Looking article matching

TÌM HIỂU TẤT TẦN TẬT VỀ NGHỀ NHÂN SỰ

05/01/22 10:11

Nhân viên nhân sự là vị trí không thể thiếu được trong bộ máy của các công ty, doanh nghiệp. Bộ phận này giúp đạt tối ưu hóa hiệu quả công việc của nhân sự và hỗ trợ họ tạo ra năng suất lao động. Hãy cùng HR1JOBs tìm hiểu công việc hấp dẫn này nhé.

 

Đọc thêm Dấu hiệu buổi phỏng vấn của bạn thành công

Đọc thêm Mách bạn tuyệt chiêu mircrosoft word để làm việc hiệu quả hơn

 

Công việc của nhân viên nhân sự là gì?

Nhân viên nhân sự - Human Resources (HR) đóng vai trò chủ chốt trong công việc tìm kiếm và lựa chọn và đào tạo ứng viên mới cũng như quản lý nhân sự giúp công ty, doanh nghiệp đương đầu với những thay đổi bất ngờ và giải quyết nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao. Các công việc chính của nhân sự được chia làm 4 nhóm sau đây:

 

1. Nhóm công việc tuyển dụng

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, sàng lọc ứng viên để lựa chọn được người phù hợp với công việc của công ty bạn. Việc nhân viên nhân sự lựa chọn được ứng viên xuất sắc sẽ giúp ích rất lớn trong việc đạt mục tiêu chung của công ty hay doanh nghiệp. Bởi yếu tố con người là yếu tố cỗi lõi quyết định được sự phát triển của một công ty.

Nhân viên nhân sự trong phòng tuyển dụng sẽ thực hiện những công việc sau đây:

  • Lập kế hoạch và triển khai công việc tuyển dụng nhân sự.
  • Đăng thông tin tuyển dụng một cách đầy đủ cụ thể trên các phương tiện thông tin như là các trang web tìm việc, trên web của công ty, việc đăng tuyển thông tin đầy đủ về vị trí việc làm rộng rãi ở các kênh thông tin sẽ tiếp cận được nhiều ứng viên và từ đó chọn được ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển.
  • Lưu hồ sơ và sàng lọc ứng viên để phù hợp với yêu cầu của công việc cần tuyển.
  • Sắp xếp lịch phỏng vấn và thực hiện vòng sơ tuyển bằng hình thức trực tiếp hoặc qua điện thoại để kiểm tra năng lực ứng viên.
  • Tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm thu hút ứng viên để xây dựng nên mạng lưới ứng viên dồi dào đáp ứng nhu cầu.
  • Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản, giấy tờ như: báo cáo tuyển dụng, thư xác nhận trúng tuyển, thư từ chối, ...
  • Liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tìm kiếm nguồn ứng viên mới năng động, thích hợp với vị trí cần tuyển.
  • Giải quyết các vấn đề pháp lý trong bộ phận nhân sự.

 

2. Nhóm công việc về lương thưởng và phúc lợi (C&B)

Lương thưởng là những khoản tiền trả cho nhân viên khi họ hoàn thành công việc của mình. Còn phúc lợi ví dụ như là đóng bảo hiểm, đi du lịch, các chính sách hỗ trợ,... nhằm mục đích làm hài lòng nhất có thể những đóng góp của nhân viên và để giữ chân họ lại gắn bó với công ty, doanh nghiệp. Một số công việc của nhóm này như:

  • Nhân viên nhân sự có trách nhiệm thực hiện công tác chấm công, quản lý việc đi trễ, nghỉ phép, nghỉ việc của nhân sự trong công ty hay doanh nghiệp của mình, …;
  • Xây dựng bảng lương cho các nhân viên trong công ty, doanh nghiệp;
  • Xây dựng chính sách phúc lợi, khen thưởng, kỷ luật, chế độ bảo hiểm, đóng thuế, các chính sách đãi ngộ khác.
  • Thực hiện các nghiệp vụ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên…
  • Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, xử lý những tình huống mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động;
  • Tính lương mỗi tháng và các chế độ chính sách phúc lợi có liên quan cho nhân viên công ty.

 

3. Nhóm công việc hành chính

Nhóm công việc hành chính của nhân viên nhân sự là đảm nhận vai trò quản lý tổng thể nhân viên trong quá trình làm việc. Liên kết với cấp trên và các bộ phận liên quan để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, thực thi các chính sách và quy trình của công ty, điều tra nội bộ khi cần thiết. Công việc cụ thể như sau:

  • Quản lý hồ sơ của nhân viên hay các hợp đồng lao động.
  • Cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác về các quy chế làm việc, chính sách đãi ngộ cho nhân viên mới.
  • Theo dõi các ngày nghỉ của nhân viên theo chế độ..
  • Quản lý công việc liên quan đến giấy tờ như hợp đồng lao động, bằng khen, thư từ, thủ tục nhận việc, nghỉ việc, hay chấm dứt hợp đồng của nhân viên…
  • Kiểm kê các tài sản của công ty và theo dõi giám sát, cung cấp kịp thời.
  • Hỗ trợ tổ chức các sự kiện du lịch, teambuilding trong công ty; xây dựng văn hóa công ty.
  • Thực hiện các công việc khác từ cấp trên ví dụ như lập báo cáo định kỳ

 

4. Nhóm công việc đào tạo và phát triển

Nhằm mục đích phát triển nhân viên ứng với tầm nhìn , mục tiêu của công ty doanh nghiệp thì bộ phận nhân sự thường xuyên tổ chức các khóa học phát triển kỹ năng, xây dựng và thực hiện văn hóa công ty.

Một số công việc của nhân viên nhân sự thuộc nhóm này là:

  • Lên kế hoạch và triển khai các khóa học đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Xây dựng giáo án đào tạo đảm bảo kế hoạch diễn ra đúng với lịch trình.
  • Đánh giá các chương trình đã đào tạo cho nhân viên.
  • Phổ biến văn hóa công ty, các quy định làm việc,...

 

Kỹ năng cần có của nhân viên nhân sự

Trong quá trình cung cấp ứng viên và theo như nghiên cứu, 123job.vn rút ra được 9 kỹ năng quan trọng mà bạn cần có để có thể trở thành một nhà nhân sự tài ba.

 

1. Sắp xếp công việc hợp lý

Công việc của bộ phận nhân sự rất hay gặp phải những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết trong khi công việc của bạn còn đang rất nhiều. Việc sắp xếp công việc hợp lý giúp bạn giải quyết hết các công việc của mình và các vấn đề phát sinh mà không sợ bị bỏ sót, do đó làm việc cũng hiệu quả hơn và tinh thần làm việc cũng thoải mái hơn khi công việc được bạn bố trí thuận tiện, khoa học.

 

2. Kỹ năng giao tiếp

Bất kỳ trong lĩnh vực nào cũng cần thành thạo kỹ năng trong giao tiếp và đặc biệt hơn là nhân viên nhân sự bởi bạn không chỉ trao đổi công việc với sếp, các nhân viên trong công ty mà còn là người đại diện của công ty đi gặp các ứng viên, gặp khách hàng hay đối tác. Bạn sẽ là " chuyên gia tâm lý ” khi đi gặp khách hàng và sẽ là người khai thác tiềm năng của ứng viên. Do vậy kỹ năng giao tiếp tốt rất cần để bạn có thể truyền tải thông tin và thông điệp hiệu quả đến cho người khác.

 

3. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Nhân viên nhân sự cần có kỹ năng đàm phán và kỹ năng thuyết phục để có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiên những công việc:

  • Đứng ra hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp khi gặp phải tình huống xung đột, tranh chấp,…
  • Thương lượng về lương thưởng với nhân viên.
  • Đề xuất những ý tưởng mới của HR giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn với cấp trên
  • Thương lượng các vị trí làm việc đối với các ứng viên mới.

 

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Trong quá trình làm việc của một nhân viên nhân sự có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía khách hàng, phía ứng viên,... việc bạn cần có một cái đầu lạnh và một trái tim nóng để xử lý êm đẹp mọi tình huống. Cần phải linh hoạt trong mọi tình huống để đạt được lợi ích của các bên.

 

5. Kỹ năng quản lý thời gian

Thời gian là vàng là bạc nên việcquản lý thời gian là hết sức quan trọng đối với mỗi người. Nhân viên nhân sự cần sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lý để có thể hoàn thành hết công việc của mình theo đúng deadline. Đừng để sự chậm trễ về thời gian phá hỏng mọi kế hoạch. Hãy làm chủ thời gian của chính mình.

 

6. Đọc vị người đối diện

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng của nhân viên nhân sự. Nó sẽ giúp bạn đọc vị được người đối diện và đánh giá chính xác tiềm năng của họ.

 

7. Đạo đức trong nghề nghiệp

Nghề nào thì cũng cần có đạo đức, đặc biệt hơn cả là nghề nhân sự vì đối tượng chính là con người. Các đối tác hay khách hàng của bạn thường có xu hướng đánh giá văn hóa làm việc của công ty, doanh nghiệp qua sự thể hiện trong hành vi, thái độ của các cá nhân giữ vai trò “bộ mặt” chính là nhân viên nhân sự. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp là điều mà các nhà nhân sự cần đặt lên hàng đầu. Điều cốt lõi là để giữ hình ảnh tốt đẹp của công ty, doanh nghiệp, đồng thời xây dựng văn hóa công sở ngày một phát triển.

 

8. Giải quyết mâu thuẫn nội bộ

Nhân viên nhân sự  là người có khả năng chuyển hóa bầu không khí từ đố kỵ thành đồng lòng hợp tác của nơi làm việc. Thường trong bất kỳ tổ chức nào cũng gặp phải tình huống “ bằng mặt nhưng không bằng lòng” nên việc của nhân viên nhân sự là phải giảm thiểu tối đa tình trạng đối đầu để đạt hiệu quả công việc.

 

9. Linh hoạt trong quản lý nhóm

Ngày nay, không khó để bắt gặp các công ty, doanh nghiệp có nhiều thế hệ nhân viên trong cùng một nơi làm. Vì vậy, sự khác biệt về lối sống và suy nghĩ tạo nên những mâu thuẫn trong quá trình hợp tác làm việc giữa các thành viên. Có thể nói, “kính trên nhường dưới” đã dần bị lãng quên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nơi công sở. Đây chính là lúc những nhân viên nhân sự cần linh hoạt trong quản lý các nhóm nhân sự khác nhau nhằm giúp nhân viên thích nghi với những sự thay đổi trong công ty.

 

Nguồn:Tổng hợp


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm công việc phù hợp tại HR1Jobs!

Tìm việc trong ngành IT tại HR1Tech!


HR1JOBS -The leading AI Recruitment Platform

IT Job Search and Recruitment HR1Jobs.com

Job Search and Recruitment on  HR1Tech.com

Career Development

View all
Top 4 Ứng Dụng AI Tương Tự ChatGPT Mà Bạn Nên Thử

ChatGPT là một công cụ ngôn ngữ AI tuyệt vời, nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất. Thế giới AI đang phát triển nhanh chóng, và có...

Làm Gì Khi Bị Nhà Tuyển Dụng "Ghost"?

Bạn háo hức nộp đơn xin việc, dành thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và tự tin thể hiện bản thân. Nhưng rồi, im lặng. Nhà tuyển dụng...

Nói Dối Trong CV: Liệu Có "Qua Mắt" Được Nhà Tuyển Dụng?

CV được xem như là một “ấn tượng đầu tiên” của mỗi ứng viên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những thông tin trên CV có phản ánh đúng...

6 Âm Thanh Giúp Cải Thiện Hiệu Quả Làm Việc Cho Dân Văn Phòng

Trong môi trường văn phòng, âm thanh có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng, mức độ tập trung và nâng cao hiệu quả làm việc của chúng ta....

Làm Sao Để Đối Phó Với Môi Trường Làm Việc Độc Hại?

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường phải đối mặt với sự cạnh tranh công việc gay gắt, căng thẳng từ sếp và đồng nghiệp, và hàng loạt...

Top 4 Điều Cho Thấy Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) có thể giúp chúng ta đi “xa” thế nào

Cùng với sự bùng nổ của Trí Tuệ Nhân Tạo (AI), cuộc sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng một cách rõ rệt bởi những lợi ích và nguy cơ mà AI...