Tìm bài viết phù hợp

MÌNH CÓ THẬT SỰ PHÙ HỢP VỚI CÔNG VIỆC NÀY?

18/10/22 02:21

Bên cạnh những hoài nghi về năng lực của bản thân, mất định hướng nghề nghiệp cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh thị trường tuyển dụng đang dần bị bão hòa. Về bản chất, mất định hướng nghề nghiệp có thể xem là một hội chứng mà trong đó người mắc phải đang trong trạng thái mơ hồ về sự nghiệp, tương lai của bản thân hay còn gọi là khủng hoảng sự nghiệp (Career Crisis).

Dưới góc nhìn của những chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng (HR experts), mất định hướng nghề nghiệp có thể xảy ra với bất kì ai đã và đang có nhận thức về nghề nghiệp. Trong khi những bạn trẻ chưa/mới ra trường (Intern/Fresher) ở tuổi 18 đến 20 đang loay hoay chưa biết mình sẽ làm nghề gì, thì những người trẻ chạm mốc 25 đã có những trải nghiệm công việc nhất định (Junior) lại đang mắc kẹt trong dòng suy nghĩ: “liệu bản thân có phù hợp với công việc mình đang làm hay không?”. 

Những mâu thuẫn này xuất phát từ việc họ không hiểu rõ bản thân mình đang mong muốn điều gì cùng với tác động của ngoại cảnh (Gia đình, Bạn bè, Truyền thông, etc.) họ thường có xu hướng sẽ chạy theo những ngành nghề được cho là “Hot” với suy nghĩ “dễ ăn”. Một số khác lại biết rõ sở thích lẫn năng lực của bản thân nhưng vẫn bị phân tâm bởi cái gọi là “định kiến xã hội” về nghề nghiệp nên thường bị mắc kẹt giữa công việc mình yêu thích và công việc mình có khả năng. 

1. Chạy theo xu hướng liệu có an toàn?

Với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội hiện nay, tìm hiểu thông tin về những nhóm ngành “Trendy” không thể dễ dàng hơn. Dưới góc độ của những người đang bị mất định hướng nghề nghiệp, không quá khó hiểu khi họ đổ xô ứng tuyển vào các nhóm ngành này dẫn đến sự quá tải nhân sự. Một ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng này chính là nhóm ngành quản trị kinh doanh. 

Trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập, mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp dành cho những cá nhân theo học ngành kinh tế, kinh doanh. Theo số liệu thống kê của thị trường tuyển dụng vào cuối năm 2020, có đến gần 42% doanh nghiệp nói rằng họ đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân sự. Trong khi đó, ngành kinh doanh đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các ngành bị thiếu hụt nhân lực. Nếu chỉ nhìn vào bối cảnh và những con số, không ít người sẽ lao đầu vào cái bẫy hoàn hảo này. Trên thực tế, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, mỗi năm có đến hơn 10.000 sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành kinh doanh nhưng con số được làm việc đúng ngành chỉ hơn 30%. Thực trạng này chỉ ra rằng ngành kinh doanh có tính cạnh tranh cực kì cao khi các doanh nghiệp yêu cầu những ứng viên chất lượng nhất để làm việc cho họ. Trong khi đó, những cá nhân bị đào thải dần bị mất phương hướng và mơ hồ về tương lai nghề nghiệp của bản thân.

2. Tâm lý sợ “bỏ lỡ” - Fear Of Missing Out (FOMO) 

Về định nghĩa cơ bản, Fear Of Missing Out (Viết tắt là FOMO) hay Hội chứng sợ bỏ lỡ là một khái niệm dùng để đề cập đến cảm giác mất mát, lo sợ bỏ lỡ những thông tin, cập nhật quan trọng xung quanh bản thân. Người mắc hội chứng “FOMO” thường xuyên cảm thấy không thoải mái, mệt mỏi và căng thẳng kéo dài khi không được tiếp xúc với thông tin trong một khoảng thời gian nhất định (tùy mức độ nặng nhẹ). “FOMO” giữ cho người mắc phải luôn ở trong trạng thái lo sợ rằng bản thân sẽ bỏ lỡ những thông tin mà họ cho là có lợi, buộc họ liên tục cập nhật để không bị bỏ lại phía sau. Mặt khác, sự tồn tại của “FOMO” ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn của những cá nhân đang không có một định hướng nghề nghiệp cụ thể. 

Với những “Interns/Freshers”, nếu bạn là người may mắn thì công việc bạn yêu thích, công việc phù hợp với năng lực của bạn và công việc đang “trend” sẽ là một. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện không suôn sẻ như vậy, bạn sẽ như một người đang lạc lối đứng trước một ngã ba và “FOMO” sẽ đóng vai trò như một chiếc la bàn luôn chỉ về hướng công việc “trendy”. Nói cách khác, “FOMO” sẽ liên tục nhồi vào đầu bạn những câu hỏi đầy hoài nghi về sự lựa chọn của bản thân, lo sợ “nếu không apply vào những ngành xu hướng thì liệu lương có cao không?”.

Với các “Juniors”, “FOMO” thường xuất hiện trong hai trường hợp:

“Sẽ không có cơ hội thứ hai”

Tương tự như trường hợp của “Interns/Freshers”, các “Juniors” đã và đang làm những công việc đúng ngành với mức thu nhập ổn. Đột nhiên, những công việc “trendy” xuất hiện với những “offer” hấp dẫn nhưng kèm theo đó là những rủi ro cao trong việc chuyển ngành. Giữa những dòng suy nghĩ, “FOMO” xuất hiện và đẩy bạn thẳng vào ô nhảy việc.

“Không phải bây giờ thì là bao giờ?”

Một số khác do nhiều lý do đã phải làm công việc không đúng chuyên môn hay sở thích của mình trong nhiều năm. Tuy công việc ổn với thu nhập khá nhưng họ lại cảm thấy trống rỗng, chán nản dần nảy sinh ý định bỏ việc (Burnout). Theo tờ The Guardian: ”Burnout là kết quả tích lũy của căng thẳng mãn tính, chưa được giải quyết và căn thẳng trong công việc kéo dài có thể dẫn đến bơ phờ, mệt mỏi hay thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ cùng với các bệnh về tim” (Amine Saner, 2021). Lúc này, não bộ đã nhận thấy được sự đe dọa về sức khỏe và thúc đẩy chúng ta nhảy việc hoặc nghỉ việc. 

Theo một cách khách quan, nhảy việc vẫn mang lại những giá trị tích cực. Cụ  thể, chuyển đổi việc làm có thể mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho những người đã ở trong vùng an toàn quá lâu, mở ra nhiều cơ hội hơn cho những cá nhân có mong muốn thử thách bản thân qua nhiều môi trường làm việc mới. Trong đại dịch Covid-19, rất nhiều người đã không thể đến nơi làm việc do lệnh phong tỏa, một số đã quyết định nghỉ việc và trở thành các nhân viên tự do (Freelancers) nhận các công việc tại nhà (Work from home). Sự linh động về thời gian và nguồn thu nhập mà các công việc tự do (Freelance jobs) mang lại không hề thua kém so với các công việc full-time khiến họ dần trở thành một “main-freelancer”. 

Mặt khác, chỉ một số ít người thật sự thành công khi nhảy việc. Để trở thành một freelancer thành công cần rất nhiều thời gian học hỏi, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp tại công ty và phải có tư duy thích ứng (Adaptable mindset) cực kì tốt. Nhảy việc khi chưa có sự chuẩn bị sẽ là một sai lầm kéo các Juniors về với vạch xuất phát - nơi mà định hướng nghề nghiệp không tồn tại. 

Xã hội ngày càng phát triển và mở rộng với tốc độ chóng mặt, song, chỉ những người thật sự hiểu rõ định hướng của bản thân mới nắm được chìa khóa quyết định sự thành công của mình. Đừng do dự để rồi bị bỏ lại phía sau với sự mông lung và nỗi ám ảnh mỗi khi nghĩ về hai chữ “tương lai”.

3. Đăng ký tư vấn cùng HR1JOBs

Tư vấn nghề nghiệp đang là dịch vụ có tính phí trên thị trường, chi phí có thể từ vài trăm cho tới vài triệu tùy trường hợp và thời gian tư vấn. Hiện nay HR1JOBS đang triển khai chương trình TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP hoàn toàn miễn phí với các điều kiện như sau:

  • 100 bạn đăng ký sớm nhất, từ ngày 05/10/2022 - 31/10/2022
  • Upload CV và điền đầy đủ thông tin tại đây!
  • Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn để xác nhận và đặt lịch hẹn tư vấn.

Ngoài ra bạn còn được nhận thêm Code giảm giá 2 triệu đồng áp dụng trực tiếp lên các sản phẩm của Samsung đang có ưu đãi giảm giá lên đến 40%. Chi tiết ưu đãi xem thêm tại đây.

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
4 Kiểu HR Đa Năng Trong Doanh Nghiệp Hiện Đại

Trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và cạnh tranh, vai trò của HR (Human Resources - Nhân sự) đã phát triển từ việc chỉ tập...

Vì Sao Dân Văn Phòng Có Thói Quen “Cố Tình Thiếu Ngủ"?

Bạn có phải là một trong những người thường xuyên thức khuya lướt điện thoại dù đã rất buồn ngủ? Bạn cảm thấy bản thân như đang "cố tình...

Nhảy Việc Trái Ngành: Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Nhảy việc vốn đã là một quyết định khó khăn với nhiều người. Thế nhưng, việc đặt chân đến một lĩnh vực mới thậm chí còn liều lĩnh hơn....

5 "KHÔNG" Giúp Bạn Tránh Drama Công Sở

Công sở, nơi tập trung những cá tính khác nhau, chính là "chiến trường" tiềm ẩn những "drama" không thể lường trước. Muốn giữ cho mình...

Khủng Hoảng Tuổi 20+ Và Cách Vượt Qua

Bước sang tuổi 20, nhiều người cảm thấy như đang đứng trước ngã ba đường. Áp lực học tập, định hướng nghề nghiệp, sự độc lập tài chính,...

4 Mẹo “Chống Trượt” Khi Rải CV Mà Gen Z Nên Biết

Để tăng cơ hội tìm được việc làm, rải CV là cách phổ biến nhất. Nhưng không phải ai cũng biết cách rải CV sao cho hiệu quả.