Tìm bài viết phù hợp

CV “ấn tượng” của sinh viên mới ra trường trông như thế nào?

24/10/22 07:32

CV “ấn tượng” của sinh viên mới ra trường trông như thế nào?

Ứng tuyển thành công vào doanh nghiệp mà mình mơ ước là mong muốn của mọi sinh viên sau khi tốt nghiệp. Và để làm được điều đó thì công cuộc chuẩn bị một chiếc CV là bước quan trọng mà mọi sinh viên đều phải trải qua. Tuy nhiên, không ít sinh viên gặp khó khăn trong giai đoạn này, một phần do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, mặt khác, những chiếc CV trên mạng đều tương tự nhau. Vậy, làm sao để một sinh viên mới ra trường có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng? Hãy cùng HR1Jobs tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Những thông tin cơ bản cần có trong chiếc CV của sinh viên mới ra trường

Khác với CV xin việc của những người từng đi làm trước đó, CV dành cho sinh viên mới ra trường tập trung nhiều vào học vấn và mục tiêu nghề nghiệp hơn. Ngoài ra, những ai sở hữu hoạt động ngoại khóa hoặc thành tính, giải thưởng nổi bật cũng sẽ là lợi thế to lớn. Bởi vậy, phải nắm chắc cách viết CV ấn tượng cho sinh viên mới ra trường thì ứng viên trẻ có thể tạo được ấn tượng được giữa vô vàn đối thủ nặng ký khác.

Bố cục cơ bản

Bố cục là thứ đầu tiên mà các nhà tuyển dụng sẽ chú ý khi nhìn vào CV của bạn. Vì thế, hãy sắp xếp mọi thứ một cách khoa học và dễ đọc nhất có thể. Điều này không chỉ giúp các nhà tuyển dụng có thể nắm được thông tin của bạn trong vài giây ngắn ngủi mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp, đầu tư của ứng viên.

Bố cục CV dành cho sinh viên mới ra trường gồm có:

  • Thông tin cá nhân
  • Thông tin liên lạc
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc (sắp xếp theo trình tự thời gian)
  • Kỹ năng/điểm mạnh, điểm yếu 
  • Reference (Nếu có)

Tạo CV cho sinh viên mới ra trường qua từng mục

Thông tin cá nhân

Như mọi chiếc CV khác, phần thông tin cá nhân cần được trình bày một cách rõ ràng. Các thông tin này bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ hiện tại, số điện thoại di động, địa chỉ email, tài khoản mạng xã hội, etc. Việc liệt kê chi tiết các thông tin giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin cơ bản về bạn. Nội dung càng chi tiết thì độ tin cậy của CV càng gia tăng. 

Để lại thông tin liên lạc rõ ràng là thứ cực kỳ quan trọng bởi khi CV của bạn đạt yêu cầu, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng chính những thông tin bạn cung cấp để liên lạc. Do đó, hãy điền đủ, đừng quá lan man trong phần này. 

Một lưu ý nhỏ là hãy check thật kĩ những thông tin trên, tránh những trường hợp đáng tiếc khi sai email hay số điện thoại.

Mục tiêu nghề nghiệp

Để CV thêm ấn tượng thì đừng bỏ qua phần mục tiêu nghề nghiệp. Đa phần sinh viên vừa ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên hãy tận dụng phần mục tiêu nghề nghiệp này để thể hiện định hướng tương lai. Tuy nhiên, hạn chế đưa ra mục tiêu nghề nghiệp quá mơ mộng, thiếu thực tế. Thay vào đó nên xác định mục đích khả thi và hợp lý. Đặc biệt là mục tiêu có liên quan mật thiết tới vị trí việc làm mong muốn. 

Mục tiêu nghề nghiệp có thể được trình bày theo 2 mục:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Thời gian từ 6 tháng - 1 năm. Chủ yếu nêu ra mong muốn trau dồi và cải thiện kỹ năng qua công việc
  • Mục tiêu dài hạn: Thời gian từ 1 năm trở nên. Tập trung nói về dự định phát triển sự nghiệp, lộ trình thăng tiến mong muốn

Kỹ năng

Kỹ năng là nội dung cần thiết để nhà tuyển dụng thấy rõ tiềm lực của bạn. Vì vậy, hãy trình bày đầy đủ cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Nếu chưa xác định được kỹ năng của bản thân thì hãy thử ngay trắc nghiệm tính cách MBTI. Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu bảng mô tả công việc để lựa chọn kỹ năng nào là phù hợp với môi trường làm việc và văn hoá doanh nghiệp nhất. 

Chú ý, đối với một số ngành nghề đặc thù thì cũng phải đi kèm với kỹ năng tương tự. Ví dụ, bạn ứng tuyển vào vị trí phóng viên báo chí thì cần hội tụ các kỹ năng sau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết, kỹ năng chụp ảnh, etc.

Kinh nghiệm khi làm việc

Phần lớn các sinh viên mới ra trường sẽ gặp khó khăn khi đến phần này bởi đa phần các sinh viên đều không có cơ hội làm việc thực tiễn đúng với chuyên ngành mình theo học. Do đó, các nhà tuyển dụng cũng không quá khắt khe về khía cạnh này đối với các ứng viên là sinh viên. Tuy nhiên, đây vẫn là nội dung quan trọng trong CV tuyển dụng nên hãy khéo léo chọn lọc để chứng tỏ năng lực. Bạn có thể ghi chú lại những công việc làm thêm bán thời gian trong quá khứ có liên quan đến công việc hiện tại.

Trong trường hợp tệ nhất là bạn không có bất cứ công việc nào để đưa vào phần này thì hãy trình bày những hoạt động mà bạn tham gia khi còn đang học. Những hoạt động xã hội sẽ được đánh giá cao, chứng minh rằng bạn là một người năng động.

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của ứng viên sẽ là công cụ giúp cho các nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên đó một cách khách quan hơn. Nhất là về những kỹ năng chuyên ngành có chứng chỉ được công nhận. Với một ứng viên trung bình thì học vấn có lẽ không quá quan trọng nhưng đây lại là yếu tố then chốt để lọc ra những CV xuất sắc. Học vấn càng cao, bằng cấp càng nhiều chứng tỏ năng lực của bạn đã được kiểm chứng - tăng thêm sự uy tín trong mắt nhà tuyển dụng.

Một số điều cần lưu ý khi trình bày trình độ học vấn/chứng chỉ:

Sắp xếp nơi học tập theo trình tự thời gian. Thông thường, các ứng viên sẽ bắt đầu từ trình độ học vấn cao nhất hiện tại

Nêu chi tiết thông tin về tên trường học, chuyên ngành, bằng cấp đã đạt được hoặc thời gian dự kiến tốt nghiệp

Nếu bạn có chứng chỉ chuyên môn khác thì cũng nên liệt kê ra để tạo điểm nhấn cho CV

Reference (người tham chiếu)

Khái niệm người tham chiếu hay “reference” dùng để chỉ một cá nhân, tổ chức mà các nhà tuyển dụng sẽ dùng để xác minh toàn bộ thông tin mà ứng viên cung cấp trong CV. Người tham chiếu trong CV dành cho sinh viên mới ra trường có thể là giảng viên Đại học, quản lý, đồng nghiệp cũ tại những doanh nghiệp mà ứng viên đã thực tập hoặc làm việc trước đó. Việc có được một người tham chiếu uy tín trong ngành cũng sẽ là một lợi thế đáng kể, nhất là đối với những vị trí có tính cạnh tranh cao.

Như thế nào là một CV “ấn tượng” của sinh viên mới ra trường?

Nhà tuyển dụng thường chỉ dành từ 5 đến 7 giây cho một CV. Đó là một khoảng thời gian cực ngắn nên hãy tạo CV khéo léo để gây ấn tượng ngay tức khắc. 

Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển 

Bao giờ cũng vậy, trước khi viết CV thì luôn phải tìm hiểu lại về tổng quan công ty. Bạn cần nắm rõ tính chất hoạt động và môi trường lao động để xác định đúng định hướng phát triển. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tới dòng sản phẩm hoặc nội dung dịch vụ mà công ty cung cấp. Qua đó, bạn sẽ chọn lọc được mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất, sát sao với mục tiêu lâu dài của công ty. 

Tham khảo kỹ bản mô tả công việc

Nếu chưa biết ghi CV như thế nào là hiệu quả thì hãy tham khảo yêu cầu từ bảng mô tả công việc. Đây là nội dung phía công ty đưa ra, mang lại cái nhìn tổng quan về vị trí tuyển dụng nên sinh viên trẻ hãy dựa vào từng đề mục mà phân tích. Từ bảng mô tả công việc/job description, bạn có thể dễ dàng xác định mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, điểm mạnh…hợp lý. 

Ví dụ: Từ bảng mô tả công việc nhân viên Marketing, bạn xác định được kỹ năng cần có là khả năng giao tiếp, ngoại ngữ. Còn đối với mô tả công việc Graphic Designer thì lại yêu cầu kỹ năng mỹ thuật, kỹ năng tin học nâng cao. 

Viết CV “match” với bản mô tả công việc 

Một CV liên quan mật thiết đến công việc ứng tuyển thì càng chứng tỏ ứng viên này thật sự nghiêm túc muốn công việc đó. Nội dung CV “match” với yêu cầu tuyển dụng vừa thể hiện sự quan tâm nhất định, vừa chứng tỏ thái độ đầu tư cẩn thận của ứng viên. Nên chú trọng nhất những yếu tố sau để tạo CV hoàn hảo nhất: 

  • Trình độ học vấn với chuyên ngành phù hợp với vị trí ứng tuyển
  • Kinh nghiệm làm việc ở những vị trí tương đương
  • Các kỹ năng phù hợp, cần thiết
  • Các bằng cấp, chứng chỉ liên quan tới công việc

Tạm kết

Và đó là những chia sẻ của HR1Jobs về một chiếc CV ấn tượng của sinh viên mới ra trường. HR1Vietnam hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý đọc giả và mong rằng sẽ được đồng hành cùng các bạn trong những blog sắp tới.

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Mẫu thư ứng tuyển

Xem tất cả
Cách Viết CV Thực Tập Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

Bạn là sinh viên đang trong giai đoạn thực tập nhưng CV chưa có quá nhiều kinh nghiệm? Hãy để HR1Jobs “mách” bạn cách viết CV thực tập...

Cách Viết Cover Letter Chuẩn Dành Cho Thực Tập Sinh

Bạn đang chuẩn bị bước vào thị trường lao động và mong muốn tìm kiếm cơ hội thực tập để tích lũy kinh nghiệm? Nhưng làm thế nào để nổi...

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho thực tập sinh.

Ngoài những thông tin cơ bản như tên và các phương thức liên lạc với bạn. Trong CV , thứ tiếp theo đến với tầm mắt của nhà tuyển dụng đó...

Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng?

Không phải CLB nào cũng tham gia mà cần chú trọng những nơi có sức hút và tổ chức nhiều chương trình, sân chơi để sinh viên có thể phát...

TOP 7 TRANG WEB HỖ TRỢ TẠO CV MIỄN PHÍ

Có phải bước đầu chọn ứng viên của nhà tuyển dụng là lọc CV không? Vậy làm thế nào để tạo CV ấn tượng mà không cần tốn nhiều thời gian....

CÁCH VIẾT CV SAO CHO ĐÚNG CHUẨN?

Chuẩn bị CV là việc đầu tiên bạn cần làm khi ứng tuyển cho một công việc. Có thể bạn đã nghe nhiều về CV nhưng vẫn chưa hoàn toàn hiểu...