Tìm bài viết phù hợp

10 DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI CHUYỂN VIỆC

11/06/22 06:40

Có những ngày làm việc tồi tệ và bạn nghĩ sẽ gửi đơn xin chuyển việc. Nhưng làm thế nào để bạn biết nên cho công việc này một cơ hội thứ 2, hay khi nào là thời điểm thực sự phải chuyển việc?

Trước hết, hãy luôn đi theo trực giác của bạn. Nếu cứ nghĩ đến công việc hiện tại là bạn cảm thấy chán ghét, bạn hoàn toàn nên tìm kiếm các cơ hội mới. Một công việc tồi tệ có thể tổn hại cả thể chất lẫn tinh thần.

Loạt tín hiệu dưới đây sẽ giúp bạn xác định xem mình đã ở trên bờ vực đó chưa:

 

1. Công việc quá nhàn hạ

Nếu bạn đang cảm thấy công việc trong khoảng vài tháng trở lại đây bắt đầu trở nên quá dễ, thiếu đi tính thử thách hay nếu không muốn nói là thấp hơn nhiều so với khả năng thì bạn đang bị công việc giới hạn lại tiềm năng của chính mình.

2. Không được theo đuổi đam mê

Đam mê, hứng thú sẽ cho bạn mục tiêu đúng đắn để phấn đấu. Mọi thứ nhàm chán, sai lệch so với đam mê của bản thân vô hình trung khiến bạn đặt tâm sức cũng như thời gian vào công việc ít hơn và không đạt được hiệu quả như mong muốn.

3. Môi trường làm việc tiêu cực

Một môi trường làm việc tiêu cực rất độc hại. Rất khó để cảm thấy hạnh phúc, thậm chí là “tạm ổn”, nếu đồng nghiệp của bạn liên tục thở than và sếp luôn “khó ở”. Hơn nữa, không khí bi quan có thể giết chết đam mê của bạn cho dù lựa chọn ban đầu phù hợp đến đâu. Hãy tự giải thoát và tìm một môi trường làm việc phù hợp hơn.

 

4. Không có chỗ cho sự phát triển

Đừng dành quá nhiều thời gian cho một vị trí không mang lại cơ hội phát triển. Hy sinh thời gian và sức lực cho một công ty không tạo điều kiện cho bạn tiến bộ hơn tức là bạn đang tự cản trở sự nghiệp lâu dài của bản thân. Nếu chính bạn đang băn khoăn: liệu mình có đang làm công việc này quá lâu hay không, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét việc ra đi.

5. Đạo đức nghề nghiệp bị xâm phạm

Một môi trường làm việc chuyên nghiệp và phù hợp với sự phát triển của nhân viên sẽ không chấp nhận việc đi ngược lại với đạo đức ngành nghề. Hãy hiểu đúng sai và dừng lại đúng lúc. Giá trị của bạn quý giá hơn rất nhiều so với đồng lương hàng tháng!

6. Thu nhập không xứng với năng lực

Một vài trường hợp chấp nhận lương thấp để đổi lại cơ hội phát triển cao nhưng số khác thì chẳng có gì. Đó là lúc nên thử yêu cầu để nhận được câu trả lời. Đừng tự hạ thấp năng lực bản thân!

 

 7. Văn hóa công ty không phù hợp với bạn

Bạn khao khát một môi trường linh hoạt, làm việc tại nhà, nhưng lại mắc kẹt với giờ giấc hành chính, có lẽ bạn sẽ không bao giờ hài lòng cho dù bạn thích các khía cạnh khác của công việc thế nào.

Hoặc một công ty đánh giá cao các hoạt động tập thể như đi uống bia, hát karaoke, hoặc chơi thể thao, trong khi bạn chỉ muốn dùng thời gian ngoài giờ hành chính cho giải trí cá nhân, thì sẽ đến lúc bạn cảm thấy “lệch pha”.

8. Không nhìn thấy tương lai của bản thân

Tương tự như việc bạn dừng lại khi không thấy tương lai của công ty khả quan, thì việc bạn chưa thể hình dung rõ ràng về sự phát triển của chính mình cũng là một lí do nghỉ việc bạn nên cân nhắc.

9. Bạn tự biện minh cho công việc của mình

"Ừ, lương thì tệ và sếp cư xử ngớ ngẩn, nhưng các phúc lợi bổ sung nhìn chung cũng ổn".

“Đồng nghiệp khó chịu và trịch thượng, nhưng ít ra lương không tệ”.

"Tiền tuy ít nhưng ít nhất cũng có cà phê và đồ ăn nhẹ miễn phí trong văn phòng"...

Bạn có thấy mình đang biện minh cho công việc mình đang làm với chính bản thân hoặc người khác? Trong khi sâu bên trong, bạn thấy rõ khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm?

Nếu điều để phàn nàn nhiều hơn điều để khen ngợi, hãy đi tìm công việc mới có nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực.

10.Bạn không muốn đi làm

Hàng đêm, khi nằm trên giường, bạn có sợ hãi khi nghĩ đến ngày hôm sau? Lo lắng về công việc là điều bình thường, nhưng nếu bạn thực sự thấy “ớn” tám giờ ngồi trong văn phòng đó, thì đã đến lúc bạn phải chuẩn bị cho lá đơn thôi việc.

TỔNG KẾT

Chuyển việc chưa bao giờ dễ dàng như một số người vẫn nghĩ hay xem nó là trào lưu để mọi người làm theo. Chuyển việc là một quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bản thân và cả công ty. Thế nên, hãy cân nhắc và tôn trọng những gì bản thân xứng đáng có được. Ý tôi ở đây không chỉ là một khoản lương cao mà còn là cơ hội phát triển, môi trường, và cả khả năng của bản thân,…

Cũng đừng quên hãy chuyển việc như một người văn minh nhé! Dù là công việc hay bất cứ mối quan hệ nào, chia tay rồi thì không nói xấu và hãy đưa ra lý do thuyết phục để cuộc tình không kết thúc trong lặng im.

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Bí quyết tìm việc

Xem tất cả
Nên Hay Không Nên Bật Open-To-Work trên LinkedIn

Open to Work là một tính năng hữu ích trên LinkedIn giúp bạn kết nối với các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên,...

Những "Red Flags" Trong Job Description Mà Bạn Nên Né Vội

"Trước khi quyết định ứng tuyển cho một vị trí công việc, việc nhận diện và tránh những dấu hiệu "red flag" trong Job Description là vô...

3 Khó Khăn Khiến Lao Động Trên 35 Tuổi Khó Tìm Việc

Thị trường lao động ngày nay ngày càng cạnh tranh thì những khó khăn khiến lao động trên 35 tuổi khó tìm việc càng rõ rệt. Họ thường gặp...

Điểm GPA Có Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Phỏng Vấn Không?

Trong hành trình chinh phục sự nghiệp, điểm GPA (Điểm trung bình tích lũy) luôn là một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Liệu điểm GPA...

3 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Tham Khảo Chuẩn Form

Nhật ký thực tập là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Việc ghi lại nhật ký không chỉ giúp sinh...

Mẫu Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn Ấn Tượng Nhất

Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng, nhưng việc gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn lại thường bị nhiều ứng viên bỏ qua....