Tìm bài viết phù hợp

Gen Z - Làm lành cảm xúc

02/10/23 06:49

Gen Z làm lành với cảm xúc

Xin chào các bạn, rất vui khi được gặp lại các bạn tại podcast Zwiki, 

Mình có đọc được một thông tin trên một bài báo cách đây 2 tuần, sau khi đọc xong nha. Mình cảm thấy trong lòng có cái cảm xúc gì đó không được vui cho lắm. Chủ đề của bài báo nói về việc giới trẻ bỏ việc, tìm đến chữa lành, để ổn định tâm lý bản thân. Và bạn biết sao không? Bài viết nhận về vô số những chỉ trích, lên án về việc này:

“Mới chút vậy đã tổn thương cần chữa lành thì quá yếu đuối. Dùng số tiền đó để học thêm chứng chỉ bằng cấp nâng cao kỹ năng, giá trị bản thân thì tốt hơn.”

“Teen bây giờ được cha mẹ lo cho đầy đủ nên yếu đuối quá”

“Cứ như mình, bỏ hơn triệu 1 tháng ra đến bể bơi sau mỗi giờ làm việc, khỏe re. Cố gắng luyện tập để bơi sông bơi biển, bệnh gì cũng lành”

Sau khi nghe xong những bình luận trên, cảm xúc của bạn thế nào? Trước khi nói tiếp về câu chuyện ấy, mình xin phép chia sẻ một vài điều như sau: Chữa lành - một thuật ngữ mà gần đây nó trở thành xu hướng hơn bao giờ hết. Hay chúng ta có thể biết đến từ “Coaching” - được hiểu là một hình thức huấn luyện cá nhân, nơi các chuyên gia hỗ trợ cộng đồng trong việc phát triển nhận thức, bền vững trong lối suy nghĩ để hướng đến đời sống tinh thần tích cực. Những công việc này dần trở nên thu hút đông đảo người tham gia khi bối cảnh kinh tế xã hội hiện đại gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho đời sống tinh thần của đông đảo đại chúng.

Bạn biết không, số lượng học viên tại các lớp chữa lành luôn trong tình trạng bùng nổ, và đa phần các đối tượng là các bạn trẻ sinh năm 2000 trở đi, nhỏ nhất là các em 2005. Họ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng cho các khóa học, tour du lịch chữa lành để khám phá bản thân, cũng như chữa trị những vấn đề về tâm lý. Nghe lạ ha, các bạn còn quá nhỏ để phải tìm đến người để chữa lành cảm xúc. Vì đâu mà lại như thế?

Vì thế hệ Gen Z sống rất cảm xúc và nhạy cảm:

Mình đã từng đọc qua một cuốn sách do cô Quỳnh Hương phát triển tên “Thay đổi cuộc sống qua Nhân số học”. Thì cô có chia sẻ rằng là những bạn sinh từ năm 2000 trở đi sẽ là những người sống rất tình cảm, có khả năng kết nối, hòa hợp và mang tình yêu đến các khía cạnh trong cuộc sống. Nhưng điểm yếu của con số chủ đạo này là khả năng kiểm soát tâm trạng kém, dễ dẫn đến khủng hoảng, tổn thương. Con số 2 mang trong mình năng lượng cảm xúc dạt dào, nên cũng chính vì thế phải chịu những ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần nếu không biết kiểm soát. Mình đọc qua một bình luận mà nó khiến mình suy ngẫm hoài là: “Người lớn kiếm thiệt nhiều tiền để dành đi chữa bệnh. Người trẻ kiếm thiệt nhiều tiền để đi chữa lành tâm hồn.”

Xem thêm: Nỗi ám ảnh mang tên “Peer Pressure”

Nhận định về hiện tượng này, tại sao lại có tình huống này xảy ra?

Quay trở lại với những bình luận trên thì mình dần nhận ra rằng khoảng cách thế hệ vẫn chưa bao giờ là chấm dứt. Theo cá nhân mình, mọi sự so sánh giữa các thế hệ đều khập khiễng , thế hệ những người đang chê bai chúng ta cũng chẳng so bì được với thế hệ trước đó , mỗi thế hệ đều có những sự phát triển riêng. Thế hệ Baby Boomer (để cho dễ hiểu thì đây là thế hệ của ông bà chúng ta) họ lớn lên trong thế giới của thập niên 1950, một thế giới với các cuộc diễn tập ứng phó thảm họa. Một thời đại nơi chiến tranh diễn ra không hồi kết. Rồi kế đến là Thế hệ Millennial (thời ba mẹ của chúng ta) thì họ nguyên nhân dẫn đến sự kết thúc của hôn nhân, và là thế hệ dễ bị burn out nhất - cho những bạn chưa biết thì burn out có nghĩa là hội chứng căng thẳng trong thời gian dài mà không được kiểm soát tốt. Thế hệ này, đổ lỗi cho thế hệ kia, thế hệ kia chê trách thế hệ nọ tạo nên một vòng tròn không hồi kết. Một lá thư trên tạp chí Town and Country năm 1771 đã mô tả những người trẻ tuổi là "một chủng tộc của những kẻ yếu đuối, tự ngưỡng mộ, hốc hác". Họ nghĩ rằng giới trẻ ngày nay sai lầm hoặc kỳ quặc là một điều bất biến của lịch sử. 

Bạn thấy đó, chia sẻ một điều gì đó với ba mẹ, không biết các bạn thế nào chứ đối với mình nó khó vô cùng. Mình tưởng tượng như mỗi lần xin gì hay muốn gì là y như rằng phải vẽ ra cả đống viễn cảnh bị từ chối rồi tập nói sao để không bị la, cho nên mình ít bao giờ tâm sự hay ngồi lại chia sẻ cho ba mẹ hiểu những chuyện mình đang gặp phải lắm. Rồi mình sẽ chỉ nhận lại những câu “Có vậy mà cũng không làm được” “Không làm được thì nghỉ đi”.

Cách giải quyết những tổn thương trong cảm xúc:

Và rồi bệnh thì phải chữa. Mà tại sao lại bệnh vậy?

Con người chúng ta có khả năng biểu đạt rất nhiều hình thái cảm xúc qua nét mặt và cử chỉ, thứ mà các loài sinh vật khác ít khi làm được. Chúng chỉ có thể biểu cảm thông qua các phản ứng mãnh liệt hoặc bị tổn thương, và đây là thứ mà con người lại khó cảm nhận để biểu đạt được. 

Bạn có cảm thấy rằng là, nỗi đau về mặt cảm xúc là thứ chúng ta không chạm được, không nhìn thấy được. Hiểu rõ là mình đang đau đó, nhưng mình không nhìn thấy được dẫn đến việc chúng ta không nhận ra, chúng ta ngó lơ và không nhìn lại một chút  để chữa trị nó sớm hơn. Mà đợi chúng nở phồng ra như quả bong bóng rồi bỗng một ngày phát nổ mà mình không hay. 

Vì sao ta tìm đến chữa lành như một phao cứu sinh? Phải chăng tìm đến chữa lành, là vì chẳng ai quan tâm đến cảm xúc của ta, người chịu tổn thương vẫn luôn là chính mình và dần dần ta chọn cách im lặng thu mình lại, không còn để ai bước vào nữa? Có 1 điều rất rõ ràng là: Ai trong cuộc đời này cũng có cho mình 1 hoặc 1 vài bài học , có khi nó nhẹ nhàng như cơn gió, còn khi nó làm ta tan vỡ, kiệt quệ, khiến ta rơi vào trầm cảm kéo dài. Trường hợp tệ hơn là có người, họ chọn cách ra đi, chọn cách rời xa cuộc sống này.

Mình nghe được một câu nói rất hay của anh Nguyễn Hữu Trí, rằng Gen Z không còn đối diện với sự đói khát về mặt vật chất, nhưng đang phải đối diện rất lớn về mặt cảm xúc và tinh thần.

Xem thêm: Me Time - Sạc điện tinh thần giới trẻ

Nếu suy nghĩ tích cực không thể làm cảm xúc chúng ta tốt hơn, thì cái gì có thể làm? 

Một ảo thuật gia, một bác sĩ tâm thần người Anh tên Brown, ông lập luận rằng một thái độ lành mạnh hơn với cuộc sống xuất phát từ "Stoics" (người khắc kỷ), là các triết gia Hy Lạp cổ đại mà họ cho rằng chúng ta nên chủ động phân biệt một cách có chủ ý giữa những thứ nằm trong khả năng của ta để thay đổi và những thứ mà ta nên học để chấp nhận nó như một phần cần thiết của cuộc sống. "Nếu bạn tham gia vào trò chơi mà nghĩ "mình phải thắng", đó là cuộc chơi ngoài tầm kiểm soát của bạn. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu thua, bạn cảm thấy mình thất bại và rồi bạn thấy lo lắng. Đặt ví dụ nếu bạn đi phỏng vấn xin việc, hãy cứ cố thể hiện điều mình giỏi nhất - vì điều đó nằm trong tầm kiểm soát của bạn, bạn sẽ không cảm thấy thất vọng vì mình đã không trúng tuyển vì bạn vẫn luôn bám đúng theo mục tiêu của mình mà.

Cuối cùng ông nhấn mạnh rằng là điều này giúp hạ thấp "trọng tâm" cảm xúc, khiến ta kiên cường hơn trước những thách thức trong cuộc sống và là cách giúp bạn tìm thấy sự bình yên cá nhân trong sự hỗn loạn

Xem thêm: Top 5 cách giúp bạn cân bằng cảm xúc

Bạn thấy đấy, việc điều khiển cảm xúc, chúng ta hoàn toàn có thể làm được nếu bản thân có ý thức và chấp nhận những tổn thương mà mình đang có lúc này. Mình đọc ở đâu đó rất hay rằng là, hãy ví những vết xước, vết bầm là những vấn đề về tâm lý. Và những vết xước ấy chúng ta hoàn toàn có thể tự xử lý được tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện. Hãy tin vào bản thân rằng mình có thể tốt và đừng sợ kết quả khiến bạn hối hận, nếu có thì cũng đừng hoang mang. Miễn là có sự hành động, cuộc sống bạn thay đổi là do chính bạn

Xem thêm: Top 5 tips giúp bạn nâng cao sự tự tin

Một câu quote kết lại buổi podcast ngày hôm nay nhé: “Cuộc sống là một cái cây. Hạnh phúc giống như sự lớn lên của cây, còn đau khổ là rễ cây không ngừng cắm sâu xuống lòng đất. Nhưng bạn biết đấy, không có rễ thì cây không thể sống. Mọi thứ đều có ý nghĩa của nó. Đó chính là sự cân bằng." - Osho.


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Series Podcast

Xem tất cả
Ăn tết nơi văn phòng

Thời điểm Tết gần kề, người người nhà nhà chuẩn bị để đón tết. Ngoài việc nhà ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị cho mình những thứ cần...

Năm mới, làm mới CV

Đầu năm rồi các bạn đã cập nhật CV chưa? Năm mới sang trang mới, cập nhật CV mới cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta đấy. Hãy...

Top kỹ năng người lao động trẻ (Gen Z) cần năm 2024

Một năm mới sắp đến, ngoài việc chuẩn bị cho mình một tinh thần phấn chấn, chúng mình cũng cần chuẩn bị những kỹ năng để có thể làm việc...

Cuối năm nhìn lại (để) đầu năm nhìn tới

Đã là cuối năm, thời gian vừa qua bạn đã làm được gì? Có những thành tựu gì bạn đã đạt được? Những thử thách nào mà bạn đã gặp phải?...

Gen Z làm lãnh đạo, nói ai nghe ?

Lãnh đạo là chủ đề không còn mới, nhưng chúng ta hãy nhìn nó qua một góc nhìn mới, một góc nhìn mà người trẻ - là thế hệ GenZ đang phải...

Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ thì là?

20/11 sắp tới rồi, mọi người có về thăm thầy cô mình chứ? Không chỉ về trường thăm thầy cô, các bạn cũng về gặp các anh chị, các bạn...