Mỗi thế hệ mang đến những đặc điểm và thách thức riêng, và Generation Z (Gen Z) không phải là một ngoại lệ. Được định nghĩa bởi những người sinh vào cuối thập kỷ 1990 và đầu thập kỷ 2000, Gen Z đã trưởng thành trong một thế giới hoàn toàn số hóa, với một loạt các yêu cầu và kỳ vọng mới về công việc và cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của, cách tương tác và làm việc của họ trong xã hội hiện đại này.
Gen Z là ai?
Gen Z là thế hệ tiếp theo sau Millennials, và họ có một số đặc điểm quan trọng đáng chú ý:
Công nghệ: Gen Z lớn lên trong một thế giới bùng nổ công nghệ số. Điều này có nghĩa rằng họ thường xử lý thông tin nhanh chóng, dễ dàng lĩnh hội những kiến thức mới, thông qua các thiết bị di động và mạng xã hội. Theo Dell Technologies, 80% Gen Z mong muốn làm việc với công nghệ tiên tiến. Thế nên, thay vì để AI trở thành đối thủ cạnh tranh “ngán đường “mình, thế hệ Z tận dụng sức mạnh của kỹ thuật số và biến các công nghệ trở thành công cụ đắc lực trong quá trình làm việc.
Tự do cá nhân: Đi cùng với dòng chảy phát triển của thời đại, thế hệ Gen Z ngày càng “phá cách” trong xu hướng làm việc, chính những suy nghĩ tự do đã tạo ra nhiều xu hướng mới. Quan trọng hơn, Gen Z thường đánh giá cao sự độc lập và tự quản lý. Họ muốn có quyền kiểm soát cuộc sống và sự nghiệp của họ. Thực chất, họ luôn chủ động trong việc lắng nghe bản thân mình muốn gì, họ hiểu được cái mà mình đam mê là gì để lựa chọn ngành nghề phù hợp với nguyện vọng bản thân
Sáng tạo: Đã không sáng tạo thì không phải là Gen Z, bản thân họ tự định vị những giá trị mới thông qua phim ảnh, ngôn từ, âm nhạc, hội họa, v.v. Hoặc chúng ta có thể định nghĩa rằng Gen Z là thế hệ “Phydigital”, khi trong cuốn sách “Ẩn Số Mang Tên Thế Hệ Z – Gen Z @Work”, tác giả đã giải thích đây là thế hệ không ngại thử thách, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi, luôn khát khao được làm chủ cuộc sống của chính bản thân. Với thế hệ này, thế giới thực và thế giới ảo dường như đã hòa vào làm một và không thể tách rời.
Yêu thích ý nghĩa: Họ thường đánh giá cao việc làm có ý nghĩa và đóng góp cho xã hội hơn là chỉ kiếm tiền. Mỗi năm, hàng ngàn sinh viên trên khắp cả nước đều tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng như gia nhập vào các tổ chức phi chính phủ như (AIESEC, SJ VietNam, Operation Smile,...).
Gen Z và Thách Thức Khi Làm Việc
Chiếm ⅓ dân số lao động, Gen Z dần đã trở thành nhân tố được các doanh nghiệp quan tâm. Với các đặc điểm và ước muốn riêng, Gen Z có thể đưa ra một số thách thức khi làm việc cùng họ:
Kỹ năng số hóa: Với đặc trưng của một công dân thời đại mới, Gen Z được xem là “chuyên gia săn lùng thứ thiệt”. Bởi vì “không biết thì hỏi Google, chưa rõ thì tra Google”, dẫn đến khi lựa chọn công ty, Gen Z sẽ tự tìm kiếm và đặt niềm tin gần như tuyệt đối vào thông tin trên mạng và đánh giá của cộng đồng. Nếu không hiện hữu và xây dựng được ‘quyền lực online’ thì khả năng tác động tới thế hệ Z của doanh nghiệp sẽ rất giới hạn.
Tính tự lập cao: Một thế hệ cá tính và thích thể hiện mình. Họ có xu hướng độc lập và tự quản lý công việc, do đó, việc tạo điều kiện cho họ tự do và có không gian trong công việc là điều mà các nhà quản lý nên cân nhắc.
Thiếu kinh nghiệm thực tế: Lẽ đương nhiên! Gen Z hiện nay vẫn chưa có nhiều năm kinh nghiệm và thành tựu nhất định. Việc thiếu sót về các kỹ năng mềm, kỹ năng cứng, v.v luôn là bài toán khó khiến các doanh nghiệp đau đầu.
“Tài năng nhưng mong manh dễ vỡ”: Thích học hỏi nhưng lại ngại chê bai; Làm việc trách nhiệm nhưng điểm yếu là không chịu được áp lực; Thích nghi tốt nhưng lại không thoải mái nếu có thay đổi quá nhiều. Vì thế, thách thức đặt ra cho người sếp của phải biết cân bằng giữa các điểm mâu thuẫn đối lập thì mới tránh được các “đổ vỡ” đáng tiếc.
Xem thêm: Gen Z thích thì nhảy?
Gen Z và Cách Làm Việc Thành Công
Dưới đây là một số tips để “chinh phục” khả năng làm việc của Gen Z tại nơi công sở:
Số hóa môi trường làm việc: Số hóa môi trường làm việc đảm bảo rằng Gen Z có thể sử dụng kỹ thuật số và công nghệ để làm việc hiệu quả. Điều này bao gồm cung cấp truy cập vào các công cụ và thiết bị số, đào tạo và hỗ trợ liên quan đến công nghệ, và tạo ra môi trường mà họ có thể sử dụng kỹ thuật số để làm việc tốt nhất.
Tạo điều kiện cho sáng tạo: Hãy tổ chức các buổi họp sáng tạo hoặc khuyến khích họ tham gia vào việc đề xuất các dự án mới. Cho phép họ thể hiện sự sáng tạo của mình và đóng góp ý kiến của họ vào các dự án. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho sáng tạo đồng nghĩa với việc khuyến khích Gen Z tham gia và đóng góp ý tưởng mới. Điều này có thể tạo sự hứng thú và cam kết của họ đối với công việc và tổ chức. Công ty có thể tạo ra không gian và cơ hội để họ thể hiện sự sáng tạo của mình
Đào tạo và hướng dẫn: Đào tạo và hướng dẫn giúp Gen Z xây dựng kỹ năng thực tế và tự tin trong công việc. Điều này có thể giúp họ đảm bảo rằng họ đang thực hiện công việc một cách hiệu quả và đúng cách, đồng thời cũng tạo ra sự phát triển và tiến bộ trong sự nghiệp của họ.
Cung cấp phản hồi thường xuyên: Gen Z thường muốn biết họ có đang làm việc tốt không và làm thế nào để cải thiện. Hãy thực hiện đánh giá thường xuyên và cung cấp phản hồi xây dựng về hiệu suất để giúp họ phát triển nhanh hơn
Tạo ý nghĩa trong công việc: Xây dựng một lộ trình rõ ràng về mục tiêu và cách làm việc của công ty, từ đó giải thích cho họ hiểu về ý nghĩa và khả năng đóng góp của họ rất quan trọng đối với công ty. Điều này thúc đẩy sự cam kết lâu dài, mong muốn được cống hiến bản thân với công ty
Xem thêm: Xu hướng nổi bật khiến cuộc sống GenZ sôi động hơn trong năm 2023
Kết Luận
Gen Z có thể đem lại nhiều giá trị cho nơi làm việc, bao gồm sự sáng tạo, sự phụ thuộc vào công nghệ, và ý thức xã hội. Để làm việc cùng họ thành công, quản lý và các doanh nghiệp cần hiểu và tôn trọng đặc điểm và yêu cầu riêng của thế hệ này, đồng thời cung cấp môi trường làm việc phù hợp. Gen Z có thể trở thành tài nguyên quý báu trong sự phát triển và thành công của bất kỳ tổ chức nào.
HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề
Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com