Tìm bài viết phù hợp

NÊN ĐỀ XUẤT TĂNG LƯƠNG KHI NÀO?

18/07/22 07:55

Có vô vàn lý do để đề xuất tăng lương. Chẳng hạn như khi số lượng công việc tăng, chi phí sinh hoạt và chăm sóc cá nhân tăng lên mỗi năm. Nhưng thực tế việc đề xuất tăng lương phụ thuộc vào hiệu suất làm việc và lý luận của bạn thuyết phục hay không. Bằng việc chứng minh hiệu suất làm việc của mình có tác động lớn đến thành công của công ty không?

I. Chỉ đề xuất tăng lương khi có hiệu suất tốt

Người sử dụng lao động luôn muốn duy trì chi phí càng thấp càng tốt nên họ hiếm khi chủ động tăng lương cho nhân viên. Do đó hầu hết các trường hợp là do nhân viên tự mình đề xuất để đàm phán về lương. 

Hãy chuẩn bị thật kỹ cho buổi đàm phán tăng lương này. Nội dung của cuộc đàm phán lương chỉ nên xoay quanh công việc và hiệu suất; không nên vin vào các lý do khác bên ngoài, như bạn có thêm người phụ thuộc hay vợ vừa mới sinh con thứ hai, làm cớ đòi tăng thu nhập. Thông tin duy nhất quan trọng với cuộc đàm phán lương đó chính là những con số cụ thể mà bạn đã mang lại giá trị cho công ty.

Xem thêm: Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng: 5 nguyên tắc vàng

II. 7 lý do sau đây sẽ giúp bạn đề xuất tăng lương hiệu quả hơn

1. Đề xuất tăng lương đúng thời điểm

Nên nhớ rằng không phải lúc nào cũng là thời điểm thích hợp để đàm phán tăng lương. Thời điểm vàng để đề xuất tăng lương là:

  • Tình hình hoạt động và tài chính của công ty đang thuận lợi
  • Sau khi làm việc chính thức khoảng 1-2 năm
  • Sau thời gian thử việc nếu như thỏa thuận lương ban đầu không được thống nhất
  • Sau khi hoàn thành một dự án lớn và bạn là người có trách nhiệm chính trong dự án đó
  • Năng suất và hiệu quả làm việc của bạn ngày càng phát triển và có giá trị hơn đối với công ty

2. Bạn giúp công ty tiết kiệm chi phí

  • Áp dụng nhiều quy trình mới giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí cho công ty
  • Phụ trách các hoạt động trước đây phải thuê ngoài
  • Cải thiện dòng chảy hàng hoá
  • Đàm phán thành công với nhà cung cấp về các điều khoản có lợi cho công ty
  • Thúc đẩy và tận dụng tốt sự phối hợp làm việc giữa các phòng ban

3. Đòi hỏi trong chừng mực

Cần tránh những sai sót dẫn đến phản tác dụng, tự lượng sức và đừng phóng đại khi trình bày nguyện vọng.Trước khi bước vào đàm phán, bạn nên nắm rõ con số khả dĩ có thể yêu cầu mà không bị xem là “quá đáng” hoặc “vô lý”.  

Trước khi chính thức đàm phán bạn cần tìm hiểu rõ những vấn đề sau:

  • Tìm hiểu mức lương vị trí tương tự ở các công ty khác. 
  • Tình hình tiền lương trong lĩnh vực bạn làm việc hiện đang thế nào?
  • Có sự chênh lệch về mức lương xét theo khu vực (địa phương, quốc gia…) hay không?

Thực tế cho thấy chúng ta có thể đề xuất tăng lương trong khoảng 4-7%. Mức tăng với tỷ lệ 10% chủ yếu thường xảy ra với những nhân viên xuất sắc đã có đóng góp đáng kể cho thành công của công ty.

4. Bạn góp phần tăng doanh thu cho công ty

Phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới

Ký hợp đồng mới hoặc thâu tóm được các khách hàng lớn và quan trọng

Thắng thầu hợp đồng với giá cạnh tranh

Mở rộng vùng hoạt động, phạm vi phân phối hoặc khu vực kinh doanh

5. Đề xuất tăng lương sau lần đầu tiên bị từ chối

Nếu lời đề nghị tăng lương của bạn bị từ chối hãy suy nghĩ kỹ về ký do và đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công ty chưa? Và nên tìm hiểu lý do nên như thế nào thì mới đề xuất tăng lương. Rồi sắp xếp một cuộc hẹn đàm phán lương tiếp theo, sau khi đã làm việc kỹ lưỡng với các yêu cầu công ty đưa ra.  

Ngoài ra, bạn cũng có thể gợi ý với công ty về những cơ hội tăng lương cho mình theo cách sáng tạo hơn như: tặng xe hơi phục vụ cho công việc, tiền thưởng nếu hoàn thành chỉ tiêu, chi phí đào tạo nâng cao hoặc du lịch cá nhân…

6. Bạn mở rộng phạm vi trách nhiệm trong công việc bằng cách gánh vác thêm…

Đảm nhận thêm nhiệm vụ hoặc sẵn sàng đảm nhận dự án đặc biệt

Giữ vai trò quản lý, điều phối một dự án

7. Bạn nâng cao năng lực và trình độ của mình vì lợi ích của công ty

Rành rẽ nhiều kiến thức chuyên môn sâu rộng trong việc quản lý dự án

Tích luỹ các bí quyết trong những lĩnh vực mới hoặc xu hướng có triển vọng

Học thêm ngoại ngữ để thúc đẩy việc mở rộng khu vực của công ty ra tầm quốc tế

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để đối phó với những khách hàng thuộc “ca khó

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Bí quyết tìm việc

Xem tất cả
4 "Red Flag" trong Job Description mà bạn nên né vội

"Trước khi quyết định ứng tuyển cho một vị trí công việc, việc nhận diện và tránh những dấu hiệu "red flag" trong Job Description là vô...

Nên Hay Không Nên Bật Open-To-Work trên LinkedIn

Open to Work là một tính năng hữu ích trên LinkedIn giúp bạn kết nối với các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên,...

Cách dùng AI để hỗ trợ tìm việc

Khám phá cách mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi cách chúng ta tìm kiếm việc làm! Với sức mạnh của AI, quá trình tìm việc trở...

Top 4 ngành được tuyển dụng nhiều nhất ở tỉnh phía Nam

Thông tin này được công bố dựa trên kết quả khảo sát về tuyển dụng nhân sự tại 4 tỉnh Đông Nam Bộ (TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà...

10 công việc thu nhập

Khi bắt đầu làm việc trong một ngành nghề nào đó, hầu hết mọi người thường xem xét về mức thu nhập. Có nhiều vị trí và lĩnh vực công việc...

NHÂN VIÊN CẦN - CÓ HR LO

HR được ví như một “người mẹ” của công ty bởi vì chỉ cần có bất kỳ vấn đề nào mà nhân viên kêu, là HR sẽ có mặt và hỗ trợ nhanh chóng. Có...