Tìm bài viết phù hợp

Chẳng có ý gì đâu, nhưng mà...

25/05/23 07:18

Cách văn minh nhất để chê bai một người là phải luôn tỏ ra mình là một người tử tế, chỉ muốn góp ý chứ không phải đang muốn “nói xấu”. Chẳng có ý gì đâu, nhưng mà…và đằng sau là hàng dài các lời nói “không mấy dễ nghe”. Văn minh nhưng là văn minh một cách tiêu cực.

Có phải là như vậy? Cùng ZWiki thảo luận qua tập podcast lần này nhé!

---------------------------

Trí: Hello mọi người, mình là Trí, hôm nay mình rất vui vì lại được góp mặt cùng Vy trong tập podcast lần này

Vy: Hi Trí, ông biết lý do vì sao hôm nay tui mời ông cùng tham gia với tui trong tập này không?

Trí: Tui cũng tính hỏi là sao nay rủ tui tham gia vậy? Không có ý gì đâu nhưng mà… bà hết ý tưởng rồi hả ?

Vy: Ê ê, tính ra ông vừa nói đúng cái hôm nay tui muốn thảo luận cùng ông luôn. “Chẳng có ý gì đâu, nhưng mà…” theo sau là 1001 câu nói làm đau lòng người khác.

Trí: Ủa thiệt vậy hả? Hay dữ vậy trời! Mà tui không có ý gì thiệt, đang giỡn với bà cho vui thôi à 

Vy: Ông biết là có nhiều trường hợp, người ta sử dụng câu nói này để đi chê bai người khác, để không bị coi là người xấu chứ? Mới hôm bữa thôi, tui đi coi phim ngoài rạp, ngồi ngay trước một nhóm bạn đó. Tui nhớ là tới cái khúc có một bé tới trễ đi vô, ngồi phía trong hàng chỗ tui thì đằng sau bắt đầu bàn tán liền. “Không có ý gì mà mày có thấy cái màn hình bị chắn hết rồi không?”

Xong cái tui nghĩ ủa, vậy là chê hay có ý gì ta, mà sao nghe cấn cấn? Nếu mà là chê thì thiệt sự là mấy bạn đó nói đúng lớn luôn á, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mà còn không sợ người nghe sẽ thấy thế nào nữa. Không có ý gì đâu vậy thì nói ra làm gì, đúng hong? 

Xem thêm: Chuyện đi làm: Tận dụng EQ nơi công sở

Trí: Thật thâm sâu! Gián tiếp làm xấu hổ người khác mà không hề khẳng định hay phủ nhận việc làm đó! Theo lý thuyết thì cách nói này giống như đang công kích tinh thần người khác bằng cách gián tiếp miệt thị hành vi, ngoại hình của họ để thỏa mãn thú vui của bản thân.

Vy: Chính xác là như vậy. Mà Trí có để ý thấy là chê người ta nhưng vẫn cố tỏ ra là mình tốt đẹp không? Sao thấy cái câu “Không có ý gì đâu, nhưng mà…” nghe khó chịu quá! Nó giống như là bạn đang dùng hình ảnh một người lương thiện đi chê bai người khác vậy. 

Xong người ta ý kiến thì lại nói “Ủa, tui đâu có ý gì đâu, tui chỉ góp ý thôi mà?” Ông có gặp trường hợp vậy bao giờ chưa? 

Trí: Để tui nhớ coi… hm… Hôm đó là tui đang ngồi làm việc với một bé intern làm design. Sếp tui tới xem hình, anh khen: “Thiết kế khá đẹp, nhìn vào cũng ổn, nhưng anh thấy chưa đủ, cái anh cần là nó phải thật wow, em hiểu ý anh hông? Nó phải kiểu Ồ WOW THẬT XUẤT SẮC!.” Tui nghe tui cũng ồ wow thật xuất sắc với con bé luôn. Ồ wow, bữa hôm đó phải thêm mấy lần feedback nữa mới tới final. Đó, góp ý như thế , không khen không chê, không là một người sếp khó tính nhưng vẫn xát muối vào tim con bé design. Còn Vy, có câu chuyện nào chứ?

Vy: Tui cũng từng trong hoàn cảnh như vậy rồi, lúc đó cảm xúc khó chịu và xấu hổ lắm. Làm content không hề đơn giản chút nào. Bữa đó ngồi viết 1 bài event cho khách hàng, đổ hết tâm huyết cày 2 tiếng rưỡi đồng hồ, qua biết bao nhiêu người duyệt, nhưng tới lúc trình cho chị Director coi, chỉ nói: "Chị thấy em viết tốt, nhưng chi muốn em sửa lại, chị cần cái gì đó “luxury” và “professional” hơn" Rồi cũng phải qua 7749 lần review lên review xuống mới được chị cho là content sang! Cả hôm cuối tuần đi mua đồ với đứa bạn, hỏi nó mình mặc cái này có ổn không thì nó nói là “Ê, không muốn làm mày buồn nhưng mà tao mặc đẹp hơn”. Tự nhiên lúc đó thấy sượng luôn, không muốn người ta buồn mà câu đầu xoa câu sau không ăn khớp gì nhau. 

Thật tình mà nói thì khen hay chê như nào là quyền và quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta nên có cách nhìn nhận vấn đề và nói sao cho hợp với ngữ cảnh, tránh mất lòng nhau đúng không? Làm nhớ tới bài hát “Không lòng vòng” của ca sỹ “Ngô Lan Hương”, trong đó có câu: “Sao đã cái nư ghê ta, mình thì được mắng người ta nhưng vẫn trông tử tế mà”. Bởi cái kiểu chê nhưng không chê “Không có ý gì, nhưng mà.. Đúng là một dẫn chứng hợp lý luôn á

Trí: Đó! Đúng Đúng Đúng, “Nếu không thích thì nói ra làm gì… ù u u u ú u” 

Vy: Trí Trí Trí! Không có buồn nha, nhưng mà để Trí hát là thính giả đi ra hết đó!

Trí: Ơ kìa….

Vy: Kết lại thì…chúng ta đúc kết được một điều là, ai muốn nói gì thì nói, quan điểm cá nhân và quyền riêng tư. Nhưng trước khi nói một điều gì, chúng ta nên đặt bản thân vào hoàn cảnh đó để biết rằng, điều mà chúng ta sẽ làm có ảnh hưởng đến ai không. Và như bạn cũng đã biết, lời nói có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đến cuộc sống của một cá nhân. Vì thế, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất kỳ một lời phán xét nào cho người khác nhé! 

Còn bạn, bạn nghĩ sao về điều này?


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Series Podcast

Xem tất cả
Ăn tết nơi văn phòng

Thời điểm Tết gần kề, người người nhà nhà chuẩn bị để đón tết. Ngoài việc nhà ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị cho mình những thứ cần...

Năm mới, làm mới CV

Đầu năm rồi các bạn đã cập nhật CV chưa? Năm mới sang trang mới, cập nhật CV mới cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta đấy. Hãy...

Top kỹ năng người lao động trẻ (Gen Z) cần năm 2024

Một năm mới sắp đến, ngoài việc chuẩn bị cho mình một tinh thần phấn chấn, chúng mình cũng cần chuẩn bị những kỹ năng để có thể làm việc...

Cuối năm nhìn lại (để) đầu năm nhìn tới

Đã là cuối năm, thời gian vừa qua bạn đã làm được gì? Có những thành tựu gì bạn đã đạt được? Những thử thách nào mà bạn đã gặp phải?...

Gen Z làm lãnh đạo, nói ai nghe ?

Lãnh đạo là chủ đề không còn mới, nhưng chúng ta hãy nhìn nó qua một góc nhìn mới, một góc nhìn mà người trẻ - là thế hệ GenZ đang phải...

Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ thì là?

20/11 sắp tới rồi, mọi người có về thăm thầy cô mình chứ? Không chỉ về trường thăm thầy cô, các bạn cũng về gặp các anh chị, các bạn...