc của bạn trong việc kiếm người mới thay thế. Bạn nên thông báo trước tuần hoặc tốt nhất là 1 tháng, thông báo càng sớm, mọi thứ càng trở nên dễ dàng hơn.

Một câu châm ngôn để kết thúc podcast ngày hôm nay: “Tự do đòi hỏi rất nhiều ở mỗi người. Đi cùng với tự do là trách nhiệm. Với người không sẵn sàng trưởng thành, người không muốn mang sức nặng của chính mình, đây là một viễn cảnh đáng sợ.” - Eleanor Roosevelt
 

 


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Series & Podcast

Xem tất cả
Nói “Không" Với Overwork Để Thoát Khỏi Vòng Xoáy Công Việc

Liệu việc chạy theo công việc một cách quá sức sẽ giúp bạn thành công nhanh hơn? Hay đó chỉ là một dạng bào mòn sức khỏe khiến bạn kiệt...

Đi Làm Cũng Cần Chữa Lành?

“Chữa Làm Để Chữa Lành”, một series mới của HR1Jobs, sẽ giúp bạn “chữa làm” - tiếp cận những lát cắt trong công việc với tâm thế tích cực...

Ăn tết nơi văn phòng

Thời điểm Tết gần kề, người người nhà nhà chuẩn bị để đón tết. Ngoài việc nhà ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị cho mình những thứ cần...

Năm mới, làm mới CV

Đầu năm rồi các bạn đã cập nhật CV chưa? Năm mới sang trang mới, cập nhật CV mới cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta đấy. Hãy...

Top kỹ năng người lao động trẻ (Gen Z) cần năm 2024

Một năm mới sắp đến, ngoài việc chuẩn bị cho mình một tinh thần phấn chấn, chúng mình cũng cần chuẩn bị những kỹ năng để có thể làm việc...

Cuối năm nhìn lại (để) đầu năm nhìn tới

Đã là cuối năm, thời gian vừa qua bạn đã làm được gì? Có những thành tựu gì bạn đã đạt được? Những thử thách nào mà bạn đã gặp phải?...