Tìm bài viết phù hợp

TRADE MARKETING LÀ GÌ? KHÁC BIỆT GIỮA TRADE MARKETING VÀ BRAND MARKETING

16/12/22 08:25

Dường như hai khái niệm Trade Marketing và Brand Marketing đôi lúc vẫn bị nhầm giữa hai hình thức Marketing này. Cùng HR1JOBs tìm hiểu về cả hai hình thức này nhé!

1. Khái niệm cơ bản Trade Marketing

Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động nhằm: tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng và chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối. Thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer) – mà cụ thể là các đối tác phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và các khách hàng trọng điểm, để đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận không những cho công ty mà còn cho khách hàng.

2. Khác biệt giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Brand Marketing mang tính chiến lược lâu dài, còn Trade Marketing mang tính tạm thời tập trung thúc đẩy khách hàng mua hàng để tiếp cận với doanh nghiệp. Chúng ta có thể phân biệt trade marketing và brand marketing thông qua đối tượng mua hàng (shopper) và người tiêu dùng (consumer). 

Xem thêm: MARKETING AGENCY LÀ GÌ? TOP 10 CÁC MARKETING AGENCY TẠI VIỆT NAM

  • Đối tượng và mục tiêu

Người mua hàng (shopper) là người ra quyết định mua hàng nhưng chưa chắc là người sử dụng sản phẩm đó. Trong khi đó, người tiêu dùng (Consumer) là người sẽ trải nghiệm sản phẩm. 

Ví dụ: Sản phẩm tã giấy thường sẽ nhắm đến đối tượng mua hàng là những người mẹ, nhưng người sử dụng sản phẩm lại là em bé. Từ đó, ta có thể hiểu hơn về khái niệm người mua hàng và người tiêu dùng.

Tâm lý người mua hàng rất khác nhau nhưng nhìn chung họ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố truyền thông. Đảm nhận sứ mệnh xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, Brand Marketing giúp truyền tải thông điệp sản phẩm ra thị trường và có được niềm tin và sự yêu thích của khách hàng. 

Trước khi bước tới điểm bán, khách hàng đã hình dung trong đầu về các yếu tố (màu sắc, chất liệu, kiểu dáng,...) mà họ muốn mua. Tuy nhiên, họ có thể thay đổi nếu có các chương trình ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi,... điều này thúc đẩy họ hành động đó là mua hàng và đây chính là nhiệm vụ của Trade Marketing. 

  • Vai trò

Trade marketing chính là nghiên cứu và phát triển các phương án, chiến lược tiếp thị phù hợp với xu thế và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó, branding marketing thường tập trung vào thông điệp sản phẩm và mục tiêu phát triển của thương hiệu.

Vai trò cốt yếu thứ hai của trade marketing là giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Bộ phận làm trade marketing phải đảm bảo đưa doanh nghiệp ngày càng tiến xa hơn và tạo được vị thế trên thị trường. 

Đối với brand marketing chính là duy trì mối quan hệ tích cực giữa khách hàng và công ty. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn tạo dựng phân khúc khách hàng tiềm năng có mong muốn gắn bó lâu dài với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

Xem thêm việc làm Marketing tại đây!

Tạm kết: Brand Marketing sẽ khiến khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn thay vì thương hiệu khác. Với Trade Marketing giúp thúc đẩy khách hàng thể hiện tình yêu qua hành động cụ thể, đó là mua hàng của bạn và sẽ tiếp tục quay lại mua hàng nhiều lần nữa. Hy vọng qua bài viết này, HR1JOBS đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản và tổng quát về Trade Marketing cũng như sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing.

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
4 Kiểu HR Đa Năng Trong Doanh Nghiệp Hiện Đại

Trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và cạnh tranh, vai trò của HR (Human Resources - Nhân sự) đã phát triển từ việc chỉ tập...

Vì Sao Dân Văn Phòng Có Thói Quen “Cố Tình Thiếu Ngủ"?

Bạn có phải là một trong những người thường xuyên thức khuya lướt điện thoại dù đã rất buồn ngủ? Bạn cảm thấy bản thân như đang "cố tình...

Nhảy Việc Trái Ngành: Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Nhảy việc vốn đã là một quyết định khó khăn với nhiều người. Thế nhưng, việc đặt chân đến một lĩnh vực mới thậm chí còn liều lĩnh hơn....

5 "KHÔNG" Giúp Bạn Tránh Drama Công Sở

Công sở, nơi tập trung những cá tính khác nhau, chính là "chiến trường" tiềm ẩn những "drama" không thể lường trước. Muốn giữ cho mình...

Khủng Hoảng Tuổi 20+ Và Cách Vượt Qua

Bước sang tuổi 20, nhiều người cảm thấy như đang đứng trước ngã ba đường. Áp lực học tập, định hướng nghề nghiệp, sự độc lập tài chính,...

4 Mẹo “Chống Trượt” Khi Rải CV Mà Gen Z Nên Biết

Để tăng cơ hội tìm được việc làm, rải CV là cách phổ biến nhất. Nhưng không phải ai cũng biết cách rải CV sao cho hiệu quả.