Tìm bài viết phù hợp

8 mẹo giúp bạn xử lý công việc nhanh gọn, hiệu quả

02/02/21 10:32
  1. Chậm lại!

Đây là điều ai cũng sẽ nói với bạn khi đối mặt với bất cứ khó khan nào trong công việc hay cuộc sống. Nhưng, để hiểu được thực sự thế nào là “”chậm lại”” và vì sao phải chậm lại thì không phải ai cũng hiểu được.

Vậy, vì sao phải chậm lại?

Bạn phải chậm lại mới có thể cảm nhận được mọi việc diễn ra xung quanh mình, nghe được những điều người khác nói và thấy được nhiều thứ người khác không thể hiện ra bên ngoài. Để từ đó nhìn sâu vào bên trong sự việc và tìm ra được cách xử lý vấn đề.

Làm thế nào để chậm lại?

Mỗi khi định làm một việc gì đó, hãy dừng lại một phút, nghĩ về điều đó hoặc chỉ đơn giản là đợi chờ chính mình tĩnh lại trong một phút ấy. Bạn sẽ thấy nhiều quyết định thay đổi chỉ trong khoảnh khắc “chậm lại”” ấy!

  1. Thường xuyên giải lao ngắn.

Ngoài những việc như đi vệ sinh giữa giờ, lấy nước… để vận động cơ thể, bạn có thể tạo thói quen nhắc hẹn bằng đồng hồ báo thức. Đặt hẹn vào những khung giờ cố định trong ngày/trong quá trình làm việc. Khi chuông báo vang lên, hãy dành ra 5 – 10 phút thư giãn, thả lỏng, hoặc chỉ ngồi yên lặng, không suy nghĩ gì.

Việc này giúp não bộ của bạn được nghỉ ngơi, năng lượng được phục hồi, tại tạo sau thời gian hoạt động tích cực. Khả năng tập trung sẽ cao hơn rất nhiều.

  1. Tìm ra mục tiêu trong công việc & đối mặt với nó.

Khi bạn làm một việc với tâm trạng của người đang lạc lối, bạn sẽ không thể đến đích thành công. Lý do đơn giản là bạn không biết “”đích”” nằm ở đâu để lựa chọn con đường hay loại phương tiện thích hợp đi tới đó.

Luôn tìm ra mục tiêu trong công việc của mình dù là việc nhỏ nhất bằng câu hỏi: Tại sao mình phải làm công việc này?

Khi đã tìm ra được mục tiêu hãy đối mặt với nó bằng câu hỏi: Làm thế nào và bằng cách nào bạn có thể đạt được mục tiêu này.

  1. Thả lỏng

Mọi sự việc & sự vật đều có quy luật vận hành của riêng nó. Công việc của bạn cũng vậy! Tâm trí của bạn cũng vậy! Hãy học cách thả lỏng để bản thân thật sự tìm thấy quy luật của riêng mình. Khi tìm ra được quy luật hay “dòng chảy” của bản thân, bạn sẽ dễ dàng tìm được cách thích nghi với môi trường xung quanh và nhanh chóng tìm ra phương án giải quyết mọi việc.

  1. Tập trung

Hãy học cách loại bỏ những tác động từ bên ngoài bằng hai phương pháp: tạo ra những tín hiệu cảnh báo riêng & học cách tập trung vào một việc nhất định trước khi chuyển qua một loại công việc khác.

Những tín hiệu cảnh báo giúp bạn hạn chế tiếp xúc với người xung quanh khi không cần thiết hoặc khi bạn cần tập trung tuyệt đối vào công việc của mình.

Bạn có thể rèn luyện thêm khả năng tập trung, tránh sao lãng bằng phương pháp Prodomo, cài đặt đồng hồ hẹn giờ nhiều giai đoạn.

Giai đoạn 1: Cài đặt 20’ làm việc – 5’ nghỉ.

Giai đoạn 2: Cài đặt 30’ làm việc – 10’ nghỉ.

Giai đoạn 3: Cài đặt 40’ làm việc – 15’ nghỉ.

Cứ thế, cho tới khi bạn quen dần với nhịp độ làm việc & nghỉ ngơi mà không cần tới đồng hồ.

  1. Áp dụng nguyên lý 80/20

Nguyên lý này cho thấy rằng, chỉ 20% tổng lượng công việc của bạn hàng ngày là có hiệu quả và hiệu quả này chỉ đạt 80% kết quả cần. Vì thế, bạn cần học cách phân loại & sắp xếp công việc thật hợp lý để không lãng phí thời gian, tâm sức.

Hãy mạnh dạn loại bỏ tạm thời hoặc vĩnh viễn những công việc không mang lại kết quả hoặc làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc chung.

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy mình gạt bỏ đi tới 80% công việc của mình nhưng ngược lại, hiệu quả của 20% còn lại này sẽ khiến bạn rất ngạc nhiên. Vì vậy, hãy mạnh dạn thử áp dụng phương pháp này.

  1. Chấp nhận thử thách

Ngày nay, bất cứ công ty nào khi tìm nhân sự cũng luôn thêm vào một yêu cầu “can-do-attitude”. Đây vốn là đòi hỏi của thị trường nhân sự trong tất cả các ngành nghề. Bởi vậy, hãy luôn nói “Yes, I can” dù cho bạn cảm thấy sợ hãi. Có chấp nhận thách thức, vượt qua giới hạn bản thân, bạn mới biết mình có thể đi xa đến đâu, lặn sâu tới mức nào.

  1. Quyết đoán

Tất cả những điều trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu ban là người thiếu tính quyết đoán. Người làm được việc đôi khi không phải người nghĩ ra được nhiều ý tưởng hay hoặc có nhiều cách giải quyết vấn đề mà là người có khả năng chốt lại vấn đề cần giải quyết, đưa ra phương án lựa chọn.

Các công ty cần nhiều người xử lý một công việc là để bớt đi sự lựa chọn chứ không phải để tăng thêm hoang mang bằng các lựa chọn khác nhau. Để làm được điều đó, mỗi người đều cần có sự quyết liệt của riêng mình.

 

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
4 Kiểu HR Đa Năng Trong Doanh Nghiệp Hiện Đại

Trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và cạnh tranh, vai trò của HR (Human Resources - Nhân sự) đã phát triển từ việc chỉ tập...

Vì Sao Dân Văn Phòng Có Thói Quen “Cố Tình Thiếu Ngủ"?

Bạn có phải là một trong những người thường xuyên thức khuya lướt điện thoại dù đã rất buồn ngủ? Bạn cảm thấy bản thân như đang "cố tình...

Nhảy Việc Trái Ngành: Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Nhảy việc vốn đã là một quyết định khó khăn với nhiều người. Thế nhưng, việc đặt chân đến một lĩnh vực mới thậm chí còn liều lĩnh hơn....

5 "KHÔNG" Giúp Bạn Tránh Drama Công Sở

Công sở, nơi tập trung những cá tính khác nhau, chính là "chiến trường" tiềm ẩn những "drama" không thể lường trước. Muốn giữ cho mình...

Khủng Hoảng Tuổi 20+ Và Cách Vượt Qua

Bước sang tuổi 20, nhiều người cảm thấy như đang đứng trước ngã ba đường. Áp lực học tập, định hướng nghề nghiệp, sự độc lập tài chính,...

4 Mẹo “Chống Trượt” Khi Rải CV Mà Gen Z Nên Biết

Để tăng cơ hội tìm được việc làm, rải CV là cách phổ biến nhất. Nhưng không phải ai cũng biết cách rải CV sao cho hiệu quả.