Looking article matching

GenZ nói không với môi trường độc hại

26/04/23 03:16

HR1JOBs đã có một buổi phỏng vấn khá thú vị về chủ đề "GenZ nói không với môi trường độc hại?" cùng hai bạn trẻ GenZ. Hai bạn đã có những chia sẻ rất rõ ràng về quan điểm này. Cùng HR1JOBs khám phá xem hai bạn đã có những nhận định thế nào về vấn đề trên nhé

---------------------

"Môi trường làm việc độc hại hay không độc hại đều là do bản thân chúng ta tự nhìn nhận và đánh giá nó. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận bạn trẻ lựa chọn tiếp tục cống hiến ở môi trường độc hại bởi nhiều lý do. Vậy có phải GenZ đều nói không với môi trường làm việc toxic?"

Vy: Dạo gần đây thì mình thấy trên mạng xuất hiện rất nhiều thông tin liên quan đến chuyện nhảy việc của GenZ. Mà lý do chính lại là vì môi trường quá độc hại. Thật sự mình cảm thấy không hoàn toàn đồng ý với nhận định này bởi đôi khi người ta vẫn chọn cách ở lại vì một vài lý do nào đó 

1. Hai bạn nghĩ rằng môi trường độc hại sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? 

Trí: Môi trường độc hại hả? Mình nghĩ là nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy không an toàn, stress từ đó dẫn đến các hệ quả như mất ăn, mất ngủ, rụng tóc, thậm chí béo phì, dễ cáu gắt và cảm thấy không hài lòng với công việc.

Vy: Đồng ý. Mình cũng nghĩ là nếu môi trường đó có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất của nhân viên để dẫn đến các hậu quả không hay như sức khỏe xuống dốc, không còn tâm trạng và động lực để cố gắng hoàn thành công việc nữa thì được gọi là môi trường độc hại, nó giống liều thuốc độc vậy đó. 

2. Theo hai bạn, những dấu hiệu nào sẽ được coi là môi trường độc hại?

Vy: Riêng với mình thì chỉ cần bản thân cảm thấy không thoải mái với những điều đang xảy ra ở môi trường mình đang ở thì là độc hại. Chẳng hạn như việc đi làm mà ngày nào cũng nghe drama, mọi người thì đấu đá lẫn nhau, không ai hỗ trợ ai, nghĩ mà thấy sợ, mệt đầu rồi á chứ. Hay như kiểu là lạm dụng quyền lực nơi công sở đó…Nghĩ mà phát sợ. Bởi vậy, chỗ nào thấy ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần mình thì nó là độc hại. 

Trí: Mình có những tiêu chuẩn cá nhân xác định rõ ràng rằng chỉ cần nó nằm trong những mục đó thì sẽ là một môi trường toxic với mình. Đầu tiên là nói xấu nhau trong môi trường công sở, điều này chứng tỏ mọi người không có tiếng nói chung trong công ty, việc nói xấu mình thấy nó như sự ghen tỵ, mình thích môi trường mà mọi người chia sẻ thẳng thắng với nhau khuyết điểm để từ đó phát triển hơn. 

Thứ hai là môi trường bị giám sát gắt gao, nói tới đây tự nhiên nhớ mấy cô hàng xóm ghê, việc mà mình thở thôi cũng bị để ý khiến mình bị căng thẳng kéo dài, làm việc không có sáng tạo và hiệu suất được, mỗi người chúng ta đều là một phiên bản độc nhất, một cá thể riêng biệt, do vậy nên mỗi người đều có mỗi phong cách làm việc riêng của họ với mình thì thật là khó chịu khi bị giám sát gắt gao để hoàn thành công việc trong khi nếu mình cảm thấy thoải mái thì chắc chắn mình sẽ làm được tốt hơn. 

Xem thêm: CUỘC SỐNG ĐƠN GIẢN LẮM. ĐỪNG PHỨC TẠP HÓA NÓ LÊN!

3. Hai bạn nghĩ sao về nhận định “GenZ nói không với môi trường độc hại?”

Trí: Thật ra mình thấy GenZ vẫn nói CÓ với môi trường độc hại, môi trường là một trong những yếu tố để giúp Gen Z tụi mình chọn việc làm phù hợp, nhưng mà nó chỉ là một trong rất nhiều yếu tố khác quyết định tụi mình có nên đi làm hay không mà thôi. 

Vy: Tuy môi trường độc hại có tác động không tốt đến chúng ta nhưng vẫn có một bộ phận bạn trẻ lựa chọn ở lại môi trường đó, chắc chắn là do thu nhập cao. Làm nhớ tới hồi hổm vừa dành mấy tiếng ngồi nghe đứa bạn than về công ty, nào là sếp đáng sợ, đồng nghiệp toxic. Kêu nghỉ đi tìm chỗ khác mà làm chứ ngày nào cũng than, mệt quá. Vậy mà vẫn đam mê lắm, cắm đầu đi làm hằng ngày dù biết chả có vui vẻ gì. Những tưởng sức chịu đựng cũng ghê gớm ai dè hỏi ra mới biết lương của nó gấp 3 lần mình. Vậy cũng đủ hiểu, chọn tiền thay vì chọn môi trường đó.

4. Vậy hai bạn lựa chọn sẽ đi làm vì tiền hay vì môi trường?

Trí: Nếu là mình thì mình sẽ chọn môi trường, mình thà làm việc lương vừa đủ mà cười mỗi ngày còn hơn lấy tiền lau nước mắt. 

Vy: Có tham quá hong nếu nói là chọn cả hai? Mình thấy là “Có tiền mua tiên cũng được” nhưng môi trường làm việc mà hỏng có vui thì sao có động lực kiếm tiền được đúng hong? Vậy nên đối với mình, cả 2 đều rất quan trọng bởi nó bổ trợ cho nhau để giúp mình đạt được thứ mình muốn. 

5. Ngoài tiền và môi trường ra, các bạn nghĩ còn yếu tố nào có thể giữ chân GenZ lại ở môi trường đó?

Trí: Mình thấy lộ trình thăng tiến cũng là một trong các yếu tố giữ chân Gen Z tụi mình. Một người bạn của mình làm lead trong một tổ chức phi chính phủ kể lại rằng bạn đấy làm được một năm rồi, bắt đầu từ vị executive, nhưng môi trường làm việc drama khủng khiếp, chỉ cần đứng thở thôi cũng hít được drama. Tuy nhiên, với lời hứa của quản lý là chỉ cần cam kết làm việc đủ 1 năm là em có thể lên làm trưởng nhóm với các đãi ngộ tốt hơn. Thế là nó vẫn cắn răng đi làm mặc dù môi trường độc hại quá trời, mừng là quản lý  không nuốt lời, hiện tại bạn đấy đã lên trưởng nhóm. 

Vy: Mình cũng đồng ý với Trí là lộ trình thăng tiến cũng là một trong những lý do khá quan trọng trong việc níu kéo GenZ tụi mình ở lại. Nghe câu chuyện của Trí chia sẻ mới thấy, tính ra chỉ số AQ của bạn Trí cũng cao đấy chứ! Nghĩ mới thấy chỉ số vượt khó thật sự cũng khá là quan trọng trong việc giúp chúng ta thích ứng tốt với môi trường xung quanh mình. Biết là độc hại nhưng việc xem cái lời hứa thăng chức đó là cách để mình cố gắng phát triển bản thân tốt hơn cũng là một loại động lực nhỉ. Đôi lúc câu “cuộc sống đơn giản lắm, đừng phức tạp hóa nó lên” thấy cũng đúng đúng. 

Xem thêm: CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ (AQ) - YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG

6. Nếu chúng ta quyết định tiếp tục làm việc vì những lý do khác, vậy hai bạn nghĩ nghĩ nên làm như thế nào để chúng ta có thể sinh tồn trong môi trường độc hại? 

Vy: Mình cũng từng trải qua khoảng thời gian không mấy vui vẻ ở một nơi mà mình xin phép được giấu tên. Thật tình mà nói thì mình không phải người giỏi thích ứng với môi trường mới, đã vậy lại còn độc hại. Tuy nhiên, thời gian đó khá là khó khăn tìm việc nên là vì một vài lý do cá nhân, mình phải tiếp tục làm ở đó. Nói về tips hả, cũng không phải là tips gì nhưng mà mình chỉ làm theo những gì bản thân thấy đúng và không ảnh hưởng đến ai thoi. Một điều quan trọng cần khắc cốt ghi tâm là TUYỆT ĐỐI KHÔNG THAM GIA BÀN LUẬN VỀ DRAMA trong công ty. Này nói thiệt, đôi khi là một bóng ma lởn vởn làm việc đủ 8 tiếng rồi về vậy mà lại an toàn và bình yên hơn!

Trí: Là một GenZ lựa chọn nói không với môi trường độc hại, nên trước giờ mình không ở lại làm việc trong một môi trường độc hại đó quá lâu, tuy nhiên nói về tips giúp mình ở trong môi trường đó thời gian ngắn thì cũng không phải không có, kim chỉ nam cho mình trong tất cả các vấn đề trong cuộc sống, kể cả môi trường độc hại được tóm gọn trong từ  "Responsibility", nghĩa là trách nhiệm. Nói ra thì chữ này hay lắm, "Responsibility" tách ra thì ta có "Response" nghĩa là phản hồi, "Ibility" là khả năng, mình sẽ xác định câu chuyện đó liên quan tới mình không và mình có thể phản hồi được với nó hay không để đưa ra quyết đinh, Ví dụ như môi trường độc hại, mình sẽ xác định là nó ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của mình trong công việc và việc này mình có thể phản hồi với quản lý để có thể đưa ra phương án giải quyết.

Vy: Ừ đó, kết lại thì mình thấy nhận định GenZ nói không với môi trường làm việc độc hại là chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều lý do níu kéo GenZ ở lại công việc mặc dù môi trường toxic. Vậy nên, bất kỳ vấn đề nào cũng có hai mặt và lựa chọn nhìn mặt nào cũng là quyết định ở bản thân mỗi chúng ta. Chỉ cần có trách nhiệm với điều đó thì đều đáng được trân trọng. 

---------------------

Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về môi trường độc hại? 



Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1JOBS -The leading AI Recruitment Platform

IT Job Search and Recruitment HR1Jobs.com

Job Search and Recruitment on  HR1Tech.com

Series Podcast

View all
Ăn tết nơi văn phòng

Thời điểm Tết gần kề, người người nhà nhà chuẩn bị để đón tết. Ngoài việc nhà ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị cho mình những thứ cần...

Năm mới, làm mới CV

Đầu năm rồi các bạn đã cập nhật CV chưa? Năm mới sang trang mới, cập nhật CV mới cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta đấy. Hãy...

Top kỹ năng người lao động trẻ (Gen Z) cần năm 2024

Một năm mới sắp đến, ngoài việc chuẩn bị cho mình một tinh thần phấn chấn, chúng mình cũng cần chuẩn bị những kỹ năng để có thể làm việc...

Cuối năm nhìn lại (để) đầu năm nhìn tới

Đã là cuối năm, thời gian vừa qua bạn đã làm được gì? Có những thành tựu gì bạn đã đạt được? Những thử thách nào mà bạn đã gặp phải?...

Gen Z làm lãnh đạo, nói ai nghe ?

Lãnh đạo là chủ đề không còn mới, nhưng chúng ta hãy nhìn nó qua một góc nhìn mới, một góc nhìn mà người trẻ - là thế hệ GenZ đang phải...

Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ thì là?

20/11 sắp tới rồi, mọi người có về thăm thầy cô mình chứ? Không chỉ về trường thăm thầy cô, các bạn cũng về gặp các anh chị, các bạn...