Tìm bài viết phù hợp

PHỎNG VẤN QUÁ NHANH – CÓ PHẢI CƠ HỘI ĐÃ KẾT THÚC?

17/05/22 04:55

Chúng ta thường mất một khoảng thời gian dài để tìm việc mới phù hợp với năng lực và có môi trường tốt. Tuy nhiên cuộc phỏng vấn lại diễn quá nhanh, liệu đây có phải điềm báo xấu không? Mọi người thường có cảm giác không tốt khi buổi phỏng quá ngắn ngủi, và thời gian đó thường không đủ để tìm hiểu về đối phương, như vậy có phải cơ hội đã hết? 

1. Lý do diễn ra cuộc phỏng vấn nhanh?

Đôi khi các cuộc phỏng vấn diễn ra ngắn vì mọi người trong ban phỏng vấn đều có tất cả thông tin họ cần. Đồng thời những ứng viên khác đều nhanh chóng như vậy, điều đó có nghĩa là bạn đã hoàn thành công việc khá tốt. Vì vậy, nếu người phỏng vấn dường như cắt ngắn cuộc gặp với bạn, đừng hoảng sợ. Đó không hẳn là tin xấu.

Mặt khác, nó cũng là sự thể hiện của một đội ngũ quản lý đơn giản có quy trình phỏng vấn tiến bộ nhanh chóng và không gây rối theo cách mà nhiều công ty khác vẫn làm.

Trong trường hợp nhà phỏng vấn biết rằng họ muốn tiếp tục, bạn sẽ có cơ hội trao đổi trong cuộc trò chuyện và đặt câu hỏi cho riêng mình. Tuy nhiên, đừng cảm thấy cần phải tiếp tục hỏi chỉ vì mục đích kéo dài cuộc họp. 

Khi bạn đã có tất cả các câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm, hãy ân cần cảm ơn người quản lý tuyển dụng đã dành thời gian của họ và vui vẻ kết thúc mọi thứ sớm. Và hãy cố gắng hết sức để không chuyển đến kịch bản khác. Rất nhiều cuộc phỏng vấn trong đó các cuộc họp thực tế diễn ra ngắn, nhưng là với các ứng viên mà nhà tuyển dụng biết rằng cuối cùng họ muốn tuyển dụng. 

Nhưng đôi khi cuộc phỏng vấn đó cũng có nghĩa rằng cơ hội dành cho bạn đã kết thúc, vì ngay khi diễn ra cuộc vấn đã thấy bạn không phù hợp với những yếu tố mà công ty đề ra. Vậy làm thế nào để chắc chắn hơn về những trường hợp này?

2. Công ty bạn đang tuyển dụng có nhiều ứng viên đang chờ không?

Tất nhiên, hầu hết các vị trí nội bộ bạn sẽ không thể nắm rõ vì vậy chỉ có thể dựa vào bối cảnh và lịch sử của vị trí này. Một trong những điều đó là, sau bạn thì còn nhiều ứng viên đang chờ phỏng vấn không? Hay trước đó đã phỏng vấn nhiều ứng viên chưa?

Thông qua điều này bạn có thể biết chắc rằng, quy trình làm việc của công ty đơn giản và hoạt động trơn tru, cũng như cách quan sát của nhà phỏng vấn chuyên nghiệp. Do đó cuộc phỏng vấn của bạn diễn ra nhanh là điều bình thường. Tuy nhiên khi có nhiều ứng viên phỏng vấn sẽ là mối đe dọa với bạn vì chúng có tính cạnh tranh cao.

3. Sự gấp gáp của nhà tuyển dụng

Trong quá trình phỏng vấn hãy quan sát nhà tuyển dụng, sự chuyên nghiệp và quy trình mà họ đưa ra là gì? Tốt hơn hết bạn nên tìm hiểu về quy trình này trước. Liệu quy trình và những câu của nhà tuyển dụng đưa ra có đủ các yếu tố để đánh giá một ứng viên tiềm năng không?

Nếu họ đang giảm bớt quy trình khiến thời gian ngắn đi đáng kể, thì có lẽ bạn không phải là ứng viên tiềm năng của nhà tuyển dụng. Các công ty hầu hết sẽ phỏng vấn đến cùng cho đến khi hoàn thành cuộc phỏng vấn chỉ trừ những trường hợp không cần thiết hoặc ứng viên không phải nhân viên tiềm năng của họ.

4. Nhà phỏng vấn nói gì về câu trả lời của bạn?

Đây là điều quan trọng nhất, trong quá trình phỏng vấn sẽ có tương tác của hai bên, do đó bạn có thể cảm nhận được quá trình phỏng vấn có thực sự tốt không? Trường hợp câu trả lời của bạn không đúng với ý nhà tuyển dụng thì họ sẽ có một câu trả lời khác cho bạn. Tất nhiên nếu nhiều câu bạn không trả lời được thì có lẽ bạn nên xác định rõ tâm lý của mình.

Trường hợp có cơ hội cho bạn là việc trả lời tốt các câu hỏi đồng thời được nhà tuyển dụng đồng quan điểm với một thái độ tích cực niềm mở. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng lúc này quan trọng về việc bạn sẽ đóng góp được cho công ty.

5. Đánh giá khách quan về môi trường làm việc

Hãy quan sát xung quanh môi trường làm việc và thông qua sự tìm hiểu của bạn về công ty để đánh giá khách quan nhất về vị trí này. Liệu đây có phải môi trường làm việc phù hợp với tính cách của bạn không? Bạn là người hướng ngoại hay hướng nội? Là người năng động, chủ động hay trầm tính? 

Nếu nhà tuyển dụng có cái nhìn về con người nhạy bén, và thấy bạn không phù hợp với môi trường áp lực này, có lẽ cơ hội đó sẽ thuộc về một người khác. Đây là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc của nhân viên. Do đó nếu kết hợp với tính chất công việc và thời gian phỏng vấn, bạn cũng biết được bạn có phải ứng viên tiềm năng không.

Trên đây là một vài gợi ý giúp bạn chắc chắn hơn về cuộc phỏng vấn của mình khi chúng diễn ra quá nhanh. Bạn có thể sẽ trở thành nhân viên chính thức hoặc không, quan trọng rằng nhà tuyển dụng thấy tiềm năng trong bạn. Chúc bạn may mắn!

Nguồn: Vietnamwork

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Bí quyết tìm việc

Xem tất cả
10 công việc thu nhập khủng hiện nay

Khi bắt đầu làm việc trong một ngành nghề nào đó, hầu hết mọi người thường xem xét về mức thu nhập. Có nhiều vị trí và lĩnh vực công việc...

4 "Red Flag" trong Job Description mà bạn nên né vội

"Trước khi quyết định ứng tuyển cho một vị trí công việc, việc nhận diện và tránh những dấu hiệu "red flag" trong Job Description là vô...

Nên Hay Không Nên Bật Open-To-Work trên LinkedIn

Open to Work là một tính năng hữu ích trên LinkedIn giúp bạn kết nối với các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên,...

Cách dùng AI để hỗ trợ tìm việc

Khám phá cách mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi cách chúng ta tìm kiếm việc làm! Với sức mạnh của AI, quá trình tìm việc trở...

Top 4 ngành được tuyển dụng nhiều nhất ở tỉnh phía Nam

Thông tin này được công bố dựa trên kết quả khảo sát về tuyển dụng nhân sự tại 4 tỉnh Đông Nam Bộ (TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà...

NHÂN VIÊN CẦN - CÓ HR LO

HR được ví như một “người mẹ” của công ty bởi vì chỉ cần có bất kỳ vấn đề nào mà nhân viên kêu, là HR sẽ có mặt và hỗ trợ nhanh chóng. Có...