Looking article matching

Trợ Cấp Thất Nghiệp Là Gì?

31/05/24 10:12

Trong bối cảnh nền kinh tế biến động và thị trường lao động hiện nay, việc hiểu rõ về quy định và điều kiện để nhận trợ cấp thất nghiệp là vô cùng quan trọng. Vậy trợ cấp thất nghiệp là gì? Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ này như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng đi vào chi tiết các thông tin về trợ cấp thất nghiệp để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

1. Trợ Cấp Thất Nghiệp Là Gì?

Trợ cấp thất nghiệp (TCTN) là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, là các khoản thanh toán được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền cho những người thất nghiệp. Ở Việt Nam, khoản trợ cấp thất nghiệp dành cho những người lao động đang trong tình trạng tạm thời chưa có việc làm, không thể tạo ra kinh tế để phục vụ cuộc sống.

Theo Điều 42  Luật Việc Làm năm 2013, 4 quyền lợi của chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động gồm có:

1) Được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

2) Được hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm mới.

3) Được hỗ trợ học nghề.

4) Được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.​

Như vậy, trợ cấp thất nghiệp là một trong bốn quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là khoản tiền hỗ trợ được lấy từ quỹ BHTN để chi trả cho những người lao động mất việc, dựa trên thời gian họ đã đóng góp vào quỹ BHTN trước đó.

tro-cap-that-nghiep-1
Trợ Cấp Thất Nghiệp Là Gì?

2. Điều Kiện Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

(1) Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

(2) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

(3) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013;

(4) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013;

(5) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Chết.

tro-cap-that-nghiep-2
Điều Kiện Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp

3. Mức Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 như sau:

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp;

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa:

+ Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (Không quá 7.450.000 đồng) hoặc;

+ Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

(Không quá 23.400.000 đồng đối với vùng I; không quá 20.800.000 đồng đối với vùng II; không quá 18.200.000 đồng đối với vùng III; không quá 16.250.000 đồng đối với vùng IV).

4. Trường Hợp Chấm Dứt Trợ Cấp Thất Nghiệp

Căn cứ theo Điểm b Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 quy định người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm kiếm được việc làm thì chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Cũng tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;

- Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;

- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Lưu ý: Trường hợp đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm kiếm được việc làm và ký hợp đồng thử việc/hợp đồng cộng tác viên/hợp đồng dịch vụ/... mà không phải ký HĐLĐ vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp

tro-cap-that-nghiep-3
Trường Hợp Chấm Dứt Trợ Cấp Thất Nghiệp

Theo dõi HR1Jobs  để đón xem những bài viết thú vị và bổ ích khác!

Nguồn:

Thư viện Pháp Luật

EBH

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Net/Gross salary converter & PIT

View all
5 Điều Cần Biết Khi Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2024

Mùa quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cả nước đã tới. Hãy cùng HR1Jobs đọc bài này ngay để biết rõ hơn các thông tin về việc Quyết...

Hướng Dẫn Chi Tiết Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2024

Khoảng thời gian tháng 4 là mùa Quyết toán Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của cả nước. Trong bài viết này, HR1Jobs sẽ hướng dẫn chi tiết...

5 Lưu Ý Trước Khi Ký Vào Hợp Đồng Lao Động

Trước khi đặt bút ký vào hợp đồng lao động, bạn cần nắm rõ những điểm then chốt để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ và tránh những...

Top 3 Điều Về Thử Việc Mà Bạn Có Thể Chưa Biết

Bạn sắp bước vào một công việc mới và đang trong giai đoạn thử việc? Đây là quãng thời gian quan trọng để bạn thể hiện năng lực, chứng...

Công Cụ Tính Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần Mới Nhất 2024

Bảo hiểm xã hội một lần là gì? Cách tính ra sao? Và có công cụ nào hỗ trợ thực hiện việc này nhanh chóng và chính xác? Hãy cùng HR1Jobs...

Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất 2024

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người lao động bắt buộc phải hiểu rõ. Việc nắm vững các quy định và cách tính sẽ giúp bạn chủ động...