Bất kể bạn chuẩn bị và luyện tập nhiều như thế nào, luôn có khả năng bạn gặp phải một câu hỏi khiến bạn cảm thấy bối rối. Cảm giác không có câu trả lời cho một câu hỏi phỏng vấn thật đáng sợ, nhưng điều đó không phải là kết thúc tất cả.
Dưới đây là 5 việc bạn có thể làm khi không biết câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn nào đó.
Đọc thêm Cách để bạn tự tin hơn về kỹ năng giao tiếp của mình
Đọc thêm Lỗi thường gặp khi phỏng vấn online
Nguồn: HR1Jobs
1. Hít thở sâu và đừng hoảng sợ
Nhiều nhà tuyển dụng đặt câu hỏi không phải để xem bạn có biết câu trả lời hay không mà để xem bạn phản ứng như thế nào dưới áp lực. Cách bạn trả lời một câu hỏi khiến bạn hoàn toàn bối rối quan trọng hơn nhiều so với việc bạn có thể đưa ra câu trả lời, vì vậy bạn nên tránh biểu hiện lo lắng, ngập ngừng bằng mọi giá. Hãy cố gắng duy trì sự bình tĩnh, tự tin và hít thở sâu. Phong thái luôn tự tin sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có thể tự trấn tĩnh, trong khi suy sụp và quá lo lắng sẽ khiến họ mất niềm tin vào bạn.
Hãy thử nói điều gì đó như “Đây là một câu hỏi thú vị, tôi có thể dành chút thời gian để suy nghĩ kỹ và liên hệ lại với anh/chị không?” hoặc “Đó là một câu hỏi rất hay, tôi có thể đưa ra một phần câu trả lời và sẽ gửi lại cho anh/chị câu trả lời đầy đủ sau buổi phỏng vấn này”.
Không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn không phải là điều quá tồi tệ nhưng hoàn toàn mất bình tĩnh và cảm thấy chán nản rất có thể sẽ là dấu chấm hết cho việc ứng tuyển.
2. Kéo dài một chút thời gian
Khi gặp một câu hỏi phỏng vấn khó mà bạn không thể trả lời ngay lập tức, đừng chỉ cố gắng đưa ra một câu trả lời hoàn toàn vô nghĩa. Thay vào đó, hãy cho thấy rằng bạn đã hiểu vấn đề và đang nghĩ về nó. Bạn cũng có thể câu cho mình thêm thời gian để trả lời bằng cách yêu cầu người phỏng vấn diễn đạt lại hoặc làm rõ câu hỏi. Vào thời điểm họ trả lời, có thể bạn sẽ nghĩ ra đáp án.
Những cách tiếp cận này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để thực sự xem xét suy nghĩ của mình và đưa ra câu trả lời chắc chắn, thay vì chỉ nói ra bất cứ điều gì linh tinh nảy ra trong đầu.
3. Nói to suy nghĩ
Nói to suy nghĩ về câu hỏi phỏng vấn khó là một cách tuyệt vời để giữ cho cuộc trò chuyện tiếp tục và tránh bất kỳ sự im lặng khó xử nào. Nhà tuyển dụng không mong đợi bạn có tất cả câu trả lời đúng cho mọi câu hỏi, nhà tuyển dụng mong muốn được thấy bạn suy nghĩ và làm việc như thế nào để vượt qua những trở ngại bất ngờ mà không mất đi sự bình tĩnh.
Hãy cứ chậm rãi tiếp cận và trả lời câu hỏi bằng cách giải thích về cách bạn tiếp cận vấn đề và các bước sẽ thực hiện.
4. Chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề mà bạn tự tin
Nếu được hỏi một câu hỏi hóc búa mà bạn không có câu trả lời, bạn có thể chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một kỹ năng hoặc chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái hơn. Chẳng hạn, nếu bạn được hỏi về trải nghiệm của mình với một kỹ năng cụ thể mà bạn chưa có, bạn có thể thử chuyển hướng câu hỏi sang một kỹ năng liên quan khác mà bạn có kinh nghiệm.
“Mặc dù tôi chưa có nhiều kinh nghiệm về tiếp thị truyền thông xã hội, nhưng tôi có rất nhiều kinh nghiệm về viết quảng cáo và tôi luôn cập nhật các phương pháp SEO mới nhất”.
Bạn cũng có thể sử dụng điều này như một cơ hội để thể hiện sự hào hứng của mình đối với việc học hỏi một kỹ năng mới.
“Một trong những điều thu hút sự chú ý của tôi về vị trí này là cơ hội học hỏi về tiếp thị truyền thông xã hội và xây dựng kỹ năng trong lĩnh vực này. Với khả năng viết và SEO, tôi nghĩ rằng mình có khả năng đảm nhận vai trò tiếp thị và phát triển cùng công ty”.
5. Trả lời câu hỏi khi gửi thư cảm ơn
Khi phải đối mặt với một câu hỏi mà dường như bạn không thể tìm ra câu trả lời, sẽ không có hại gì khi trả lời câu hỏi phỏng vấn đó sau này - khi bạn liên hệ với nhà tuyển dụng qua thư cảm ơn sau phỏng vấn. Cho họ thấy rằng bạn kiên trì và tháo vát sẽ giúp bạn nổi bật hơn là việc bạn có thể trả lời một câu hỏi phỏng vấn khó ngay tức thì.
Bây giờ bạn biết phải làm gì khi không thể trả lời câu hỏi phỏng vấn rồi phải không? Mặc dù không thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức cho một câu hỏi phỏng vấn có vẻ như một điều khủng khiếp nhưng đây không phải là yếu tố chấm dứt triển vọng việc làm của bạn. Nhà tuyển dụng quan tâm đến cách bạn xử lý các thách thức và vượt qua các vấn đề khó khăn hơn là biết rằng bạn có tất cả các câu trả lời đúng. Vì vậy, hãy cứ tự tin, đừng hoảng sợ, rồi bạn sẽ tìm được câu trả lời phù hợp nhất.
Nguồn: HR1Jobs
HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN SỐ 1
Tìm công việc phù hợp tại HR1Jobs!
Tìm việc trong ngành IT tại HR1Tech!
HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề
Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com