Tìm bài viết phù hợp

Quiet Quitting - Xu hướng hay vấn nạn?

04/11/22 06:54

Quiet quitting” là một thuật ngữ dù đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ những năm gần đây khái niệm này mới gây ra một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng người lao động. Hơn thế nữa, “quiet quitting” đang dần trở thành một xu hướng, một lối sống mà người trẻ đang hướng đến. Vậy, “quiet quitting” là gì? Vì sao “quiet quitting” lại hot đến vậy? Hãy cùng HR1Jobs tìm hiểu nhé!

Quiet quitting là gì?

Thoạt nghe qua thì chúng ta sẽ dễ bị nhầm lẫn quiet quitting là “lặng lẽ nghỉ việc” - tức là nghỉ việc một cách âm thầm, nhưng sự thật thì không phải như vậy.

Theo tờ The Guardian: “Quiet quitting là thuật ngữ mới xuất hiện dùng để chỉ những nhân sự chỉ làm công việc trong phạm vi họ được trả tiền để làm mà không làm thêm bất kì công việc nào, kể cả các hoạt động giao lưu, ngoại khoá nơi làm việc.”

Cụ thể, những cá nhân áp dụng “quiet quitting” từ chối làm thêm ngoài giờ (tăng ca), họ ra về đúng giờ và tắt hết mọi thông báo liên quan đến công việc, và nói không với ôm việc về nhà. Một vài cá nhân áp dụng triệt để “quiet quitting” bằng cách từ chối tham gia những hoạt động tập thể của công ty dù không liên quan đến công việc.

“Quiet quitting” đúng hơn là cách mà nhân sự giới hạn trách nhiệm và số lượng công việc của họ lại trong phạm “mô tả công việc ban đầu của họ” để tránh làm việc trong thời gian quá dài, dẫn đến những hậu quả như burnout, stress kéo dài, kiệt sức, etc. Nói cách khác, những người này vẫn hoàn thành trách nhiệm của mình với công việc, song, xu hướng này vẫn đang gây ra khá nhiều tranh cãi. 

Nguồn gốc của quiet quitting

Khái niệm Quiet Quitting lần đầu được đặt ra tại một hội nghị về chuyên đề kinh tế học vào tháng 9 năm 2009 bởi nhà kinh tế học Mark Boldger (Theo Wikipedia).

Mặc dù thuật ngữ này được giới thiệu chính thức vào năm 2009, các khía cạnh hay bản chất của nó thì vốn đã tồn tại ở nhiều nơi làm việc đại chúng khác nhau.

Vào năm 2022, Quiet Quitting trở nên phổ biến hơn nhờ mạng xã hội, mà cụ thể là nhờ vào 1 viral video trên TikTok. Cùng năm đó, Gallup, một tổ chức về nghiên cứu và tư vấn đã phát hiện ra rằng khoảng 1/2 lực lượng lao động tại Mỹ là những Quiet Quitters.

Vì sao Quiet Quitting lại hot?

Nếu như đại dịch Covid-19 thúc đẩy làn sóng Đại nghỉ việc “Great Resignation”, gây ra một lượng lớn nhân sự trẻ tuổi, kiệt sức quyết định nghỉ việc thì Quiet Quitting là một xu hướng đã và đang lan tỏa mạnh mẽ với những cá nhân ở lại (Jaya Dass, Randstad’s Managing Director for Singapore and Malaysia, CNBC).

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phổ biến của Quiet quitting. Có thể nói việc chúng ta cùng nhau trải qua những khó khăn trong đại dịch và hậu quả mà nó để lại đối với công việc, cuộc sống, và sức khỏe tinh thần của tất cả chúng ta là như nhau. Do đó, ai cùng trải qua những khó khăn trong công việc, cảm thấy cần có sự thay đổi đều dễ dàng tiến gần hơn với xu hướng Quiet quitting. 

Tuy nhiên, một lý do rõ ràng không thể phủ nhận, trở thành một phương tiện khơi dậy nhận thức của mọi người về xu hướng này chính là truyền thông, mạng xã hội, hay cụ thể là TikTok – nền tảng video ngắn vô cùng phổ biến hiện nay.

Theo một khía cạnh khác, Quiet quitting nổi lên như một cách “đàn áp” lại văn hóa “hối hả làm việc” (Hustle Culture) - một văn hóa mà các doanh nghiệp liên tục hối thúc nhân viên của mình làm việc “điên cuồng” trong thời đại kinh tế phát triển mạnh mẽ. Hiểu theo một cách đơn giản thì sau khi làm việc liên tục, nhân sự dần cảm thấy bị kiệt sức và trở nên “thụ động” hơn, họ không còn quan tâm đến những thứ được xem là “xa xỉ” như cơ hội thăng tiến, văn hóa doanh nghiệp hay thưởng vượt doanh số. Điều này là dấu hiệu cho thấy những “Quiet Quitters” không cảm thấy hạnh phúc với công việc hiện tại và tỷ lệ nhảy/nghỉ việc của họ tăng dần theo thời gian. 

Từ khi nào việc làm đúng với những quy định trong mô tả công việc lại bị xem là không đủ cống hiến?

Dễ có thể thấy hầu hết những “Quiet Quitters” đã và đang làm đúng với trách nhiệm của họ cũng như không vi phạm bất kỳ quy định nào trong hợp đồng lao động hay mô tả công việc ban đầu. Vậy tại sao xu hướng này lại gây tranh cãi đến vậy?

Sau đại dịch Covid-19, “Hustle culture” diễn ra mạnh mẽ và được các doanh nghiệp hết sức ủng hộ nhằm phục hồi lại những trì trệ, tổn thất trong đại dịch một cách nhanh nhất. “Văn hóa hối hả” - nơi mà nhân sự tại các doanh nghiệp được yêu cầu làm việc xuyên thời gian hay thậm chí là những công việc vốn không thuộc phận sự của họ. Về lâu dài, các sếp mong đợi ở nhân viên của mình làm nhiều hơn trách nhiệm của họ. Và khi “Quiet Quitting” diễn ra, lan tỏa và đe dọa đến “Hustle culture”, các công ty lo sợ rằng năng suất của nhân viên bị giảm mạnh, ảnh hưởng không chỉ đến doanh thu mà còn làm xáo trộn văn hóa doanh nghiệp.

Ở một góc nhìn khác, những “Quiet Quitters” không hề sai khi đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của doanh nghiệp. Họ hoàn toàn có quyền từ chối làm tăng ca hay những yêu cầu “ngoài phận sự” khi đã hoàn thành trách nhiệm công việc của mình. Và hơn hết, nhiều người xem “Quiet Quitting” như một lá chắn ngăn những hậu quả tiêu cực xảy đến khi đã mất động lực hay hứng thú trong công việc hiện tại.

Tạm kết

Như vậy, chúng ta đã đi qua những thông tin cơ bản về khái niệm “Quiet quitting” cũng như những góc nhìn khác nhau về chủ đề này. HR1Jobs hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho quý đọc giả và mong rằng sẽ có cơ hội được đồng hành cùng các bạn trong những blog tiếp theo.

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
10 Bước Checklist Phỏng Vấn Tăng Cơ Hội Thành Công

Tìm hiểu checklist phỏng vấn với 10 bước chi tiết giúp bạn chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin và tăng cơ hội thành công trong buổi phỏng vấn xin...

Employment Gap Và Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Được Hỏi

Tìm hiểu cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp khi bị hỏi về employment gap. Bài viết chia sẻ mẹo giúp bạn tự tin giải thích và gây ấn...

Quản Lý Thời Gian Là Gì? Lý Do Nó Quan Trọng Trong Công Việc

Tìm hiểu quản lý thời gian là gì, tại sao nó quan trọng trong công việc và những cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng này. Khám phá ngay...

Sự Khác Biệt Giữa Chứng Chỉ Và Bằng Cấp Mà Bạn Nên Biết

Khám phá sự khác biệt giữa chứng chỉ và bằng cấp về thời gian, chi phí, cơ hội nghề nghiệp. Tìm hiểu cách chọn chương trình phù hợp để...

7 Cách Giao Tiếp Hiệu Quả Giúp Bạn Tỏa Sáng Nơi Công Sở

Khám phá 7 cách giao tiếp hiệu quả để nâng cao kỹ năng làm việc và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở. Tìm hiểu bí quyết giao tiếp...

Làm Gì Để Thu Hẹp Khoảng Cách Thế Hệ Tại Nơi Làm Việc

Tìm hiểu cách thu hẹp khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc với các chiến lược hiệu quả, giúp xây dựng môi trường làm việc hòa hợp giữa các...