Watercool chat là gì? Tại sao lại được xem như bảo bối chốn công sở? Watercooler chat không chỉ là bảo bối để kết thân các nhân viên trong công ty mà cũng là nơi để nhân viên tán gẫu giải trí để có tinh thần làm việc tiếp.
Thông thường khi vào một môi mới hầu như nhân viên nào cũng muốn tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc, văn hóa công ty hay đơn giản chỉ là để kết thân và dễ làm việc hơn với mọi người thông qua những giờ giải lao. Watercooler chat chính là khoảng thời gian hợp lý nhất cho những cuộc trò chuyện như thế này.
Xem thêm: 5 cách để thích nghi với môi trường mới
1. Watercooler chat là gì?
Hầu hết các văn phòng hiện này đều có Water cooler ( máy nước nóng lạnh) do đó Watercooler chat có nghĩa là những cuộc tán gẫu với những mẩu chuyện nhỏ vô thưởng, vô phạt khi đồng nghiệp chạm mặt nhau ở chỗ lấy nước.
Do đó, Watercooler chat là cuộc trò chuyện ngắn, ngẫu hứng của các nhân viên văn phòng ở những nơi như khu vực uống nước, pha cafe, ăn uống,…những nơi không quá hình thức, nghiêm túc.
Thuật ngữ này vốn xuất phát từ nét văn hóa công sở của người Mỹ. Nhân viên văn phòng thường ra cây lấy nước và nếu thấy một người đồng nghiệp khác đang đứng đó thì họ sẽ chủ động bắt chuyện. Sau đó, cây lấy nước này dần dần trở thành điểm tụ tập, tán gẫu của dân văn phòng trong những khoảng nghỉ ngơi ngắn. Sau này, khi máy pha cà phê trở nên phổ biến hơn, nó lại thay thế cây lấy nước là nơi tụ tập trò chuyện. Tuy nhiên, từ Watercooler chat vẫn được sử dụng phổ biến cho các buổi trò chuyện giữa giờ hay trong cả ngữ cảnh làm việc online.
Watercooler chat vốn bị coi là việc lãng phí thời gian của dân công sở, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên trong công ty. Nhiều người quản lý còn đặt ra quy tắc thời gian nghỉ giải lao của nhân viên hoặc chia nó thành những khung giờ ngắn để nhân viên không thể trò chuyện quá lâu.
Tuy nhiên trên thực tế, Watercooler chat lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. và những cuộc trò chuyện ngắn ngủi giúp tạo ra môi trường làm việc thoải mái, giúp nhân viên tạm rời khỏi những suy nghĩ rối bời trong công việc để cùng trò chuyện và kết nối lại với những người đồng nghiệp trong công ty.
2. Watercooler chat giúp xây dựng văn hóa công ty
Hiện nay, văn hóa công ty cũng là yếu tố quan trọng giúp giữ chân nhân viên. Một công ty có văn hóa làm việc tốt luôn là điểm mạnh để thu hút các ứng viên và điều cũng quyết định sự hiệu quả trong việc giao tiếp giữa các nhân viên. Đó còn là kim chỉ nam đưa tập thể công ty hay cụ thể là một nhóm người lao động đi theo cùng một định hướng phát triển. Đối với một số người, văn hoá công ty còn tác động đến động lực làm việc, tăng lương.
Có thể văn hóa công ty được đề ra là do ban lãnh đạo những nhưng người thực hiện và góp phần làm điểm nổi bật của công ty đo chính là nhân viên. Giả sử một công ty không có Watercooler chat thì văn hóa của công ty là gì và môi trường công sở ấy sẽ như thế nào? Để tạo nên môi trường làm việc thoải mái, Watercooler chat được khuyến khích đưa vào văn hóa công ty. Bằng cách này, công ty có thể cổ vũ các nhân viên sử dụng thời gian để học tập, làm việc và phát triển một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ được giúp đỡ và có quyền tự chủ trong công việc. Dù công ty có thời gian nghỉ giữ giờ nhiều hay ít thì văn hóa Watercooler chat vẫn âm thầm được duy trì và gắn kết mọi người lại với nhau.
3. Watercooler chat giúp mọi người thoát ra khỏi vỏ ốc chính mình
Người hướng nội hay những người có hội chứng ám ảnh sợ xã hội thì việc Watercooler chat là điều có thật ở nơi làm việc, họ thường khó giao tiếp và ngại tiếp xúc với người lạ. Điều này gây ra những trở ngại trong giao tiếp dẫn tới việc họ có thể bỏ lỡ những cuộc hẹn hay họ cũng dễ bị xao nhãng khó tập trung vào cuộc đối thoại với người đối diện.
Mặc dù khó có thể thay đổi được tính của một người nhưng khi có đồng nghiệp sẵn sàng thì họ cũng sẽ cởi mở hơn và Watercooler chat sẽ tạo nên sự thúc đẩy giúp họ có thể thoát ra khỏi vỏ bọc của mình và chầm chậm tiến vào cuộc trò chuyện bình thường với đồng nghiệp. Bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản, chia sẻ sở thích sau đó sẽ dần quen và dần cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với mọi người. Đây có thể là một hướng đi đúng đối với những người thích hoạt động trong góc riêng của họ.
4. Watercooler chat giúp gắn kết và cải thiện sự gắn bó của nhân viên
Đa phần nhân viên lựa chọn rời công ty vì họ cảm thấy môi trường làm việc không thoải mái. Khi doanh nghiệp sẽ phải tốn thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm nhân viên và đào tạo nhân sự. Để đảm bảo điều đó không xảy ra thường xuyên, các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và nhân viên cảm thấy vui vẻ bằng cách đưa các thời gian nghỉ giữa giờ vào thời gian làm việc. Tuy trò chuyện chỉ là việc nhỏ nhưng lại có tác dụng to lớn giúp nhân viên cảm thấy thoải mái ở chính nơi làm việc của họ. có bạn bè, có đồng nghiệp là một động lực để nhân viên lựa chọn tiếp tục làm việc.
Một lợi ích vô cũng quan trọng đó chính là khi các nhân viên có thời gian trò chuyện cùng nhau và họ hiểu nhau hơn thì việc hợp tác làm việc cùng nhau sẽ hiệu quả hơn, không có quá nhiều bất đồng khi làm việc. Watercooler chat cũng là nơi để các nhân viên trao đổi với nhau về công việc, kinh nghiệm để học hỏi lẫn nhau.
5. Watercooler chat giúp nhân viên gần gũi với ban lãnh đạo
Watercooler chat là khoảng thời gian rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới, giúp nhân viên thoải mái và cởi mở hơn trong việc trò chuyện về các vấn đề chuyên môn.
Ngoài ra, Watercooler chat còn sẽ giúp nhân viên giảm bớt sự căng thẳng khi làm việc. Trong khi các doanh nghiệp luôn đau đầu trong việc tìm cách cải thiện năng suất lao động, thì các buổi trò chuyện giữa giờ này đem lại hiệu quả không tưởng. Người lao động cần tìm người trò chuyện với họ để giảm bớt căng thẳng và họ rời khỏi bàn làm việc để tìm kiếm điều đó. Khi họ quay lại, họ sẽ có một tư duy mới mẻ và trở nên năng suất hơn. Thậm chí việc trò chuyện cũng giúp họ có thêm ý tưởng giải quyết vấn đề đang gặp
HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề
Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com