Tìm bài viết phù hợp

Nỗi ám ảnh mang tên "Peer pressure"

01/07/23 02:38

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với nhiều áp lực xã hội. Áp lực từ bạn bè, những người đồng trang lứa, còn được gọi là "Peer pressure", có thể có mặt ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, từ việc chọn trang phục, tham gia các hoạt động hằng ngày, đến việc quyết định về hành vi, lối sống và giá trị cá nhân.

Trong bài viết này, hãy cùng HR1JOBs đi vào chi tiết để hiểu rõ hơn về nỗi ám ảnh mang tên "Peer pressure". Chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc của áp lực từ bạn bè, cách nó ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, cách đối phó với nó và những lợi ích và hạn chế có thể xuất hiện khi chúng ta đối diện với áp lực này nhé!

1. “Peer pressure” xuất hiện ở đâu? 

Môi trường học tập: Trong một lớp học, các bạn cùng tuổi thường có xu hướng so sánh với nhau. Nếu một bạn thành công hoặc nổi tiếng, áp lực để đạt được điều tương tự có thể khiến bạn cảm thấy bị thua thiệt, thất vọng.

Truyền thông và xã hội: Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội có thể tạo ra áp lực qua việc khoe thành công, thành tích, cuộc sống hoàn hảo và hình ảnh lý tưởng. Bạn có thể bị ám ảnh vì muốn đạt được những tiêu chuẩn này.

2. “Peer pressure” thay đổi con người?

Thay đổi hành vi: “Peer pressure” có thể thúc đẩy bạn thay đổi hành vi bằng mọi cách để có thể phù hợp với nhóm đối tượng bạn đang hướng đến. Nếu bạn có nhóm bạn bè hút thuốc, bạn đôi khi sẽ cảm thấy áp lực từ chính bản thân và từ bạn bè xung quanh, dẫn đến việc bạn sẵn sàng thử chỉ để có thể thích nghi với họ.

Gây căng thẳng và lo lắng: “Peer pressure” có thể gây căng thẳng và lo lắng vì bạn không muốn bị cô lập hoặc bị coi là khác biệt.

Không còn là chính mình: “Peer pressure” có thể khiến bạn mất đi cái tôi riêng, vì bạn có xu hướng tuân theo mong muốn và mong đợi của những người xung quanh.

Xem thêm: Mình thấy con nhà người ta cũng bình thường thôi...

3. Thoát khỏi “Peer pressure”

Tự tin hơn về bản thân: Hiểu rõ giá trị cá nhân của bạn và không để “Peer pressure” cám dỗ bạn làm những điều không đúng với bạn.

Lựa chọn, xây dựng vòng bạn bè tích cực: Hãy thiết lập mối quan hệ với những người bạn tích cực và luôn ủng hộ bạn trong cuộc sống. Họ sẽ giúp bạn tự tin và đồng hành cùng bạn trong mọi khó khăn của cuộc sống. Cho bạn những lời khuyên hữu ích, đem lại giá trị tốt đẹp để bạn phát triển một cách tích cực

Đặt giới hạn và biết nói "không": Hãy biết đặt giới hạn và không sợ từ chối những lời mời hoặc yêu cầu không phù hợp với giá trị và ước mơ của bạn.

4. “Peer pressure” có lợi hay có hại?

4.1 Mặt lợi của “Peer pressure”

Kích thích sự tiến bộ: “Peer pressure” có thể tạo động lực để bạn cải thiện bản thân, học hỏi từ kinh nghiệm và thành công của mọi người.

Xây dựng mối quan hệ: Qua việc đối mặt với áp lực đồng trang lứa, bạn có thể xây dựng được nhiều mối quan hệ chặt chẽ hơn, gia tăng lòng tin và sự gắn kết với nhau

4.2 Mặt hại của “Peer pressure”

Không là chính mình: Áp lực đồng trang lứa có thể khiến bạn mất đi khả năng đánh giá và lựa chọn riêng của mình, dẫn đến việc tuân theo số đông mà không quên đi giá trị của bản thân và làm những điều mà mình cho là không phù hợp

Rủi ro và hậu quả: Nếu “Peer pressure” đẩy bạn tham gia vào những hoặt động không lành mạnh hoặc nguy hiểm, bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả xấu, như sức khỏe kém, vấn đề học tập, …

5. Thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên “Peer pressure”

5.1 Trò chuyện và thảo luận

Tìm cách trò chuyện và chân thành với mọi người về cảm giác và áp lực mà bạn đang gặp phải. Đôi khi có thể là bạn bè. Trò chuyện để cùng thấu hiểu nhau bởi đôi khi, có thể họ không thể biết rằng hành vi của họ ảnh hưởng đến bạn như thế nào.

Cùng nhau thảo luận về giá trị, mục tiêu và quyết định cá nhân của mỗi người. Điều này giúp tạo ra sự hiểu biết và tôn trọng giữa mọi người với nhau.

5.2 Tìm kiếm sự hỗ trợ khác

Tìm các nguồn hỗ trợ khác bên ngoài vòng bạn bè, như gia đình, thầy cô, hoặc cố vấn tâm lý. Họ có thể chia sẻ, đưa lời khuyên, giúp bạn hiểu được rõ về giá trị và mục tiêu cá nhân của mình.

Tham gia vào các cộng đồng, nhóm hoặc sở thích khác. Điều này cho phép bạn gặp gỡ những người có cùng sở thích, giúp xây dựng lòng tự tin, mở rộng và phát triển bản thân một cách đa dạng hơn

Xem thêm: GenZ nói không với môi trường độc hại 

6. Vượt qua “Peer pressure” - chuyện nhỏ! 

Hiểu rõ bản thân

Tự đặt câu hỏi về giá trị, đam mê và mục tiêu cá nhân của mình. Điều này giúp bạn hiểu rõ bản thân và tạo nên sự tự tin, sẵn sàng đối mặt với những áp lực đồng trang lứa

Phân tích những yếu tố có thể gây áp lực cho bạn. Xác định những tình huống cụ thể mà bạn cảm thấy áp lực nhiều nhất và chú ý đến những nguyên nhân và hậu quả của áp lực đó.

Xây dựng vòng bạn bè tích cực

Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với những người có tư duy và có cùng giá trị với bạn. Tìm hiểu, kết nối với họ và xây dựng mối quan hệ tích cực để được hỗ trợ và đồng hành trong mọi khó khăn cuộc sống.

Tránh tiếp xúc với những người có tác động tiêu cực và không phù hợp với giá trị cá nhân của bạn. Đôi khi, việc cắt đứt mối quan hệ không lành mạnh là một bước cần thiết để bảo vệ bản thân và tạo không gian cho sự phát triển cá nhân.

Xây dựng lòng tự tin và khả năng tự đánh giá

Tự tin trong việc đưa ra quyết định và tuân thủ theo giá trị của bản thân. Không để “Peer pressure” làm mất đi khả năng tự quyết định và đánh giá đúng sai của bạn. Hãy học cách xem xét những lời khuyên, yêu cầu hay tác động từ mọi người xung quanh một cách khách quan và suy nghĩ về hậu quả và ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống và sự phát triển cá nhân của bạn.

Hãy luôn lắng nghe bản thân và ngừng so sánh với người khác. Tập trung vào việc phát triển bản thân và đạt được những mục tiêu của riêng mình.

Xây dựng một cộng đồng hỗ trợ bao gồm những người bạn có cùng giá trị và luôn ủng hộ chúng ta. Tìm những người bạn có cùng quan điểm và sở thích, và tạo ra một môi trường tích cực để chia sẻ và phát triển cùng nhau.

Hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và không để “Peer pressure” làm giảm tự tin của mình. Tự mình xác định giá trị cá nhân và đặt mục tiêu riêng cho bản thân.

Nắm rõ giới hạn và biết nói "không". Đừng sợ từ chối những yêu cầu hoặc hành vi không phù hợp với giá trị và nguyện vọng của bạn.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, người thân yêu và người lớn có kinh nghiệm. Họ có thể cung cấp lời khuyên, lắng nghe và hỗ trợ bạn trong việc đối phó với áp lực.

“Peer pressure” có thể có tác động lớn đến cuộc sống và sự phát triển cá nhân của chúng ta. Tuy nhiên, khi hiểu rõ về nó, hiểu về hiệu quả và cách đối phó với áp lực này, chúng ta có thể vượt qua nó và tận hưởng một cuộc sống tự do và ý nghĩa dễ dàng hơn.

 

HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
3 Lí Do Nhiều GenZ Đã Làm “Sếp” Dù Còn Rất Trẻ

Hiện nay, việc có nhiều GenZ đã làm “sếp” dù còn rất trẻ đã không còn xa lạ với chúng ta. Cùng tìm hiểu tại sao những bạn ấy có thể làm...

Top 4 Ứng Dụng AI Tương Tự ChatGPT Mà Bạn Nên Thử

ChatGPT là một công cụ ngôn ngữ AI tuyệt vời, nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất. Thế giới AI đang phát triển nhanh chóng, và có...

Lương Tháng 5 Triệu, Quản Lý Chi Tiêu Sao Cho Đúng?

Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu và học cách chi tiêu thông minh để có thể sống...

Ứng Viên Hay Nhảy Việc Thường Bị Đánh Giá Thế Nào?

Những ứng viên hay “nhảy việc” thường bị đánh giá thế nào trong mắt các nhà tuyển dụng trong khi “nhảy việc” là hiện tượng vô cùng dễ...

Làm Gì Khi Bị Nhà Tuyển Dụng "Ghost"?

Bạn háo hức nộp đơn xin việc, dành thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và tự tin thể hiện bản thân. Nhưng rồi, im lặng. Nhà tuyển dụng...

Nói Dối Trong CV: Liệu Có "Qua Mắt" Được Nhà Tuyển Dụng?

CV được xem như là một “ấn tượng đầu tiên” của mỗi ứng viên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những thông tin trên CV có phản ánh đúng...