Tìm bài viết phù hợp

KIỂM SOÁT NỖI LO SỢ KHI ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC

08/02/22 08:00

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thành công của buổi phỏng vấn là tâm lý của các ứng viên. Chính sự sợ hãi, lo lắng có thể khiến bạn phạm lỗi và mất đi cơ hội việc làm của mình một cách đáng tiếc. Vì vậy, hãy học cách kiểm soát nỗi sợ hãi và lo lắng. HR1JOBs gợi ý bạn vài cách đơn giản như sự chuẩn bị tốt và suy nghĩ tích cực là những phương pháp kỳ diệu làm giảm căng thẳng và giúp bạn tỏa sáng trong cuộc phỏng vấn.

 

Đọc thêm Dấu hiệu buổi phỏng vấn của bạn thành công

Đọc thêm Xu hướng nghề nghiệp trong năm 2022

 

1. Chuẩn bị tốt chính là chìa khóa thành công

Sự chuẩn bị kỹ càng là nền tảng cho sự tự tin trong phỏng vấn. Trước hết là việc nghiên cứu những thông tin về công ty/ tổ chức nơi bạn phỏng vấn và kết thúc với việc chuẩn bị trang phục (thể hiện sự thông minh, chuyên nghiệp nhưng vẫn thoải mái)

Tìm hiểu các sản phẩm, sứ mệnh, chiến lược, văn hóa và vị trí của công ty. Đọc kĩ mô tả công việc hoặc tài liệu tuyển dụng sau tốt nghiệp, coi chúng như các gợi ý để biết được mục tiêu mà công ty đang hướng tới.

Tìm hiểu về người sẽ phỏng vấn bạn cũng là một cách hay để lên kế hoạch. Điều đó sẽ khiến họ có thiện cảm hơn và do đó sẽ bớt gây khó khăn cho bạn. Đồng thời cũng có thể giúp bạn hiểu rằng nhà tuyển dụng cũng ít nhiều lo lắng trước cuộc phỏng vấn.

 

2. Tham gia các buổi hội thảo về nghề nghiệp

Việc tham gia các buổi hội thảo nghề nghiệp sẽ giúp bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tốt nhất về kiến thức cũng như kỹ năng và nhờ đó sẽ giúp bạn bớt bồn chồn lo lắng. Hãy đăng kí tham gia các khóa thực hành hay hội thảo. Hãy hỏi người cố vấn nghề nghiệp xem họ có bất kì kiến thức nội bộ nào về những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm tới; và điều gì sinh viên mới tốt nghiệp cần có để có khả năng trúng tuyển cao; hoặc hỏi những người đã đang làm việc ở các công ty để có những lời khuyên kinh nghiệm của chính họ khi ứng tuyển việc làm. 

 

3. Hiểu và thuộc CV của bạn rõ như lòng bàn tay.

CV hoặc đơn xin việc của bạn quyết định liệu bạn có một cuộc hẹn cho buổi phỏng vấn hay không. Cố gắng dự đoán các câu hỏi có thể liên quan đến CV của bạn, và chuẩn bị câu trả lời một cách tự tin.

Làm một bản sao CV, đơn xin việc của bạn và mang theo khi phỏng vấn luôn là một ý tưởng không tồi. Thông thường, lướt qua nó có thể giúp bạn trả lời một câu hỏi khó; hoặc ít nhất, bạn có cầm một cái gì đấy để ngăn chặn việc bồn chồn tay chân.

 

4. Tham khảo ý kiến từ một người bạn.

Kiến thức của “insider” là vô giá. Hãy tự hỏi bản thân mình trong những người bạn biết; ai làm việc trong ngành mà bạn đang nhắm mục tiêu. Hỏi họ về vai trò của họ; những kỹ năng cần thiết và các loại câu hỏi có khả năng xuất hiện trong buổi phỏng vấn.

Nếu bạn có một người bạn hay bạn cùng phòng đáng tin cậy; hãy thực hành với họ một vài ngày trước buổi phỏng vấn; (thực hành vào đêm trước hoặc buổi sáng buổi phỏng vấn có thể giúp ích nhiều hơn là ngồi lo lắng về nó). Thực hành phỏng vấn là cơ hội lý tưởng để thử các câu hỏi phỏng vấn thường gặp; hoặc có khả năng gặp để xem phản ứng, sự thể hiện của bạn qua cử chỉ; biểu đạt gương mặt và lời nói đã được chưa.

 

5. Phương pháp thư giãn.

Mặc dù một số căng thẳng là tốt; bí quyết để vượt qua một cuộc phỏng vấn là đi qua nó một cách thoải mái và tự tin thay vì là lo lắng. hãy thực hiện một số phương pháp thư giãn trước ngày bạn tham gia buổi phỏng vấn; chẳng hạn ngâm mình trong một bồn nước ấm, đến phòng tập thể dục và ngủ một đêm ngon giấc…

Trong ngày phỏng vấn, hãy cung cấp cho mình một bữa sáng lành mạnh; đi bộ để hít thở không khí trong lành. Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn; đừng quên đứng lại, hít thở sâu, nới lỏng quai hàm và vai để giải tỏa căng thẳng. Bắt đầu từ dưới chân và di chuyển lên; thắt chặt từng phần cơ thể của bạn sau đó thư giãn nó.

 

6. Suy nghĩ về nỗi sợ hãi của bạn.

Hãy nghĩ về buổi phỏng vấn xin việc theo quan điểm rằng đây không phải là công việc duy nhất. Họ sẽ không phỏng vấn bạn nếu họ nghĩ rằng bạn không đủ năng lực và tiềm năng cho vị trí này. Hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực: “Tôi có thể trúng tuyển” thay vì ” tôi không thể trúng tuyển”.

Đôi khi nghĩ về nó như một cuộc gặp gỡ hơn là một buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ phi lý: điều đó sẽ củng cố ý tưởng rằng một buổi phỏng vấn như sự tiếp xúc trao đổi thông tin từ 2 phía.

Hãy suy nghĩ về một thành tựu mà bạn đã đạt được; tự hào về nó và tự xây dựng sự tự tin cho mình. Tự nói với bản thân mình:” tôi đã…, tôi có thể làm được việc này!”.

Chuẩn bị sẵn tinh thần, cứ nghĩ là bạn có thể làm được và đã cố gắng hết sức; nhưng hãy đặt giả định là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi mà bạn bị đánh trượt; thì hãy coi đó là một kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn sau được tốt hơn; và điều đó sẽ giúp bạn bớt lo lắng và có thể tự tin tỏa sáng.

 

Quick tips để có được sự tự tin trong buổi phỏng vấn xin việc:

  • Thư giãn và hình dung đây chỉ là “buổi gặp gỡ” trao đổi thông tin bình thường.
  • Thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực: “Tôi có thể làm tốt” thay vì “Tôi sợ sẽ không thể làm được”.
  • Một nụ cười và một cái bắt tay là cách đơn giản để tạo ấn tượng tốt cho người phỏng vấn.
  • Bạn nên ước lượng thời gian để đến sớm công ty khoảng 10-15 phút; cũng không nên đến trước thời gian phỏng vấn quá nhiều; vì điều đó có thể làm bạn thêm hôi hộp và lo lắng trong khi ngồi chờ phỏng vấn.
  • Hãy chọn một cuộc phỏng vấn vào buổi sáng và bạn sẽ không phải lo lắng về nó suốt cả ngày.

Nguồn: HR1JOBs


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm công việc phù hợp tại HR1JOBs!

Tìm việc trong ngành IT tại HR1TECH!


 

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Bí quyết tìm việc

Xem tất cả
5 Điểm Trừ Lớn Nhất Trong CV

Đừng để CV của bạn bị loại chỉ vì những lỗi nhỏ. Tìm hiểu ngay 5 điểm trừ lớn nhất thường gặp mà nhiều ứng viên mắc phải và cách khắc...

Nên Hay Không Nên Bật Open-To-Work trên LinkedIn

Open to Work là một tính năng hữu ích trên LinkedIn giúp bạn kết nối với các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên,...

Những "Red Flags" Trong Job Description Mà Bạn Nên Né Vội

"Trước khi quyết định ứng tuyển cho một vị trí công việc, việc nhận diện và tránh những dấu hiệu "red flag" trong Job Description là vô...

3 Khó Khăn Khiến Lao Động Trên 35 Tuổi Khó Tìm Việc

Thị trường lao động ngày nay ngày càng cạnh tranh thì những khó khăn khiến lao động trên 35 tuổi khó tìm việc càng rõ rệt. Họ thường gặp...

Điểm GPA Có Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Phỏng Vấn Không?

Trong hành trình chinh phục sự nghiệp, điểm GPA (Điểm trung bình tích lũy) luôn là một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Liệu điểm GPA...

3 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Tham Khảo Chuẩn Form

Nhật ký thực tập là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Việc ghi lại nhật ký không chỉ giúp sinh...