Reverse bullying: khi Sếp bị bắt nạt.

25/12/23 03:56

Ảnh hưởng của Revesel Bully
Sức khỏe và tinh thần của người sếp suy giảm: Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người bị bắt nạt. Dẫn đến các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày hoặc vấn đề liên quan đến trí não như tiền đình, rụng tóc. Người sếp khi làm việc sẽ có tâm trạng không tốt, dễ mất bình tĩnh và có những cảm xúc mạnh mẽ. 

Môi trường làm việc không tốt: Không chỉ là tâm trạng của người sếp bị ảnh hưởng, mà còn hiệu suất và môi trường làm việc của nhân viên khác cũng bị ảnh hưởng vì người quản lý là người đưa ra những định hướng cho công ty, những quyết định không sáng suốt có thể diễn ra khi tâm lý của người sếp không đủ tỉnh táo và ổn định. 

Chất lượng công ty giảm sút: Sức khỏe và tinh thần của người sếp không ổn định khiến cho các nhân sự cấp dưới cũng không có thể làm việc hiệu quả vì họ làm việc dựa trên yêu cầu của cấp trên mình, dẫn đến sản phẩm và dịch vụ của công ty đang hoạt động trở nên không hiệu quả một cách tối ưu.

Bộ máy hệ thống công ty rời rạc: Việc sếp bị bắt nạt thể hiện được bộ máy phân quyền và trao quyền của nhân viên và sếp không có gì khác nhau. Nhân viên không tôn trọng sếp và nghe sự chỉ đạo của sếp mình sẽ khiến cho hệ thống làm việc của công ty không có hiệu quả. 

Vậy quản lý cấp cao có thể làm gì? 

Xác nhận vấn đề: bạn có đang bị bắt nạt không?

Với cương vị của một người sếp, bạn có rát nhiều cách giải quyết. Đơn giản và nhanh chóng như cho họ thôi việc và chọn một người nhân sự hợp gu mình hơn. Nhưng bạn có chắc bạn không phải là người sai trong câu chuyện này? Có một cách hay hơn để có thể cùng giúp bản thân mình ngày càng tiến bộ hơn đó là ngoài việc xác định đối tượng, chúng ta còn phải xác định vấn đề như là:

  • Vấn đề này từ ai?
  • Nó đã diễn ra từ bao lâu?
  • Ảnh hưởng của việc này đến công ty và bản thân của mình?
  • Bản thân có thể làm gì?

Xem thêm: Reverse bullying: khi Sếp bị bắt nạt phần 1

Giải quyết những ảnh hưởng hiện tại.
Khi hiểu được vấn đề và đối tượng gây ra việc bản thân bị bắt nạt nơi công sở, một người sếp có thể sẽ tập trung vào việc giải quyết nhưng ảnh hưởng chung từ việc bắt nạt để lại. Ví dụ như cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong thời gian vừa rồi.

Trao đổi thẳng thắng với nhân sự về những vấn đó là việc nên làm để có thể giải quyết triệt để. Đối diện với tình huống như vậy, việc giải quyết đòi hỏi sự cẩn trọng và thận trọng. Một cách tiếp cận tốt nhất là nói chuyện trực tiếp với nhân viên mình để thể hiện sự quan tâm và mong muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình và xây dựng. Trong cuộc trò chuyện, hãy thể hiện lòng tôn trọng và tránh sử dụng ngôn từ hoặc hành động có thể gây xúc phạm.

Nếu việc trò chuyện trực tiếp không khả thi hoặc không giải quyết được vấn đề, việc tìm sự hỗ trợ từ người quản lý cấp cao hơn hoặc bộ phận nhân sự là rất cần thiết. Họ có thể giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách chuyên nghiệp và đưa ra các phương pháp giải quyết hiệu quả.

Trong quá trình này, việc chú ý đến sức khỏe tinh thần của chính bạn là quan trọng. Hãy tìm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc người tin cậy để không cảm thấy cô đơn và có thêm sức mạnh trong việc giải quyết vấn đề này một cách khôn ngoan.
 

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Kỹ năng công sở

Xem tất cả
Khi Lãnh Đạo Trở Thành Người Con Ngày Tết

Tết Nguyên Đán là dịp để lãnh đạo tạm gác công việc, trở về với gia đình, thể hiện vai trò người con hiếu thảo, cân bằng giữa sự nghiệp...

Reverse bullying: khi Sếp bị bắt nạt.

Bắt nạt nơi công sở là chuyện không còn mới, chúng ta đã và luôn biết cách để tự bảo vệ mình thông qua rất nhiều thông tin được chia sẻ...

3 tips giúp vực dậy tinh thần nhân viên

Trong môi trường làm việc hiện đại, tinh thần của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một tổ chức....

TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay, ngoài công tác truyền thông bên ngoài, nhiều công ty còn chú trọng làm tốt các hoạt động truyền thông nội bộ. Bởi đây là một...

WORK LIFE BALANCE - CÓ PHẢI LÀ TIÊU CHUẨN THÀNH CÔNG

Work Life Balance có thể là một thách thức, nhưng đó là điều cần thiết. Có phải ai trong chúng ta cũng muốn có cả công việc ổn định mà...

KHÔNG NHỮNG TĂNG LƯƠNG MÀ DOANH NGHIỆP CÒN PHẢI KHEN ĐÚNG MỨC – THƯỞNG ĐÚNG MỰC

Thực tế cho thấy rằng không phải lúc nào tăng lương cũng là phương pháp khen thưởng và giữ chân nhân viên tốt nhất. Mà các doanh nghiệp...