Looking article matching

Tại sao người trẻ làm trái ngành?

30/06/23 03:06

Trong xã hội hiện đại, nhiều người trẻ đã chọn con đường làm việc trái ngành, đi ngược với ngành học đã theo đuổi trong quá trình học tập. Điều này đã và đang là chủ đề luôn được bàn tán sôi nổi trong cộng đồng, đặt ra câu hỏi về lựa chọn và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển cá nhân và xã hội. Vậy thì lý do tại sao người trẻ làm trái ngành?

Cùng HR1JOBs tìm hiểu qua tập podcast lần này nhé!

---------------------------

Vy: Ê Trí, Trí nghĩ “Tại sao người trẻ làm trái ngành?”

Trí: Ý Vy là trái với ngành mình học tại trường đúng không?

Vy: Ừ, đúng rồi. Học ở trường một đằng nhưng đi làm lại một nẻo. Ví dụ như ở trường học chuyên về ngành nhân sự, nhưng công việc hiện tại lại làm về xuất nhập khẩu, kiểu vậy đó

Trí: À, hiểu rồi.

Theo Trí thấy thì đó là một điều khá phổ biến hiện nay. Việc mà người trẻ làm trái ngành bây giờ là hoàn toàn bình thường mà. 

Vì thế, có những ngành nghề, gần như đã đang và sẽ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo theo thời gian như telesales, thu ngân,... Nên là người trẻ hiện nay có nhiều lựa chọn để quyết định mình học gì, làm gì và đôi khi còn phải phụ thuộc vô “thời thế” để thích ứng nữa

Vy: Ừ, Vy đồng ý với quan điểm này rằng là vì cuộc sống ngày càng phát triển, dẫn đến nhiều sự thay đổi nên ngành nghề đôi khi không còn là do bản thân tự quyết định nữa mà là bởi do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. 

Ngoài ra các bạn trẻ lựa chọn chuyển hướng sang ngành và công việc khác là sau khi đã học và làm thực tế, các bạn nhận ra rằng nó không phù hợp với bản thân. 

Dù đã cố gắng và đầu tư thời gian, công sức vào việc học và làm việc trong ngành ban đầu, nhưng các bạn cảm thấy không hài lòng và không thấy thỏa mãn với công việc đó. Sau nhận ra rằng sở thích, kỹ năng và mục tiêu cá nhân của mình không hoàn toàn phù hợp với ngành và công việc ban đầu đã lựa chọn. Vì vậy, các bạn có thể quyết định chuyển hướng sang ngành khác, tìm kiếm một lĩnh vực và công việc mới và tin rằng sẽ mang lại sự thỏa mãn và phát triển tốt hơn cho bản thân.

Trí: Theo Trí thì, trước hết, việc người trẻ lựa chọn làm trái ngành thường đòi hỏi phải “tinh thần thép” dữ lắm, ngoài ra còn là cả khát khao khám phá nữa. Một số người trẻ tin rằng nếu chỉ theo đuổi, bó buộc mình vào mỗi một lĩnh vực duy nhất, các bạn có thể bị hạn chế trong việc phát triển sự sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công việc thực tế. 

Các bạn muốn thử thách bản thân, tìm hiểu và khám phá những lĩnh vực mới mà các bạn cảm thấy hứng thú. Điều này có thể giúp những người trẻ phát triển kỹ năng đa ngành, đồng thời mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau trong tương lai.

Xem thêm: Người trẻ đi làm vì điều gì?

Vy: Như Vy học chính trị, ngoại giao nhưng đi làm Marketing nè, thấy là không có ăn nhập gì nhau rồi đó, nhưng mà do không thấy phù hợp với bản thân nữa nên Vy mới quyết định chuyển hướng sang ngành Marketing.

Một phần là vậy, một phần là vì lúc đó, ngành Marketing đang “hot” nữa nên Vy nhảy luôn. Kiến thức với kinh nghiệm không có rồi đó, nên phải tự học, tự tìm hiểu thêm kiến thức trên mạng. Nhưng mà được cái hay lắm nè, Vy áp dụng kỹ năng được rèn giũa từ hồi học ngành chính trị đó vào công việc Vy đang làm như cách để tìm kiếm thông tin, cập nhật nhanh tin tức, sự kiện mới trên thế giới, thấy giúp ích cho Vy nhiều lắm nha.

Vy có thể có nhiều tư liệu để viết bài hơn, tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin cũng như là bắt trend kịp thời đó!

Ngoài ra, một ví dụ điển hình khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhiều nhà phát triển phần mềm và kỹ sư công nghệ thông tin hiện nay không học ngành này từ đầu, mà có thể theo học về ngành kinh tế, nghệ thuật hay thậm chí là ngôn ngữ học. 

Nhưng khi làm trái ngành họ vẫn thành công trên hành trình của mình. Điển hình như Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ Hank Paulson. Trước khi làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush năm 2006, Hank Paulson là CEO của tập đoàn ngân hàng tài chính nổi tiếng Goldman Sachs. Mà ít ai biết rằng trước khi lấy bằng MBA tại Đại học Harvard, chuyên ngành của ông tại Đại học Dartmouth năm 1968 là tiếng Anh và là thành viên của Phi Beta Kappa – một hội danh tiếng dành cho các sinh viên xuất sắc ngành nhân văn học đó.

Thấy không? Học ngành khác mà ra làm lĩnh vực khác vẫn thành công đấy!

Trí: Giống Trí! Trí học Tâm lý học nhưng là một Marketer nè. Ngành học của Trí cũng giúp ích cho Trí rất nhiều trong việc hiểu và nắm được “insight” khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác đó!

Mặc dù là vậy, nhưng làm trái ngành cũng mang đến một số thách thức và tiềm ẩn những rủi ro. Một trong những vấn đề chính là khả năng học và tiếp thu kiến thức mới. Khi bước vào một lĩnh vực không quen thuộc, người trẻ sẽ phải đối mặt với một khối lượng thông tin mới và phải nhanh chóng học thật nhanh cách áp dụng kiến thức đó vào công việc thực tế. Ngoài ra, việc không có kinh nghiệm trong ngành mới cũng có thể gây khó khăn trong tìm kiếm việc làm và xây dựng sự nghiệp nữa

Vy: Vy bổ sung nha. Thêm vào đó thì làm trái ngành cũng có thể gây mất định hướng cho người trẻ nữa. Khi tham gia vào một lĩnh vực hoàn toàn khác, họ có thể mất đi lợi thế cạnh tranh vì không có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết. Điều này có thể gây cản trở trong việc tiến xa trong sự nghiệp và dẫn đến cảm giác thất bại hoặc thiếu động lực. 

Trí: Ngoài ra, việc làm trái ngành cũng có thể giúp người trẻ xây dựng sự tự tin và độc lập trong việc đối mặt với thử thách. Họ phải vượt qua một loạt những khó khăn và trở ngại để học và làm việc trong một lĩnh vực mới. Nhờ đó, người trẻ có thể phát triển khả năng xử lý áp lực và khả năng thích ứng trong môi trường làm việc đa dạng.

Xem thêm: Thâm niên hay năng lực, cái nào quan trọng hơn?

Vy: Kết lại thì, khi lựa chọn làm trái ngành, người trẻ đều phải trải qua những khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, không phải cánh cửa nào cũng sẽ đóng lại, mà đôi khi, đó sẽ lại là một cơ hội mới, một cơ hội tốt hơn để bản thân phát triển. Và lý do người trẻ lựa chọn làm trái ngành một phần là vì những tác động từ môi trường xung quanh, một phần là vì chính bản thân họ.

Và điều này phụ thuộc vào khả năng thích ứng, sáng tạo và lòng kiên nhẫn của mỗi người. Việc làm trái ngành có thể mang lại đột phá và sự đổi mới, nhưng cũng đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhẫn để thích ứng với môi trường công việc mới. Vì vậy, quyết định này nên được đánh giá kỹ lưỡng và đòi hỏi sự tự tin và quyết tâm để vượt qua những khó khăn và xây dựng sự nghiệp thành công.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về điều này? Bạn có đang là một GenZ trái ngành?


Khám phá thêm chủ đề thú vị cùng series podcast "ZWiki" tại đây nhé!
Youtube & Spotify

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Series & Podcast

View all
Đi Làm Cũng Cần Chữa Lành?

“Chữa Làm Để Chữa Lành”, một series mới của HR1Jobs, sẽ giúp bạn “chữa làm” - tiếp cận những lát cắt trong công việc với tâm thế tích cực...

Có Nên “Giả Vờ” Hướng Ngoại?

Liệu có nên "giả vờ" hướng ngoại để hòa nhập với môi trường công sở sôi động như hiện nay?

4 Cách Để Nói Từ Chối Khi Đi Làm

Nhìn thì tưởng dễ, nhưng để nói từ chối cần phải biết cách, thậm chí là phải học.

Tại Sao Cần Một “Squad Văn Phòng” Chất Lượng?

Có người sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc độc lập, và cũng có người thích làm việc theo nhóm để tăng độ hiệu quả và năng suất - gọi là...

Chế Ngự Stress Để Chill Giữa Deadline

Ai trong đời đi làm cũng phải gặp stress. Thế nhưng, nghệ thuật ở chỗ dù stress vẫn “chill”, dù deadline “đầy đầu” nhưng vẫn giữ vững...

Nói “Không" Với Overwork Để Thoát Khỏi Vòng Xoáy Công Việc

Liệu việc chạy theo công việc một cách quá sức sẽ giúp bạn thành công nhanh hơn? Hay đó chỉ là một dạng bào mòn sức khỏe khiến bạn kiệt...