Có thể nói phong trào khởi nghiệp của giới trẻ ngày càng tăng cao. Và cũng có nhiều người tự hỏi rằng "nên khởi nghiệp hay đi làm thuê?”. Câu hỏi tưởng chừng rất dễ nhưng lại dẫn đến nhiều vấn đề cần lý giải. Hy vọng với những thông tin dưới đây có thể giúp các bạn trẻ có thêm một góc nhìn để vững bước trên con đường phía trước.
1. Khởi nghiệp và Lập nghiệp
Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm lập nghiệp và khởi nghiệp. Cũng dễ hiểu, điều này không chỉ trong những người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm mà ngay cả với những người có nhiều năm kinh nghiệm trên đường đời vẫn bị nhầm lẫn.

Khởi nghiệp:
-
Khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo
-
Tính đột phá nhằm tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường
-
Tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn
-
Mang giá trị đó để làm thay đổi xã hội
-
Mục tiêu của khởi nghiệp là năng lực, lợi ích, tiến bộ của xã hội.
-
Ví dụ: tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất, một mô hình kinh doanh mới, hoặc một loại công nghệ độc đáo mới…
Lập nghiệp:
-
Gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân
-
Mô hình kinh doanh có sẵn, nhiều người dùng
-
Để khẳng định giá trị bản thân
-
Mục tiêu của lập nghiệp là năng lực, kinh nghiệm, trình độ của bản thân
-
Ví dụ: nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc, quán cà phê...
2. Làm chủ và Làm thuê
Về vấn đề “khởi nghiệp” hay “làm, nếu hiểu rõ khái niệm giữa làm chủ và làm thuê thì bạn sẽ không phân vân giữa hai vấn đề này. Có lẽ nên nói “tự mình làm chủ hay làm thuê” thì chính xác hơn, và hai vấn đề “tự làm chủ” và “làm thuê” đều nằm ở phạm trù “lập nghiệp”, chưa có liên quan gì tới “khởi nghiệp”.
Dương như ngày nay mọi người đang quá lạm dụng từ “khởi nghiệp” để thay thế cho từ “lập nghiệp”. Từ khóa khỏi nghiệp cũng đang là từ hot trend để thu hút người đọc và đó cũng là mục đích của báo chí và truyền thông hướng tới. Bạn có thể khởi nghiệp, nhưng phải là khởi nghiệp theo đúng cách, chứ không phải theo một quan điểm do người khác tô vẽ lên.
Tự làm chủ hay làm thuê đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người mà chọn hướng đi phù hợp. Bạn chưa trải nghiệm thực tế, chưa va chạm xã hội, bạn chưa biết giá trị của bản thân, chưa biết giá trị của đồng tiền bạn đang có, chưa biết cách sử dụng tiền sao cho hiệu quả, chưa thể tự tin đứng một mình mà phải dựa vào người khác, thì tôi nghĩ bạn nên đi làm thuê để khắc phục những cái “chưa có” đó, sau rồi hãy nghĩ tới tự làm chủ. Bởi vid những điểm bạn yếu hay chưa có đó sẽ là điểm yếu chí mạng khiến bạn có thể thất bại bất cứ lúc nào. Nhớ rằng “tự làm chủ” đồng nghĩa làm việc 1 mình, đối mặt với chính mình. Một khi bạn chưa thắng được chính mình, chưa tự giác và tự kỷ luật bản thân được thì làm sao có thể thuyết phục được người khác. Trong trường hợp vậy cách tốt nhất và an toàn nhất là bạn nên đi làm thuê để trau dồi kỹ năng cần có của một người tự làm chủ
3. Người trẻ khởi nghiệp
Để mà nói về thời điểm tốt nhất để bắt đầu khởi nghiệp thì chỉ chỉ có thể là khi còn trẻ, bơi slucs ấy bạn vẫn có nhiều thời gian và nhiều cơ hội để khắc phục sai lầm. Không có gì là quá muộn nhưng sẽ tốt hơn nếu khởi nghiệp lúc bạn còn trẻ với điều kiện bạn đã chuẩn bị sẵn sàng kiến thức và sẵn sàng đương đầu.

Khi bạn còn trẻ, bạn thấy xã hội mới lạ, nhiều điều thú vị. Bạn còn nhiều thời gian và sức lực, nên bạn lạc quan vào tương lai. Bạn có nhiều cơ hội, không phải cơ hội để thành công mà là cơ hội để có thể sửa sai. Nhiều người vì không thể chịu được vấp ngã nên đã sợ tới mức không dám thử thách bản thân, không dám chấp nhận sự thật là mình đã thất bại. Có câu “thất bại là mẹ thành công”, nhưng thất bại mà không “làm lại” thì không bao giờ thành công. Thử hỏi bạn cứ thất bại liên tiếp, thất bại rồi sau đó bạn suy sụp, nhụt chí, từ bỏ thì liệu bạn có thành công nổi không?
Thực tế cho thấy rằng người trẻ thường ảo tưởng về “khởi nghiệp”. Họ cố gắng mở 1 công ty, vay mượn tiền để kinh doanh và họ nói họ đang khởi nghiệp. Nhưng khi hỏi về mô hình kinh doanh, hướng hoạt động, định hướng như thế việc làm đó của họ ảnh hưởng thế nào tới xã hội thì họ chẳng phân biệt được. Tôi nghĩ họ chỉ đang loay hoay với việc lập nghiệp mà thôi.
Bạn cần nhận ra 2 điều này trước khi bắt đầu khởi nghiệp: giá trị bản thân và sự ảnh hưởng tới xã hội. Lập nghiệp là để khẳng định giá trị bản thân, còn khởi nghiệp là mang giá trị đó để làm thay đổi xã hội. Hai vấn đề này còn có sự khác biệt rất rõ ở mục tiêu:
Mục tiêu của lập nghiệp là năng lực, trình độ, kinh nghiệm của bản thân. Năng lực, trình độ và kinh nghiệm càng nhiều thì giá trị của bạn càng cao, bạn càng kiếm được nhiều tiền.
Mục tiêu của khởi nghiệp là lợi ích, năng lực, tiến bộ của xã hội. Xã hội càng có năng lực cao, nhiều tiến bộ, nhiều lợi ích thì đời sống người dân càng nâng cao. Xã hội tạo ra nhiều của cải hơn, nhờ đó bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
Tuy cuối cùng đều tạo ra tiền, những cách thức kiếm tiền hoàn toàn khác nhau. Tiền bạc nhiều hay ít không phải thước đo, mà là cách bạn kiếm tiền sẽ phản ánh điều bạn đang làm là Lập nghiệp hay khởi nghiệp.
Nguồn: Nhan Su Co
HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com
Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com