Tìm bài viết phù hợp

EMAIL ỨNG TUYỂN: ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU

17/08/21 10:16

Việc gửi email ứng tuyển tưởng chừng như rất dễ, nhưng đó một trong những sợi dây giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Thậm chí, với những bạn lần đầu tìm việc mà không biết viết gì trong CV, email ứng tuyển nhiều khi đóng vai trò quan trọng để thuyết phục những nhà tuyển dụng.

Vì vậy, đôi khi chúng ta vô tình tự đặt cho bản thân một áp lực phải cầu kỳ, phức tạp hoá chiếc email ứng tuyển của mình sao cho càng dài càng tốt để thể hiện được mình hơn. Tuy nhiên nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc email ứng tuyển và CV của các bạn. Do đó, quá nhiều hay quá ít thông tin đều sẽ khiến người đọc mơ hồ.

Trong bài viết này HR1Jobs sẽ hệ thống lại những yêu cầu cơ bản mà một email ứng tuyển cần có sẽ giúp bạn bớt lòng vòng và gây ấn tượng rõ ràng hơn với nhà tuyển dụng.

 

Đọc thêm Cách viết cv sao cho đúng chuẩn?

Đọc thêm Lỗi thường gặp khi phỏng vấn online

 

Nguồn: HR1Jobs

 

1. Trau chuốt hình thức email ứng tuyển

Chỉn chu luôn đem đến cảm giác chuyên nghiệp. Vậy nên, bạn cần phải chỉn chu từ những thứ nhỏ nhất để khiến cho bộ mặt email của bạn thật nhất quán và rõ ràng. Hãy thử đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng để biết được họ mong đợi gì từ chiếc email ứng tuyển của các bạn nhé, việc viết email trông đơn giản vậy nhưng lại là cả một nghệ thuật giao tiếp đấy!

Những điều nhỏ nhất mà bạn nên bắt đầu đó là:

  • Tên email: Hãy sử dụng email có tên thật hoặc chuyên nghiệp, đừng dùng những email mang tính chất teencode hay xì tin quá mức.
  • Tên hiển thị email: Áp dụng quy tắc như trên và nhớ phải viết hoa tên của mình.
  • Chữ ký email: Một chữ kí chuẩn bao gồm thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, blog, vv… – những thông tin để nhà tuyển dụng có thể tiện liên lạc hoặc tìm hiểu thêm về bạn.
  • Tiêu đề email: Đừng bao giờ viết thành thành một câu như “Em gửi mail xin ứng tuyển vị trí ABC”. Lựa chọn lí tưởng nhất là hãy để theo dạng labeling – đánh ký hiệu. Đây là quy tắc đặt tên mail chuyên nghiệp được sử dụng trong nhiều công ty lớn, vì tính chất nhận được nhiều mail 1 ngày nên nếu đánh ký hiệu mail tốt sẽ giúp người đọc phân biệt tốt. Ký hiệu sẽ được để trong ngoặc […]. Cấu trúc cơ bản là [Tên công ty] [Nội dung mail] Tiêu đề mail. VD: [VNG] [Job Application] Lưu Đình Hưng Ứng Tuyển Vị Trí ABC.

 

2. Nội dung email ứng tuyển phải thật tinh gọn

Không lòng vòng, lan man bởi một chiếc mail chuyên nghiệp không yêu cầu cao về tính đột phá, sáng tạo trong nội dung. Những điều này đã có “đất thể hiện” riêng ở phần CV hay cover letter rồi.

Vậy nên chốt lại, trong nội dung email bạn gửi đi chỉ cần soạn những thông tin sau:

  • Giới thiệu nhanh về bản thân, Ứng tuyển vị trí nào
  • Kinh nghiệm công việc
  • Tóm gọn một lý do quan trọng nhất để giải thích tại sao bạn lại phù hợp với vị trí đã chọn
  • Đính kèm CV và Cover Letter, NHỚ là phải đính kèm đấy!!
  • Lời chào và lời cảm ơn

 

3. Email ứng tuyển phải “thật”

Chuyên nghiệp nhưng không có nghĩa quá cứng nhắc. Hãy chọn lọc ngôn từ thật kỹ để thể hiện đúng cá tính, hành trình của bản thân, tránh rơi vào cái bẫy email ứng tuyển được gửi đi không khác gì được copy-paste từ các mẫu template trên mạng.

Chỉ cần trong 1-2 câu giải thích tại sao bạn lại phù hợp với vị trí này thôi, cũng đã đủ để email ứng tuyển của bạn có điểm nhấn trong mắt nhà tuyển dụng rồi đó.

Nguồn: CareerPrep 


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm công việc phù hợp tại HR1Jobs!

Tìm việc trong ngành IT tại HR1Tech!


HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Bí quyết tìm việc

Xem tất cả
5 Điểm Trừ Lớn Nhất Trong CV

Đừng để CV của bạn bị loại chỉ vì những lỗi nhỏ. Tìm hiểu ngay 5 điểm trừ lớn nhất thường gặp mà nhiều ứng viên mắc phải và cách khắc...

Nên Hay Không Nên Bật Open-To-Work trên LinkedIn

Open to Work là một tính năng hữu ích trên LinkedIn giúp bạn kết nối với các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên,...

Những "Red Flags" Trong Job Description Mà Bạn Nên Né Vội

"Trước khi quyết định ứng tuyển cho một vị trí công việc, việc nhận diện và tránh những dấu hiệu "red flag" trong Job Description là vô...

3 Khó Khăn Khiến Lao Động Trên 35 Tuổi Khó Tìm Việc

Thị trường lao động ngày nay ngày càng cạnh tranh thì những khó khăn khiến lao động trên 35 tuổi khó tìm việc càng rõ rệt. Họ thường gặp...

Điểm GPA Có Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Phỏng Vấn Không?

Trong hành trình chinh phục sự nghiệp, điểm GPA (Điểm trung bình tích lũy) luôn là một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Liệu điểm GPA...

3 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Tham Khảo Chuẩn Form

Nhật ký thực tập là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Việc ghi lại nhật ký không chỉ giúp sinh...