Tìm bài viết phù hợp

Stress Trong Quá Trình Tìm Việc: Cách Đối Mặt Và Vượt Qua

13/03/24 09:45

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, làn sóng layoff diễn ra thường xuyên đã khiến cho nỗi lo tìm việc của người lao động ngày một tăng. Mỗi thông báo về việc mất việc làm đều đánh thức những nỗi lo sâu xa về tương lai và và sự ổn định về tài chính . Cảm giác bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua tìm kiếm cơ hội có thể khiến căng thẳng trở nên trầm trọng hơn, và việc nhanh chóng tìm ra một công việc mới đã trở thành một nỗi áp lực.

Vì vậy, việc hiểu và đối mặt với stress trong quá trình tìm việc là một điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng HR1Jobs tìm hiểu về tình trạng tâm lý này cũng như những cách để vượt qua sự lo âu trong hành trình tìm việc làm mới.

Tại sao dễ bị stress trong quá trình tìm việc?

Stress trong quá trình tìm việc làm mới, hay được gọi là Job Search Anxiety, là một trạng thái tâm lý thường gặp khi tinh thần và cảm xúc của một người trở nên không ổn định, lo lắng, bồn chồn và không chắc chắn về tương lai nghề nghiệp của mình khi đang trong quá trình tìm cơ hội mới. Có một số lý do cụ thể để giải thích tại sao người trẻ hiện nay dễ bị stress khi đang trong giai đoạn này:

  • Sự không chắc chắn: Một trong những yếu tố chính góp phần khiến bạn stress trong quá trình tìm việc là sự không chắc chắn về tương lai. Bạn sẽ tự hỏi không biết liệu mình có thể tìm được công việc phù hợp hay không, hay không biết khi nào sẽ có cơ hội mới đến với mình,..v…v…
  • Áp lực từ bên ngoài: Áp lực từ gia đình, bạn bè, hoặc xã hội là một yếu tố lớn gây ra sự căng thẳng khi đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Sự kỳ vọng từ người thân và cộng đồng xã hội khiến cho bạn trở nên sốt ruột và gấp rút đẩy nhanh quá trình, bởi bạn sẽ cảm thấy áp lực phải đạt được thành công và thể hiện rằng bạn đang tiến bộ trong sự nghiệp của mình.
  • Sự cạnh tranh: Thị trường lao động cạnh tranh và khó khăn có thể khiến cho người tìm việc cảm thấy bị đe dọa và lo lắng về tỉ lệ chọi với những ứng viên khác.
  • Tác động tài chính: Việc mất đi thu nhập từ công việc trước đó và không có thu nhập trong quá trình tìm việc mới có thể tạo ra áp lực tài chính để duy trì cuộc sống ổn định.
  • Tâm lý và tự tin: Sự không tự tin về khả năng và giá trị của bản thân có thể gây ra nỗi lo sợ về việc không đủ tốt để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hoặc không có đủ kỹ năng để làm việc trong môi trường mới. Cảm giác này có thể tạo ra sự tự ti và sợ hãi về việc bị từ chối, khiến bạn lo lắng về việc không thể nổi bật giữa đám đông để “chiến thắng” rất nhiều ứng viên tiềm năng ngoài kia.

stress-trong-qua-trinh-tim-viec-1
Tại sao dễ bị stress trong quá trình tìm việc?

Những dấu hiệu của stress trong quá trình tìm việc

Có một số dấu hiệu mà người tìm việc có thể cảm nhận khi đang trải qua stress trong quá trình tìm kiếm việc làm. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Căng thẳng và lo lắng về tương lai: Căng thẳng và lo lắng thường là những dấu hiệu đầu tiên của stress trong quá trình tìm việc. Bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, mơ hồ về tương lai, lo sợ về khả năng thất bại trong quá trình xin việc. Lo lắng có thể phát triển thành một vòng lặp, làm mất tập trung và ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các bước cần thiết để tìm kiếm việc.
  • Thiếu tự tin: Sự thiếu tự tin bắt đầu bằng việc bạn nghi ngờ và đặt khá nhiều câu hỏi cho bản thân. Bạn tự hỏi liệu mình có đủ năng để đối phó với thị trường lao động cạnh tranh hay không, hoặc CV mình có quá trống để nhà tuyển dụng để mắt tới hay không.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi và mất năng lượng có thể là kết quả của việc căng thẳng liên tục trong quá trình tìm kiếm việc làm. Stress quá độ sẽ khiến cơ thể bạn trở nên không còn sức lực, cùng với đó là cảm giác bất lực khi phải trải qua một giai đoạn khó khăn.

stress-trong-qua-trinh-tim-viec-2
Những dấu hiệu của stress trong quá trình tìm việc

Cách vượt qua cơn stress trong quá trình tìm việc

Vượt qua cơn stress trong quá trình tìm việc là một phần quan trọng để duy trì sự tự tin và sức khỏe tinh thần trong quá trình này. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giảm bớt stress:

1. Thiết lập mục tiêu cụ thể

Để không bị “nhấn chìm” trong sự tiêu cực của stress, điều quan trọng là bạn cần phải bình tâm và ngồi lại, viết ra cho mình những mục tiêu cụ thể. Bạn có thể bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn có thể bao gồm việc đạt được một vị trí công việc nhất định, phát triển kỹ năng chuyên môn, hoặc thậm chí mở công ty riêng. Sau đó, xác định mục tiêu ngắn hạn để đạt được mục tiêu lớn hơn, như việc hoàn thành một khóa học, tham gia một dự án cụ thể hoặc tham gia một buổi phỏng vấn.

Tiếp đến, bạn có thể cụ thể hóa mục tiêu bằng cách đặt ra những câu hỏi như: “Làm thế nào để đo lường thành công?" hoặc "Khi nào mục tiêu sẽ được hoàn thành?", và phân chia mục tiêu thành các bước cụ thể và đặt tiến độ thời gian cho nó. Như vậy, bạn sẽ xác định được những bước cần làm tiếp theo và từ từ hoàn thành nó mà không cảm thấy gấp rút và lo lắng.

stress-trong-qua-trinh-tim-viec-3
Thiết lập mục tiêu cụ thể

2. Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát

Có một sự thật hiển nhiên rằng, bạn không thể thay đổi những gì bạn không thể kiểm soát. Thứ duy nhất bạn có thể kiểm soát chính là bản thân bạn. Vì vậy, thay vì dành thời gian để lo lắng và sợ hãi, hãy tập trung vào những gì bạn có thể tác động và thay đổi. Đối với việc tìm việc làm cũng như vậy, bạn có thể cập nhật và nâng cấp kỹ năng, hoàn thiện CV và tham gia vài khóa học thực tế. 

Giữ tinh thần lạc quan cũng là một điều rất quan trọng. Tập trung vào những thành công nhỏ và tiến bộ mỗi ngày. Việc duy trì một tinh thần tích cực sẽ giúp bạn vượt qua những thách thức và khó khăn trên đường đến mục tiêu của mình.

stress-trong-qua-trinh-tim-viec-4
Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn

Nếu cảm thấy việc stress quá độ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy xem xét việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp. Họ có thể cung cấp cho bạn các công cụ và kỹ năng để giảm bớt stress và tạo ra một chiến lược hiệu quả cho quá trình tìm kiếm việc làm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tìm hiểu những công cụ AI cần thiết để hỗ trợ cho việc tìm kiếm việc làm cho bản thân mình. Việc áp dụng AI cho công việc là điều rất quan trọng, vì vậy hãy tận dụng triệt để những công nghệ sẵn có để giảm đi mức độ stress trong quá trình tìm việc.

Xem thêm: Cách dùng AI để hỗ trợ tìm việc

stress-trong-qua-trinh-tim-viec-5
Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn

Hy vọng bài viết của HR1Jobs đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về những cách đối mặt và vượt qua cơn stress trong quá trình tìm việc. Việc có những cảm giác căng thẳng, lo âu trong giai đoạn này là chuyện dễ xảy ra, vì vậy hãy giữ cho mình một tinh thần tốt, sức khỏe tốt để chuẩn bị những điều tốt đẹp đến trong tương lai.

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
6 Loại Cây Phong Thuỷ Tặng Sếp Đầu Xuân

Khám phá 6 loại cây phong thuỷ tuyệt vời để tặng sếp vào dịp đầu xuân. Từ cây mang tài lộc đến sự may mắn, những loài cây này không chỉ...

4 Lý Do Bạn Không Nên Bỏ Lỡ Year End Party

Year End Party không chỉ là bữa tiệc cuối năm, mà còn là dịp gắn kết đồng nghiệp, tri ân khách hàng, và tạo dấu ấn văn hóa doanh nghiệp....

4 Bật Mí Sử Dụng LinkedIn Hiệu Quả

Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin chính xác, kết nối với chuyên gia hoặc khai thác dữ liệu trên LinkedIn?

11 Kỹ Năng Nghề Nghiệp Tạo Lợi Thế Vượt Trội

Khám phá 11 kỹ năng nghề nghiệp giúp bạn tạo dựng sự nghiệp vượt trội. Từ giao tiếp hiệu quả đến khả năng thiết lập ranh giới, bài viết...

7 Sai Lầm Thường Thấy Ở Cấp Quản Lý

Khám phá 7 Sai Lầm Thường Thấy Ở Cấp Quản Lý có thể kìm hãm sự phát triển và cách để vượt qua chúng. Tăng cường khả năng lãnh đạo của bạn...

10 Việc Sau Có Phải Là Trách Nhiệm Của Nhân Sự

Khám phá 10 hiểu lầm phổ biến về trách nhiệm của bộ phận nhân sự và liệu những nhiệm vụ đó có hoàn toàn thuộc về họ không. Tìm hiểu sự...