NGUYÊN TẮC HÀNG ĐẦU GIÚP DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CẤP CAO

31/03/22 07:49

Trước sự khan hiếm người tài và sự cạnh tranh khốc liệt trong “cuộc chiến” tuyển dụng nhân sự cấp cao, doanh nghiệp cần có chiến lược thật sự bài bản, chuyên nghiệp để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực “hiếm có khó tìm” này.

 

Đọc thêm HRBP là gì? Tại sao doanh nghiệp cần tới HRBP?

Đọc thêm Cách xây dựng kpi cho bộ phận tuyển dụng

 

NHẬN DIỆN NHÂN SỰ CẤP CAO – QUÂN ÁT CHỦ BÀI CỦA DOANH NGHIỆP

Trong một doanh nghiệp, nhân sự thường được chia ra một cách tương đối như sau: Staff (Nhân viên); Manager (Quản lý), Director (Lãnh đạo). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến đối tượng nhân sự cấp cao từ Manager trở lên, tức là từ Trưởng phòng đến các vị trí C-level: Giám đốc điều hành (CEO), Giám đốc tài chính (CFO), Giám đốc công nghệ (CTO),… ở các công ty, tổng công ty hoặc tập đoàn.

Nhắc đến nhân sự cấp cao là nói đến số ít người. Họ chỉ chiếm khoảng 10% số lượng lao động trong công ty nhưng lại thể hiện rõ sức ảnh hưởng của mình khi đem lại 90% lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Nhân sự cấp cao chỉ chiếm khoảng 10% số lượng lao động trong công ty nhưng lại đem lại 90% lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Họ là những người có trình độ thực hiện những công việc khó mang tính chiến lược, là những bộ óc luôn đề xuất ra những ý tưởng mới đóng góp vào toàn bộ hoạt động và sự vận hành của doanh nghiệp, đồng thời là người có kỹ năng quản lý. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, những “key person” này sẽ là kim chỉ nam hướng doanh nghiệp đi trên con đường ngắn nhất và vạch ra tầm nhìn chiến lược để chèo lái con tàu doanh nghiệp vượt qua sóng gió thương trường.

Nhân sự cấp cao chính là quân át chủ bài sáng giá nhất của mọi doanh nghiệp muốn thành công.

 

VẬY ĐÂU LÀ NHỮNG TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN MỘT NHÂN SỰ CẤP CAO?

Theo ông Trần Việt Dũng, nguyên tổng giám đốc công ty GUIDEA, tố chất của một nhân sự cấp cao cần được đánh giá dựa trên 3 yếu tố: Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skill) và Thái độ của họ với môi trường kinh doanh (Attitude).

  • Kiến thức chuyên môn và xã hội phong phú
  • Kỹ năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược
  • Kỹ năng xử lý tình huống
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng đàm phán và ra quyết định
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
  • Kỹ năng ứng xử
  • Thái độ làm việc nghiêm túc, đam mê và dám đối đầu với thách thức mà công việc mang lại

 

Tố chất của một nhân sự cấp cao cần được đánh giá dựa trên các yếu tố: Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skill) và Thái độ với môi trường kinh doanh (Attitude)

Trên thực tế, sẽ là rất khó để tìm ra một tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp  ở các ngành nghề khác nhau. Lại càng khó hơn nếu như cố tìm ra chân dung hoàn hảo của một nhân sự cao cấp bởi các doanh nghiệp ở quy mô, phạm vi khác nhau, cũng có những tiêu chí cao – thấp khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu: Nhân sự cấp cao là người có kiến thức, kỹ năng và thái độ đủ để hoàn thành xuất sắc các công việc mang tính chiến lược của tổ chức. Và nhân sự cấp cao phải là những người đã đạt được thành tích nhất định trong bản đánh giá lịch sử công việc của chính họ.

 

CUỘC CHIẾN TRÊN THỊ TRƯỜNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CẤP CAO

Theo khảo sát của Công ty Tư vấn và tuyển dụng nhân sự cấp cao Robert Walters, các vị trí nhân sự cấp cao được săn đón ở tất cả lĩnh vực. Nguyên nhân là các nhà máy ở nước ngoài dịch chuyển tới Việt Nam, thương mại điện tử phát triển cũng như các công ty khởi nghiệp liên tiếp ra đời,… khiến nhu cầu không ngừng tăng trong khi nhân sự đáp ứng yêu cầu mong muốn lại không có nhiều. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại thị trường Việt Nam chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực: sản xuất, hàng tiêu dùng – bán lẻ, tài chính – ngân hàng và công nghệ thông tin, theo báo cáo từ Navigos Search.

 

NHỮNG NGUYÊN TẮC HÀNG ĐẦU GIÚP DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CẤP CAO THÀNH CÔNG

1. Chủ động xây dựng và nuôi dưỡng hệ thống ứng viên tiềm năng

Quá trình tuyển dụng nhân sự cấp cao thường tốn rất nhiều thời gian. Trung bình, thời gian này có thể kéo dài từ 2-3 tháng. Với một số lĩnh vực đặc thù, thời gian này còn có thể phải kéo dài hơn do khan hiếm nguồn nhân lực. Do vậy, nếu doanh nghiệp chờ đến khi nhân sự cấp cao nghỉ việc rồi mới bắt tay vào tìm nhân sự mới thì việc tuyển dụng sẽ càng kéo dài, thậm chí làm xáo trộn và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhà tuyển dụng nên chủ động xây dựng nguồn ứng viên cấp cao để rút ngắn thời gian tuyển dụng.

 

2. Thấu hiểu tâm lý ứng viên

Trên thị trường lao động, nhóm nhân sự cấp cao khan hiếm cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy hầu hết các công ty đang có chiến lược thu hút nhân sự na ná giống nhau khi đề nghị mức thu nhập cao kèm theo một gói phúc lợi hấp dẫn. Có công ty còn đưa ra cả chế độ chính sách quan tâm đến gia đình và con cái của nhân viên. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cạnh tranh như hiện nay, để chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân sự giỏi, các công ty cần vạch ra những sách lược đúng đắn đáp ứng các nhu cầu của giới nhân sự cấp cao nhằm thu hút và giữ chân họ.

Một câu hỏi đặt ra là những người tài năng này đang mong đợi những gì từ phía doanh nghiệp và doanh nghiệp đáp ứng được điều gì? Trong quá trình trao đổi, tương tác với các nhân sự cấp cao, có thể thấy họ thường quan tâm đến một số thông tin như sau:

Thương hiệu doanh nghiệp

Nếu như thương hiệu sản phẩm uy tín có thể thu hút được khách hàng thì thương hiệu doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc thu hút nhân sự. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh như Google, Facebook, Microsoft hoặc các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vinamilk, Nestlé Vietnam,… luôn là mục tiêu của ứng viên khi tìm kiếm việc làm. Doanh nghiệp nên quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp qua các chiến dịch để tăng nhận diện và thu hút các nhân sự cao cấp.

 

Văn hóa doanh nghiệp

Thương hiệu doanh nghiệp có thể tạo ấn tượng ban đầu với các nhân sự cấp cao nhưng điều thực sự thu hút họ chính là cơ hội được làm việc với người tài tăng, những nhà lãnh đạo xuất chúng. Do đó gắn liền với sự phát triển của thương hiệu, doanh nghiệp cần chú trọng việc xây dựng đội ngũ nhân sự giỏi và tạo dựng một văn hóa có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những nhân viên có tiếng trong ngành đã từng làm việc tại doanh nghiệp để cho thấy đây là nơi thích hợp cho những người muốn thăng tiến trong sự nghiệp.

Nhân viên cao cấp sẽ mong muốn được làm việc với các chuyên gia hàng đầu trong ngành hoặc nhân viên chuyên nghiệp khác. Chỉ có như vậy thì họ mới có thể phát huy hết thế mạnh của bản thân. Do đó, một trong những cách tuyển dụng nhân sự cấp cao hiệu quả nhất là chia sẻ thẳng thắn thông tin về những người mà ứng viên sẽ được làm việc cùng hoặc trực tiếp báo cáo nếu trúng tuyển.

 

Môi trường làm việc lý tưởng

Một môi trường làm việc lý tưởng với cơ hội đào tạo tốt, không ngừng cải tiến và có bầu không khí thân thiện, thoải mái, tinh thần hợp tác cao là điều mà bất cứ nhân sự cấp cao nào cũng mong muốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Một môi trường làm việc lý tưởng với điều kiện làm việc tuyệt vời sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ thu hút được những nhân sự cấp cao chất lượng mà còn giúp họ giữ chân được các nhân sự này.

 

Chính sách lưởng thưởng và đãi ngộ tốt

Cho dù mô tả công việc của bạn có tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa nhưng mức lương không cạnh tranh thì những ứng viên cấp cao vẫn sẽ đi tìm một cơ hội khác. Là một nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm xác định một mức thù lao hợp lý cho mọi vị trí đang cần tuyển dụng. Chắc chắn, với những nhân viên cao cấp thì mức lương cũng sẽ phải cạnh tranh. Không nêu rõ ràng mức lương hay quyền lợi ngay từ đầu sẽ rất khó để bạn thu hút ứng viên tiềm năng.

Ngoài việc có mức lương hấp dẫn, nhân sự cấp cao còn đặc biệt quan tâm đến chính sách thưởng và đãi ngộ của doanh nghiệp. Xây dựng cơ cấu thưởng hấp dẫn sẽ kích thích khả năng làm việc của các nhân sự cấp cao. Doanh nghiệp có thể cân nhắc các cơ chế thưởng như: cổ phần miễn phí của công ty, thưởng hàng năm theo kết quả kinh doanh hoặc thưởng khi đạt được các chỉ tiêu nhất định.

Bên cạnh đó, các nhân sự cấp cao đều quan tâm đến các yếu tố phúc lợi khác như chế độ bảo hiểm, khám sức khỏe định kỳ, kỳ nghỉ mát du lịch hàng năm, mức độ đãi ngộ với những người có thâm niên làm việc lâu năm cho công ty. Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ không có toàn quyền quyết định những chế độ phúc lợi này nhưng lại hoàn toàn có khả năng làm nổi bật nó để thu hút ứng viên. Cùng với các quyền lợi đã được đề cập phía trên thì đây chính là một thỏi nam châm thu hút ứng viên tiềm năng.

 

Cơ hội phát triển

Bên cạnh lương thưởng và chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển là điều được nhiều nhân sự cấp cao quan tâm

Cung cấp cho nhân sự cấp cao cơ hội phát triển là một chiến lược quản lý khôn ngoan. Những nhân viên giỏi luôn mong muốn được thử thách và được công nhận. Vì vậy hãy trao cho họ cơ hội được đối mặt với thử thách cũng như cơ hội được học tập để phát triển và hoàn thiện bản thân. Nhân sự cấp cao là những người đầy tham vọng vì thế họ sẵn sàng rời đi nếu không tìm thấy cơ hội phát triển. Hơn nữa một công việc có lộ trình phát triển rõ ràng sẽ góp phần thu hút các ứng viên nhân sự cấp cao ứng tuyển hơn so với các công việc khác.

 

3. Hiểu rõ thế mạnh của doanh nghiệp

Như đã nhắc đến ở trên, khi tuyển dụng một nhân sự cấp cao, doanh nghiệp cần hiểu rằng thứ họ quan tâm không chỉ là tiền lương hay chế độ đãi ngộ. Nhóm ứng viên này thường quan tâm đến kế hoạch tiếp theo trong con đường sự nghiệp của họ. Nói cách khác, doanh nghiệp cần chỉ ra một cách rõ ràng và chi tiết định hướng công việc và cơ hội phát triển của những ứng viên này khi “đầu quân” cho bạn.

Nhưng trước hết, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ thế mạnh của mình và biết mình đang đứng ở đâu trên bản đồ các doanh nghiệp cùng ngành. Lý do là bởi các nhân sự cấp cao có khá nhiều kinh nghiệm và hiểu biết chuyên môn để đánh giá bất cứ thông tin nào mà doanh nghiệp cung cấp. Bởi vậy, việc gây ấn tượng tốt ngay từ ban đầu là vô cùng quan trọng.

 

4. Chia sẻ cơ hội thay vì giới thiệu một công việc

Hầu hết những người mới vào nghề thường chỉ quan tâm đến việc có được một công việc ổn định và bắt đầu đi làm. Tuy nhiên, những ứng viên cấp cao thì hoàn toàn khác. Họ đã đạt được những dấu mốc trong sự nghiệp với công việc trước đây và bây giờ, điều họ muốn là tìm kiếm những cơ hội xứng tầm. Là nhà tuyển dụng, bạn cần phải vẽ ra một bức tranh về tương lai của công ty và vai trò của người nhân viên cao cấp này trong đó, thay vì để họ thấy rằng bạn chỉ đơn giản là đang muốn lấp đầy một vị trí trống.

 

5. Bảo mật thông tin là việc cần thiết

Hãy chắc chắn rằng bạn thể hiện mức độ chuyên nghiệp cao nhất khi liên hệ với các ứng viên nhân sự cấp cao tiềm năng. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ, 86,9% ứng viên điều hành thích được liên lạc qua địa chỉ email riêng hoặc qua mạng trực tuyến (77,9%). Khi liên hệ với các ứng viên nhân sự cấp cao tiềm năng của bạn thông qua email riêng tư hoặc hồ sơ truyền thông xã hội cá nhân của họ, hãy đảm bảo rằng cả bạn và họ đều giữ bí mật trong toàn bộ quá trình.

 

6. Xây dựng mối quan hệ tích cực và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho ứng viên

Một phần quan trọng khác của quá trình tuyển nhân sự cao cấp là xây dựng mối quan hệ với các ứng viên của bạn. Để làm được điều đó, bạn cần áp dụng cách tiếp cận mang tính cá nhân hóa. Ứng viên phải luôn luôn là trọng tâm trong quá trình tuyển dụng của bạn. Hãy nhớ rằng, các ứng viên điều hành tốt nhất rất khó tìm và thậm chí khó thuyết phục.

Khi tuyển dụng bất kỳ ứng viên nào, nhà tuyển dụng cũng phải nỗ lực để cung cấp trải nghiệm tích cực cho họ và bạn phải cố gắng gấp 10 lần nếu muốn tuyển được nhân sự cao cấp. Hãy nhớ những người có trình độ, tài năng, danh tiếng được rất nhiều công ty săn đón. Vì thế, bạn cần đảm bảo mình có thể thu hút được họ.

Đó là lý do tại sao bạn không nên ngay lập tức đề cập tới mục đích của mình mà nên tìm hiểu trước về họ và khám phá động lực của ứng viên. Một số người muốn có thu nhập tốt, trong khi người khác muốn được trao quyền chủ động trong công việc hoặc muốn dẫn dắt một đội ngũ nhân viên có hiệu suất làm việc cao. Bạn có thể xác định điều này bằng cách hỏi xem họ tự hào nhất về điều gì trong suốt sự nghiệp.

 

7. Hãy kiên nhẫn

Khi nhắc đến tuyển dụng nhân sự cao cấp, bạn nên chuẩn bị đầu tư thời gian và công sức cần thiết trong môi trường cạnh tranh cao hiện nay để có được người bạn muốn. Một quy trình tìm kiếm CEO hoặc Giám đốc điều hình điển hình có thể mất 4 – 8 tháng. Đây là quá trình lâu dài và cần đến sự tinh tế cũng như kiên nhẫn của nhà tuyển dụng. Các ứng viên hàng đầu gần như chắc chắn sẽ cần rất nhiều sự đảm bảo để bắt đầu nghĩ về lời đề nghị của bạn.

Nguồn: TopCV


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Đăng tin tuyển dụng trong ngành IT tại HR1Tech Tuyển dụng

Đăng tin tuyển dụng tại HR1Jobs Tuyển dụng


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm việc và tuyển dụng tại HR1Jobs.com

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT HR1Tech.com

Thu phục nhân tài

Xem tất cả
Cách viết JD hấp dẫn thu hút ứng viên

Công việc viết JD (Job Description) là một quá trình quan trọng trong tuyển dụng nhân sự. Một JD hấp dẫn không chỉ giúp công ty thu hút...

5 BÍ QUYẾT ĐỂ THU HÚT ỨNG VIÊN TÀI NĂNG

Nguồn lực là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn duy trì và phát triển một tổ chức, doanh nghiệp. Việc thu nhận những...

“Mở lòng” khi nhân viên cũ quay trở lại, nên hay không?

Khái niệm 'nhân viên quay lại' (boomerang employee), người cảm thấy tự tin để rời bỏ một tổ chức để gia nhập tổ chức khác và sau đó trở...

Gen Z - thế hệ thách thức nhất để làm việc cùng?

Mỗi thế hệ mang đến những đặc điểm và thách thức riêng, và Generation Z (Gen Z) không phải là một ngoại lệ. Được định nghĩa bởi những...

VÌ SAO DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TÀI NĂNG?

Hiện nay, thị trường tuyển dụng xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh, và vì vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và cải thiện,...

SỨC KHỎE TINH THẦN NHÂN VIÊN - YẾU TỐ QUAN TRỌNG CÁC DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Sức khỏe tinh thần nhân viên là một trong những yếu tố cực kì cần thiết để góp phần làm nên sự phát triển của một công ty. Có thể nói,...