Chi phí mỗi năm cho việc tuyển dụng chiếm một khoản chi không hề nhỏ ở các doanh nghiệp. Việc cân đo chi phí tuyển dụng luôn là bài toán khiến nhân sự đau đầu. Làm sao để vừa tối ưu chi phí, tăng hiệu quả tuyển dụng cho công ty? Hãy cùng HR1JOBs tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Lập kế hoạch tuyển dụng
Kế hoạch tuyển dụng giúp bạn vạch ra chiến thuật để tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng những nhân tài phù hợp cho công ty. Thế giới đang phát triển rất nhanh, cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng gay gắt.
Trước hết, Đánh giá thực tế tình hình nhân sự tại công ty sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được mình đang thừa nhân sự ở bộ phận nào và cần bổ sung nhân sự ở bộ phận nào. Từ đó, người quản trị nhân sự có thể đưa ra các quyết định về luân chuyển nhân sự hay buộc phải tuyển thêm nhân sự để đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp.
2. Hoạch định ngân sách tuyển dụng
Thời gian tuyển dụng càng lâu, chi phí tuyển dụng càng nhiều. Để tuyển dụng nhanh mà vẫn đảm bảo yêu cầu đặt ra, đội ngũ nhân sự phòng tuyển dụng phải chú trọng công tác sàng lọc ngay từ khi thu thập thông tin mô tả công việc (Job Description), yêu cầu tuyển dụng và soạn bản tin đăng tuyển (Job posting).
Một trong những sai lầm phổ biến mà doanh nghiệp gặp phải là không nắm được nhu cầu, mục đích tuyển dụng. Vì vậy bộ phận nhân sự thường không hiểu rõ được nhu cầu, mục đích của việc tuyển dụng là gì dẫn đến việc tuyển các ứng viên không chất lượng, hoặc không phù hợp với vị trí cần tuyển.
Một ngân sách tuyển dụng được lập kế hoạch tốt, sẽ giúp bạn lựa chọn các nguồn cung cấp ứng viên một cách hợp lý và tiết kiệm tối đa chi phí cho các bước tuyển dụng tiếp theo. Khi việc tuyển dụng được tiết kiệm tối đa chi phí, việc đảm bảo ngân sách bổ sung cho các nguồn lực bạn cần hoàn thành công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi lập kế hoạch ngân sách cho việc tuyển dụng, cần phải nắm rõ các yếu tố sau:
- Chi phí tìm nguồn cung ứng (ví dụ như bảng việc làm, quảng cáo có lập trình, đại lý tuyển dụng)
- Chi phí lựa chọn (ví dụ: các công cụ kiểm tra và đánh giá lý lịch)
- Chi phí giới thiệu nhân sự (ví dụ: phần mềm giới thiệu, kiểm tra lý lịch)
- Chi phí của hoạt động xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng chung và các chi phí liên quan đến nhóm tuyển dụng nội bộ của bạn (ví dụ: tiền lương). Ngoài ra, một số tổ chức sẽ bao gồm những thứ như trợ cấp thiết bị CNTT/văn phòng phẩm và các chi phí khác liên quan.
3. Tầm quan trọng của Employer Branding
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn trong việc thu hút ứng viên tiềm năng. Employer Branding chính là phương thức PR có-một-không-hai của các doanh nghiệp. Với nhận thức của công chúng, những doanh nghiệp thành công là nơi đem lại môi trường làm việc thoải mái và tốt nhất cho nhân viên của mình.
Xem thêm: EVP là gi? 4 bước xây dựng EVP hiệu quả
4. Tuyển dụng qua các nền tảng tuyển dụng trực tuyến
Tuyển dụng thông qua việc đăng tin trên các trang tuyển dụng đã tăng lên 80%. Đây là một trong những điểm thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp khi những thông tin tuyển dụng được tiếp cận đến đông đảo người lao động. Sự phát triển của internet và công nghệ thông tin giúp cho các nhà tuyển dụng tối ưu được số lượng kênh thông tin nhanh chóng và rộng lớn.
HR1JOBs sẽ là lựa chọn tối ưu cho nhà tuyển dụng. Tự hào là cầu nối giữa Ứng viên và Nhà tuyển dụng, nền tảng việc làm có công cụ thông minh tìm kiếm dữ liệu hồ sơ ứng viên cho phép nhà tuyển dụng tiếp cận nhanh chóng tới ứng viên phù hợp và truy cập dễ dàng tới các hồ sơ khác.
- Giải pháp tuyển dụng hiệu quả
- Tiết kiệm chi phí
- Xây dựng thương hiệu tuyển dụng ấn tượng trong mắt ứng viên
- Chủ động lựa chọn hồ sơ ứng viên
- Dữ liệu ứng viên chất lượng, đã được xác thực
HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề
Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com