XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ TUYỂN DỤNG HIỆU QUẢ

04/11/21 10:26

Quy trình tuyển dụng khoa học, chuyên nghiệp luôn sở hữu các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng cụ thể. Tùy vào vị trí tuyển dụng, khu vực, đặc thù sản xuất kinh doanh… mà tiêu chí tuyển dụng sẽ có những nét khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá ứng viên trong tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng đưa ra những nhận định khách quan trong quá trình lựa chọn ứng viên tiềm năng. Dưới đây là danh sách tiêu chí tuyển dụng chắc chắn bất cứ nhà tuyển dụng nào, bất cứ vị trí nào cũng đều phải áp dụng.

 

Đọc thêm Tổng quan khái niệm, vai trò và những tiêu chí cần có trong JD

Đọc thêm Phương pháp tìm kiếm nguồn ứng viên hiệu quả

                                                                                         Nguồn: HR1Jobs

 

Đánh giá ứng viên trong tuyển dụng là gì?

Đánh giá ứng viên là một trong những bước rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Đây là giai đoạn mà nhà tuyển dụng nhìn nhận lại ứng viên, so sánh năng lực ứng viên với khung năng lực của vị trí để đưa ra kết luận cuối cùng.

Quy trình đánh giá cần sự phân tích, đánh giá và tổng hợp kết quả của từng ứng viên, nhìn nhận lại điểm mạnh – yếu của từng người. Nhà tuyển dụng cần đặc biệt lưu ý xem ứng viên có kỹ năng công việc mà vị trí cần hay không, cũng như khả năng thích ứng với môi trường mới như thế nào. Từ đó nhà tuyển dụng có thể tự xây dựng nên các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng.

 

Tại sao cần xây dựng tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng?

Một danh sách các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng là điều cần thiết trong quy trình tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những tiêu chí tuyển dụng nhân sự đó làm cơ sở để dựa vào đó mà xem đây có phải ứng viên mà công ty đang cần tìm hay không. Các tiêu chí nên được xây dựng theo hướng khách quan, tránh mang cảm tính để kết quả đánh giá được chính xác nhất.

Theo Anphabe, để tuyển dụng nhân sự cho một vị trí có mức lương thấp hơn 10 triệu đồng/tháng thì ít nhất phải mất 15-20% lương năm của vị trí đó để tìm được một người phù hợp. Xây dựng tiêu chí đánh giá ứng viên càng cụ thể và quy trình đánh giá ứng viên càng bài bản thì doanh nghiệp càng tiết kiệm được chi phí “khổng lồ” trong tuyển dụng nhân lực.

 

Danh sách các tiêu chí trong tuyển dụng

1. Nhóm tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng

Kinh nghiệm làm việc

Một ứng viên có trình độ học vấn cùng kinh nghiệm làm việc tương đồng với mô tả công việc của vị trí tuyển dụng luôn được xem xét vào vòng tuyển dụng sâu hơn. Lý do là vì ứng viên có kinh nghiệm có thể nhanh chóng bắt đầu công việc ngay khi nhận việc, tốn ít chi phí và thời gian đào tạo hơn so với ứng viên thiếu kinh nghiệm. Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu để tuyển dụng nhân sự.

Các vị trí như thực tập sinh, fresher hoặc các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên lễ tân,..thì cần ít kinh nghiệm làm việc hơn các vị trí đặc thù như chuyên viên, team leader,…

 

Khả năng thích nghi với môi trường mới

Trong quy trình đánh giá ứng viên, đánh giá việc thích ứng nhanh chóng với môi trường mới của ứng viên rất được xem trọng. Nó không chỉ thể hiện là ứng viên có thể học hỏi, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới nhanh chóng mà còn cho thấy khả năng ứng biến với hoàn cảnh.

Cho dù doanh nghiệp có đứng trước khó khăn hay phải đối đầu với những đối thủ đáng gờm thì ứng viên có thể thích ứng nhanh sẽ ứng biến được và luôn có khả năng sáng tạo trong mọi tình huống.

 

Kiến thức chuyên môn

Mỗi vị trí tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên nắm vững kiến thức chuyên môn nhằm phục vụ cho công việc tốt hơn. Trong các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng thì đây là tiêu chí không thể bỏ qua.

Hiện nay, tại nhiều công ty hay tập đoàn lớn, họ cho phép ứng viên của mình trau dồi kiến thức chuyên môn thông qua quá trình đào tạo và làm việc tại đây. Hoặc ứng viên có kinh nghiệm làm việc phong phú theo vị trí ứng tuyển cũng được đánh giá là ứng viên có kiến thức chuyên môn.

 

Kỹ năng phục vụ công việc

Ngoài kinh nghiệm làm việc và kiến thức chuyên môn thì kỹ năng phục vụ công việc là một trong những tiêu chí bắt buộc mà nhà tuyển dụng quan tâm. Tuy nhiên, có thể trau dồi theo thời gian và theo vị trí làm việc. Mỗi vị trí làm việc lại có yêu cầu kỹ năng khác nhau, chẳng hạn:

  • Vị trí nhân viên marketing: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng xây dựng chân dung khách hàng, kỹ năng photoshop, quay/dựng phim,…
  • Vị trí nhân viên kinh doanh: Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,…

Để đánh giá kỹ năng này, có thể đánh giá và sàng lọc ứng viên ngay từ vòng hồ sơ/CV khi ứng viên ứng tuyển, đánh giá qua cuộc phỏng vấn và rõ nhất là trong quá trình thử việc của ứng viên.

 

2. Nhóm tiêu chí đánh giá thái độ ứng viên tuyển dụng

Biết lắng nghe

Trong một tập thể, người biết lắng nghe để cải thiện bản thân thường sẽ đi xa và lâu hơn với doanh nghiệp. Người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là những mảnh ghép mà doanh nghiệp nào cũng cần tìm kiếm và giữ chân. 

Biết lắng nghe là một trong các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ quên. Điều này rất dễ nhận ra thông qua những cuộc trao đổi và những câu hỏi kiểm tra thái độ của ứng viên, cách xử lý tình huống của họ trong mỗi lần tiếp xúc với nhà tuyển dụng.

 

Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi

Tinh thần sẵn sàng học hỏi luôn được chào đón tại bất kỳ một tổ chức nào, đó sẽ là người mang lại những giá trị mới cho doanh nghiệp thông qua kỹ năng học hỏi không ngừng.

Người thiếu tinh thần cầu tiến và học hỏi sẽ sớm bị đào thải vì không cập nhật kịp xu hướng và những kiến thức mới, kỹ năng mới trong thời đại chuyển đổi số hiện nay.

 

3. Nhóm tiêu chí ưu tiên trong đánh giá ứng viên tuyển dụng

Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc

Những tố chất phù hợp với vị trí thường là phần chìm của tảng băng trôi. Cần được khai thác sâu và kỹ lưỡng thông qua các bài kiểm tra EQ, IQ, MBTI, DISC,… Đặc biệt với những vị trí tuyển dụng như:

  • Nhà quản lý: tố chất lãnh đạo…
  • Nhân viên truyền thông, quan hệ cộng đồng (PR): quảng giao, khéo léo, hoạt ngôn…
  • Nhân viên sáng tạo nội dung: tư duy sáng tạo…
  • Chuyên viên quản trị rủi ro: sự chín chắn, quyết đoán, chịu được áp lực công việc

 

Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ của ứng viên là yếu tố ưu tiên khi đánh giá ứng viên tuyển dụng. Tại một số vị trí, ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc. Nhưng nhiều vị trí không yêu cầu ngoại ngữ nhưng lại xem ngoại ngữ là yếu tố ưu tiên cho ứng viên bởi lý do:

  • Doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, người có ngoại ngữ sẽ có khả năng giao tiếp tốt với đối tác nước ngoài trong tương lai
  • Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu từ nước ngoài nhanh, rộng hơn so với người không có ngoại ngữ.

 

Sai lầm khi đánh giá ứng viên trong tuyển dụng

Chưa hiểu rõ về vị trí tuyển dụng

Hiểu sai lệch hay không rõ ràng về công việc đang cần tìm ứng viên là sai lầm trong tuyển dụng nhân sự mà nhiều doanh nghiệp hay mắc phải. Điều này có thể dẫn đến khả năng tuyển nhầm người, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Do đó, nhà tuyển dụng cần lập danh sách các vị trí cần tuyển và tìm hiểu yêu cầu cho từng vị trí, từ đó xây dựng nên các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng sao cho phù hợp. Bằng cách có một hình dung rõ ràng về những gì cần thiết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi xem xét các kỹ năng đó trong các ứng viên

 

Không xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng

Sau khi có cái nhìn tổng quan về các vị trí cần tuyển, bạn nên tự xây dựng một hệ thống các tiêu chí một cách rõ ràng và sắc nét. Càng rõ ràng và sắc nét bao nhiêu thì khả năng tìm thấy các ứng viên phù hợp càng cao.

Vận dụng các phương pháp đánh giá ứng viên một cách linh hoạt giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được tâm lý ứng viên và đưa ra những nhận định chính xác hơn

 

Bỏ qua những ứng dụng công nghệ hiện đại

Với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều nền tảng ra đời nhằm giúp đỡ các nhà tuyển dụng trong quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng cũng như đưa ra các kết quả mang tính khả thi hơn so với nhận định cá nhân. 

 

Nguồn: HR1Jobs


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Đăng tin tuyển dụng trong ngành IT tại HR1Tech Tuyển dụng

Đăng tin tuyển dụng tại HR1Jobs Tuyển dụng


 

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Thu phục nhân tài

Xem tất cả
Cách viết JD hấp dẫn thu hút ứng viên

Công việc viết JD (Job Description) là một quá trình quan trọng trong tuyển dụng nhân sự. Một JD hấp dẫn không chỉ giúp công ty thu hút...

5 BÍ QUYẾT ĐỂ THU HÚT ỨNG VIÊN TÀI NĂNG

Nguồn lực là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn duy trì và phát triển một tổ chức, doanh nghiệp. Việc thu nhận những...

“Mở lòng” khi nhân viên cũ quay trở lại, nên hay không?

Khái niệm 'nhân viên quay lại' (boomerang employee), người cảm thấy tự tin để rời bỏ một tổ chức để gia nhập tổ chức khác và sau đó trở...

Gen Z - thế hệ thách thức nhất để làm việc cùng?

Mỗi thế hệ mang đến những đặc điểm và thách thức riêng, và Generation Z (Gen Z) không phải là một ngoại lệ. Được định nghĩa bởi những...

VÌ SAO DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TÀI NĂNG?

Hiện nay, thị trường tuyển dụng xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh, và vì vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và cải thiện,...

SỨC KHỎE TINH THẦN NHÂN VIÊN - YẾU TỐ QUAN TRỌNG CÁC DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Sức khỏe tinh thần nhân viên là một trong những yếu tố cực kì cần thiết để góp phần làm nên sự phát triển của một công ty. Có thể nói,...