Sự phát triển của Internet đã thay đổi cách thức mà con người giao tiếp, tìm kiếm và tiếp nhận thông tin. Từ đó các ý tưởng tiếp thị mới mẻ cũng nhanh chóng được bắt tay vào thử nghiệm trên Internet. Thuật ngữ Digital Marketing được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1990 khi việc sử dụng Internet ngày càng trở nên rộng rãi.

1. Khái niệm Digital Marketing
“The use of the internet as a medium for marketing and communication” - According to Asia Digital Marketing Association.
(Tạm dịch: “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin.”)
Nói một cách đơn giản, Digital Marketing là một hình thức tiếp thị trên các nền tảng kỹ thuật số, trên các thiết bị điện thoại, đặc biệt là không gian mạng (Internet). Mục đích chính của Digital Marketing là tạo ra lợi nhuận, mở rộng sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng qua các nền tảng mạng xã hội và các kênh thông tin điện tử (kênh digital) của doanh nghiệp như:
- Website công ty
- Nền tảng social media (Facebook, LinkedIn, Twitter,...)
- Bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm (SERP)
- Email
2. Kỹ năng cần và đủ để trở thành Digital Marketing
Digital Marketing là một mảng nhỏ của ngành Marketing nhưng digital marketing như “chất kết dính” giữa doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp có thể kết nối nhanh chóng và có thể tương tác với khách hàng nhanh hơn. Để có thể thực hiện điều đó, một Digital Marketer cần chuẩn bị những kỹ năng gì?
Khả năng phân tích dữ liệu
Digital Marketing hoạt động chủ yếu trên nền tảng mạng xã hội và các kênh kỹ thuật số. Vì vậy, khả năng phân tích dữ liệu, nhạy bén với số là điều kiện tiên quyết để trở thành một Digital Marketer. Sau mỗi chiến dịch, quảng cáo cần được thu thập, phân tích các số liệu tương tác để đo lường và đánh giá hiệu quả.
Content là yếu tố cốt lõi trong ngành Marketing để truyền tải thông điệp và nội dung của doanh nghiệp đến khách hàng. Việc sáng tạo nội dung cho các chiến dịch, website, nội dung social hay bài blog gia tăng nhận thức cho thương hiệu doanh nghiệp, mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng, gia tăng cơ hội tạo ra doanh thu.
Truyền thông thị giác giờ đây là một trong những điểm chạm quan trọng hàng đầu và chúng ta phải thừa nhận tầm ảnh hưởng của thiết kế trong các chiến dịch marketing hiện đại. Bên cạnh nội dung độc đáo, sản phẩm hay dịch vụ tốt, hình ảnh bắt mắt là phần quan trọng quyết định một phần thành công của hoạt động tiếp thị. Chính vì vậy, tư duy thiết kế, lên ý tưởng cho hình ảnh để truyền tải thông điệp của chiến dịch đến người tiêu dùng vô cùng quan trọng.
3. Mức lương của Digital Marketing
Cơ hội phát triển của ngành Digital Marketing cũng được chia thành nhiều cấp độ cơ bản: Entry Level, Junior, Senior và cấp Manager. Theo đó mức lương sẽ phụ thuộc vào mức độ chuyên môn. Dựa trên dữ liệu thống kê trang Salary Explore về mức lương của Digital Marketing tại Việt Nam năm 2022, mức lương trung bình của Digital Marketing kỳ vọng rơi vào 9.000.000VNĐ - 13.000.000VNĐ. Trong đó có khoảng trên 50% nhân sự theo ngành Digital Marketing kiếm được hơn mức 20.000.000 VNĐ hiện nay. Với yêu cầu ngày càng tăng cao đối với lĩnh vực này, nhìn chung Digital Marketing thông thường sẽ có mức lương cao hơn so với Marketing truyền thống.
Trên đây, HR1JOBS đã cùng bạn tìm hiểu về ngành nghề Digital Marketing và những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân tài giỏi trong ngành này. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ có thêm những thông tin và kiến thức hữu ích, giúp bạn phần nào biết được những yếu tố cần để tiến xa hơn nữa trên con đường theo đuổi nghề Digital Marketing trong thời đại số.
HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com
Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com