Mindset bạn đã từng nghe qua khái niệm này chưa? Mindset là một tập hợp của “thái độ, quan điểm, giả định, thói quen” nhưng cũng có thể hiểu một cách đơn giản mindset là “Tư duy”. Nhưng theo tâm lý học Tư duy – Thinking là một "Quá trình thao tác thông tin thông qua việc hình thành khái niệm, giải quyết vấn đề, ra quyết định và phản tư duy (phản tỉnh) hoặc suy nghĩ sáng tạo". Vậy mindset có phải là một phần của Thinking không? Mindset thự chất là gì?
1. Mindset là gì?
Mindset được ghép từ 2 từ: “mind” có nghĩa là tâm trí, tư tưởng và từ “set” có nghĩa là sắp xếp, cài đặt. Và Mindset được hiểu là hệ thống sắp xếp trong trí não, và hiểu đơn giản hơn chính là tư duy.
Tư duy đi theo con người từ khi sinh ra và được phát triển dần theo quá trình con người lớn lên, tiếp nhận những thông tin và xử lý chúng. Trong quá trình tiếp nhận thông tin, xử lý, phản ứng và đưa ra các hành vi thì mindset chính là hành vi xử lý và phản ứng.
2. Phân loại Mindset
Fixed mindset – Tư duy cố định: Những người có tư duy cố định và luôn tin rằng những phẩm như trí thông minh và tài năng là do cố định, bẩm sinh, không thay đổi được. Họ sẽ nhìn nhận thất bại, trở ngại là bằng chứng của việc họ không đủ tốt và không tiếp tục cố gắng nữa.
Growth mindset - Tư duy tăng trưởng: Những người này tin rằng những khả năng, tài năng của bản thân có thể được rèn luyện và phát triển thông quan làm việc chăm chỉ và bền bỉ. Vì nó giúp bạn xây dựng hệ thống tư duy tích cực, tiến thủ và giải quyết các vấn đề dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đặc biệt, những người có tư duy tăng trưởng luôn biết chấp nhận những khó khăn và dám đương đầu với nó. Sự chủ động, kiên trì và tiến thủ được xây dựng vững chắc trong tư duy của họ.
3. Vì Sao Mindset Lại Cần Thiết?
Cùng xem những ví dụ trên về mindset, có thể bạn không có mindset như thế nên cảm thấy buồn cười nhưng thực tế có rất nhiều người như thế. Thành công luôn đi đôi với trách nhiệm. Một người có mindset sai, thiếu tinh thần trách nhiệm thì rất khó để thành công và sẽ để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà còn “đào hố” đồng đội.
Đối với trường hợp 4 ngày chơi 1 ngày làm thì có thể bạn tự tin mình có thế hoàn thành nhiệm vụ đó 1 cách dễ dàng và không cần quá nhiều thời gian. Nhưng nếu thật sự bạn có thể tự tin làm trong 1 ngày thì bạn có thể chủ động hỏi thêm việc để làm, một mặt để đóng góp một phần thể hiện kỹ năng, sự nhiệt tình của bản thân trong công việc. Sợ bị bóc lột? kệ chứ, còn trẻ ai muốn bốc gì bốc. Cứ cắm đầu làm chả lo thiệt thân đâu. Với leader giỏi thì họ nhìn là biết ngay ai chăm chỉ, tất nhiên là được việc nữa chứ chỉ chăm thôi thì chưa đủ. Còn gặp leader tệ quá, họ không thấy bản thân ưu tú thì mình có thể nhắc khéo vì đôi khi họ bận nên không để nếu không thì có thể tìm phương án khác như chuyển việc.
Xem thêm: 10 dấu hiệu cho thấy bạn đã đến lúc “phải chuyển việc”
Cũng là ví dụ về task được giao trong 5 ngày như trên những với cách xử lý của người có mindset tốt. thì cách xử lý hoàn toàn thuyết phục dù bạn có hoàn thành task hay không. Trong các ý trên thì nên làm lần lượt, đầu tiên là phân tích – tự ước lượng công việc (estimate), kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc sau này khi phải phân tích dự án lớn. Thay vì một việc lớn thì hãy phân tích, chia nhỏ nhiệm vụ để làm rồi tổng hợp lại khi ấy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Để nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thoạt nghe thì dễ nhưng thực tế không nhiều người nhận ra, thậm chí ngộ. Biết là ai sinh ra cũng có điểm mạnh yếu riêng nên để nhận ra thì chỉ cần kiểm chứng bằng cách thử - sửa - thử lại,…cho đến khi mình thật sự hiểu bản thân. Không gì là quá trễ khi mình biết bản thân mình muốn gù điểm mạnh điểm yếu như thế nào. Khi ấy con đường đến sự thành công chắc chắn sẽ suôn sẻ hơn rất nhiều
HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề
Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com