Looking article matching

KHI NÀO NÊN NÓI THẲNG VỚI SẾP?

22/03/22 06:43

Ý tưởng vĩ đại vào thời điểm sai lầm sẽ được tiếp nhận như ý tưởng tồi, điều cần lưu ý chính là nói ra cái gì và nói ra lúc nào?

Quyết định thời điểm là quyết định rất quan trọng trong nghệ thuật lãnh đạo. Để thành công, nhà lãnh đạo cần khi nào là thời điểm thúc ép, khi nào là thời điểm nên dừng lại. Nếu bạn đang ở vị trí giữa tổ chức, chưa phải là nhà lãnh đạo và đang muốn gây dấu ấn với sếp của mình, chọn đúng thời điểm gây ảnh hưởng với sếp cũng là điều vô cùng quan trọng.

Bạn cần sáng suốt để nói ra ý tưởng của mình. Ý tưởng vĩ đại vào thời điểm sai lầm sẽ được tiếp nhận như ý tưởng tồi, điều cần lưu ý là nói ra cái gì và nói ra lúc nào. Sau đây là 4 câu hỏi được tác giả nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell chia sẻ giúp bạn xác định ra thời điểm cần tiến lên, thúc ép.

 

Đọc thêm Kiểm soát nỗi lo sợ khi đi phỏng vấn xin việc

Đọc thêm Mẹo giúp cv vượt qua hệ thống lọc hồ sơ tự động

 

1.Tôi có biết điều gì quan trọng mà sếp không biết không?

Thông thường các lãnh đạo cấp trung của tổ chức đều biết những điều sếp không biết. Điều đó không những là chuyện thường mà còn là tin tốt lành. Khi biết được  điều gì đó sếp không biết, bạn cần truyền lại cho sếp vì nếu không, nó có thể gây tác hại cho tổ chức hay cho sếp. Tuy nhiên hãy phân biệt những thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến công việc và những thông tin buôn chuyện nhỏ nhặt trong tổ chức.

Những nhà lãnh đạo thành công đều muốn biết 2 kiểu tình huống: Khi có một vấn đề lớn hoặc khi có một cơ hội lớn. Họ muốn biết vấn đề lớn vì chúng gây tác động tiêu cực cho tổ chức. Có 2 cách để bạn biết khi nào sếp cần biết điều quan trọng: Thứ nhất, bạn có thể đưa ra những câu hỏi cụ thể trước, đề nghị nhà lãnh đạo giải thích rõ ràng khi nào bạn nên nói ra với họ. Thứ hai, bạn có thể ứng biến và tự mày mò khám phá, sử dụng phán đoán của mình và liên tục truyền đạt cho tới khi nào nhận được câu trả lời.

 

2. Thời gian sắp hết chưa?

Nếu sự chờ đợi phản hồi của bạn khiến tổ chức không thể nắm được cơ hội, hãy mạo hiểm và tiến lên phía trước. Lãnh đạo của bạn có thể không làm theo lời khuyên của bạn nhưng không ai muốn nghe thấy câu: “Anh biết không, tôi đã nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra” ngay khi quá muộn. Hãy cho họ cơ hội quyết định trước khi sự kiện ảnh hưởng tới tổ chức xuất hiện.

 

3. Những trách nhiệm của tôi có nguy hiểm không?

Khi lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ cho bạn, bạn có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành. Nếu bạn gặp khó khăn, họ sẽ muốn biết về khó khăn đó và muốn có cơ hội giúp bạn hoàn thành chúng hơn là thấy bạn tự làm hết nhưng thất bại.

Thông thường với những nhân viên giỏi và có trách nhiệm lớn thường có nhược điểm là rất chậm đưa ra yêu cầu giúp đỡ. Tâm lý chung của họ là muốn giảm bớt gánh nặng cho cấp trên của mình. Tuy nhiên ý thức trách nhiệm này cũng phản lại họ khi để vấn đề vượt quá tầm tay xử lý một mình. Các nhà lãnh đạo giỏi không muốn bạn cố gắng trở thành người hoàn hảo, họ muốn cùng bạn làm việc hiệu quả.

 

4. Tôi có thể giúp cấp trên chiến thắng không?

Các nhà lãnh đạo thành công hành động chính xác vào thời điể thích hợp với động cơ hợp lý. Sẽ có nhiều lần bạn nhận ra các cơ hội chiến thắng sớm hơn cho lãnh đạo. Trong trường hợp này, đó là lúc bạn cần tiến lên. Làm thế nào bạn biết sếp coi điều gì là thắng lợi? Điều này bạn có thể chú ý vòa biểu hiện của họ trong các tình huống đời thường, như những cuộc nói chuyện ngoài hành lang, trong bữa trưa hay trước và sau buổi họp.

Nếu bạn không chắc chắn cần tìm điều gì, hãy thử trả lời 3 câu hỏi sau:

- Điều gì khiến họ cười? Những điều khiến một người vui sướng.

- Điều gì khiến họ khóc? Những điều làm trái tim một người xúc động sâu sắc.

- Điều gì khiến họ hát vang? Những điều khiến họ hết sức hài lòng.

Tất cả mọi người đều có những giấc mơ, những vấn đề hay những lý do kết nối họ lại với nhau. Chúng giống như những chiếc chìa khóa mở ra cuộc sống của họ. Nhiều lãnh đạo rất thận trọng khi để những người làm việc cho mình thấy được chiếc chìa khóa đó vì họ nghĩ việc đó có thể khiến họ bị nguy hiểm. Điều bạn cần làm là tiếp cận, quan sát một cách sâu sắc.

Nguồn: www.cafebiz.vn


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm công việc phù hợp tại HR1Jobs!

Tìm việc trong ngành IT tại HR1Tech!


 

HR1JOBS -The leading AI Recruitment Platform

IT Job Search and Recruitment HR1Jobs.com

Job Search and Recruitment on  HR1Tech.com

Career Development

View all
Ứng Viên Hay Nhảy Việc Thường Bị Đánh Giá Thế Nào?

Những ứng viên hay “nhảy việc” thường bị đánh giá thế nào trong mắt các nhà tuyển dụng trong khi “nhảy việc” là hiện tượng vô cùng dễ...

Top 4 Ứng Dụng AI Tương Tự ChatGPT Mà Bạn Nên Thử

ChatGPT là một công cụ ngôn ngữ AI tuyệt vời, nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất. Thế giới AI đang phát triển nhanh chóng, và có...

Làm Gì Khi Bị Nhà Tuyển Dụng "Ghost"?

Bạn háo hức nộp đơn xin việc, dành thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và tự tin thể hiện bản thân. Nhưng rồi, im lặng. Nhà tuyển dụng...

Nói Dối Trong CV: Liệu Có "Qua Mắt" Được Nhà Tuyển Dụng?

CV được xem như là một “ấn tượng đầu tiên” của mỗi ứng viên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những thông tin trên CV có phản ánh đúng...

6 Âm Thanh Giúp Cải Thiện Hiệu Quả Làm Việc Cho Dân Văn Phòng

Trong môi trường văn phòng, âm thanh có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng, mức độ tập trung và nâng cao hiệu quả làm việc của chúng ta....

Làm Sao Để Đối Phó Với Môi Trường Làm Việc Độc Hại?

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường phải đối mặt với sự cạnh tranh công việc gay gắt, căng thẳng từ sếp và đồng nghiệp, và hàng loạt...