Looking article matching

TOP 4 KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN GENZ CẦN BIẾT

12/04/23 10:15

Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu sống cũng ngày một tăng cao. Chính vì vậy, xã hội phải luôn nỗ lực vươn mình để đổi mới trong tương lai. Thế hệ GenZ, được sinh ra trong một thế giới mà công nghệ đang đóng vai trò cực quan trọng, và vì vậy, các bạn cũng phải nhanh thích nghi và thay đổi bản thân tốt hơn. Và để làm được điều đó, các bạn cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng để phát triển bản thân. Cùng HR1JOBs tìm hiểu “4 kỹ năng phát triển bản thân GenZ cần biết” nhé!

I. GenZ - Dám làm, dám nghĩ, dám thử thách

GenZ là những bạn sinh từ năm 1990 - 2012 (một số khác cho rằng khoảng tuổi đúng nhất là từ 1997 - 2012). Như đã đề cập, GenZ là những bạn sinh ra trong thời đại công nghệ 4.0, khi mà xã hội phải luôn cập nhật và chuyển đổi nhanh để bắt kịp thời đại. Vì vậy, thế hệ trẻ GenZ cũng cần nhanh chóng đón nhận và thích nghi và đó cũng là lý do mà các bạn được xem như là những người có nguồn sống mạnh mẽ nhất, năng lượng nhất và hết mình nhất. 

Thực tế mà nói, trong suốt những năm vừa qua, thế hệ trẻ GenZ đã không ngừng nỗ lực để đem đến những làn gió mới trong cuộc sống xã hội. Bây giờ đây, các bạn vẫn tiếp tục sử dụng sức trẻ để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Và họ, dự đoán sẽ là những người nắm giữ chìa khóa của tương lai.

Với kỳ vọng của những người đi trước và sự đổi mới nhanh chóng, GenZ cần phải thể hiện khả năng của bản thân nhiều hơn nữa để khác biệt với tất cả mọi người. Và để làm được điều đó, các bạn cần trang bị các kỹ năng để giúp bản thân phát triển tốt hơn.

Xem thêm: BÍ KÍP CẢI THIỆN 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

II. Top 4 kỹ năng GenZ cần biết để phát triển bản thân

Khi nhắc đến những kỹ năng phát triển bản thân, bạn nghĩ ngay đến những kỹ năng gì? Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng làm giàu, kỹ năng lãnh đạo…?

Trên thực tế, tất cả các kỹ năng đều cần thiết nhưng có lẽ ít nhiều vẫn chưa đủ trước thời đại ngày càng phát triển chóng mặt như này. Và đó cũng là lý do vì sao, sinh viên nên tham khảo để có thể xây dựng bản thân tốt hơn qua 4 tips sau đây

2.1 Lập kế hoạch mục tiêu

Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác bản thân dành rất nhiều tâm huyết và công sức vào một công việc nào đó và đến cuối cùng lại nhận ra, thật sự mình không yêu thích nó đến vậy

Hay việc cảm thấy tự ti khi bạn bè được vinh danh, ghi nhận đóng góp trong công việc mà bản thân thì lại chưa?

Thậm chí là chọn công việc đó, ngành học đó nhưng kết quả vẫn là bản thân không hề thấy thích, bạn chỉ là đang đi theo số đông mà thôi?

Nếu như bạn đã từng có những suy nghĩ như thế thì là do bạn chưa thật sự biết được bản thân mình đang muốn gì và cần gì. Bạn chưa có cho mình mục tiêu rõ ràng để hướng đến và tất cả những gì bạn đang làm chỉ là cố gắng làm cho giống người khác. 

Vậy thì ngay lúc này, điều bạn nên làm là dành thời gian để lắng nghe bản thân, chia sẻ và nhận lời khuyên từ mọi người xung quanh để thấu hiểu được mong muốn và dự định của mình là gì

Giống như việc xây một ngôi nhà, bạn cần một nền móng vững chắc trước thì mới có thể đổ công sức vào xây dựng và hoàn thiện nó. Vì vậy, hãy lập cho mình một kế hoạch về mục tiêu mà mình sẽ thực hiện và hoàn thành nó từng bước

2.2. Xây dựng thương hiệu cá nhân

Ít ai thấy rằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân là rất quan trọng. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân của mỗi người bởi nó sẽ giúp để lại dấu ấn cho người đối diện, nói đúng hơn là một đặc điểm nổi bật nào đó mà khi nói đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến mình. 

Mỗi khi nhắc đến thương hiệu cá nhân thì chắc hẳn ai cũng nghĩ chỉ có những doanh nghiệp, tập đoàn lớn hay những người có tầm cỡ thì mới cần xây dựng thương hiệu, nhưng điều này là chưa đúng. 

Trên thực tế, ở một thời đại mới phát triển như thế này thì việc xây dựng cho mình một thương hiệu riêng để mọi người ghi nhớ là rất cần thiết. Tất cả chúng ta phần lớn thời gian đều lướt mạng xã hội và thường có xu hướng thể hiện bản thân nhiều trên các trang mạng đó. Và đó cũng là lý do vì sao mà bạn cần có cho mình một thương hiệu riêng.

Mỗi chúng ta đều có cách thể hiện bản thân khác nhau và vì vậy, bạn không cần phải học theo để giống một ai cả. Từ những việc đơn giản nhất như ứng xử khéo léo, có phong cách ăn mặc hợp “trend”, quản lý một blog riêng,..là đã ghi điểm trong mắt mọi người rồi

2.3 Học cách thích nghi với mọi hoàn cảnh

Sống trong một thế giới mà mọi thứ đang phải chạy đua theo thời gian, chắc chắn con người cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi “lối sông nhanh” này, và vì vậy, bạn cũng cần tập cho mình kỹ năng có thể dễ dàng thích nghi trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Việc trang bị kỹ năng như thế sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong mọi thời điểm của cuộc sống. Bạn sẽ không cần phải phụ thuộc vào ai hay lo sợ trước những thử thách bất ngờ phía trước, bởi lúc này, bạn đã có thể tự mình giải quyết.

Chẳng hạn như bạn đã làm việc cả một ngày dài rồi và bất ngờ Sếp lại gọi và giao cho bạn một task nào đó cần gấp trước 12h đêm bởi vì dự án đang có sự thay đổi. Lúc này, bạn sẽ làm gì? Nếu từ chối thì bạn sẽ không còn được Sếp đánh giá cao mà nếu nhận lời, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ kiệt sức.

Nhưng trong một vài trường hợp bạn cũng cần phải tập cho mình kỹ năng có thể dễ dàng thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Bởi khó khăn luôn có ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào bạn đi qua và vì vậy, trốn chạy không phải là điều bạn nên làm.

Chúng ta có thể rèn luyện thói quen hoạch định kế hoạch, quản lý thời gian, tài chính sao cho hiệu quả, làm chủ cuộc đời của mình. 

Xem thêm: 5 THÓI QUEN GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

2.4 Kiềm chế cảm xúc

Đây thực sự là một trong những kỹ năng mà các bạn GenZ cần rèn luyện nhất. Việc tự do thể hiện cảm xúc đôi khi là không cần thiết và không nên ở một số hoàn cảnh. 

Quản lý cảm xúc là khi chúng ta biết kiềm chế lại những cảm xúc hiện tại, không cho nó được thể hiện ra bên ngoài khi không có bất kỳ sự cho phép nào. Tuy nhiên, điều này dễ gây hiểu lầm với việc đè nén cảm xúc. Đè nén cảm xúc là một hành động tiêu cực, sẽ để lại rất nhiều hệ lụy không hay, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là tinh thần.

Còn với quản lý cảm xúc, bạn học cách làm chủ với suy nghĩ và những xúc cảm xung quanh mình và để nó được thể hiện ở đúng thời điểm thay vì tự do bung xõa. Bên cạnh đó, cũng có một vài cách giúp bạn có thể quản lý cảm xúc của bản thân tốt hơn: 

  • Chia sẻ với những người tin tưởng
  • Thành thật với cảm xúc của chính mình
  • Tìm đến các liệu pháp chữa lành

Sống trong một xã hội mà phải luôn trong tâm thế chạy đua để theo kịp thời đại, thì khó khăn và thách thức luôn là điều không thể tránh khỏi. Đó là lý do mà GenZ cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng để có thể dễ dàng bước qua các cột mốc hành trình cuộc sống của mình. 

Với top 4 kỹ năng phát triển bản thân GenZ cần biết mà HR1JOBs chia sẻ với các bạn, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để làm mới bản thân mình tốt hơn trong tương lai nhé! 

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Career Development

View all
11 Kỹ Năng Nghề Nghiệp Tạo Lợi Thế Vượt Trội

Khám phá 11 kỹ năng nghề nghiệp giúp bạn tạo dựng sự nghiệp vượt trội. Từ giao tiếp hiệu quả đến khả năng thiết lập ranh giới, bài viết...

7 Sai Lầm Thường Thấy Ở Cấp Quản Lý

Khám phá 7 Sai Lầm Thường Thấy Ở Cấp Quản Lý có thể kìm hãm sự phát triển và cách để vượt qua chúng. Tăng cường khả năng lãnh đạo của bạn...

10 Việc Sau Có Phải Là Trách Nhiệm Của Nhân Sự

Khám phá 10 hiểu lầm phổ biến về trách nhiệm của bộ phận nhân sự và liệu những nhiệm vụ đó có hoàn toàn thuộc về họ không. Tìm hiểu sự...

Sự Khác Biệt Giữa Thu Hút Nhân Tài Và Tuyển Dụng

Tìm hiểu sự khác biệt giữa thu hút nhân tài và tuyển dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hai chiến lược tuyển dụng và cách áp dụng...

Những Xu Hướng Nổi Bật Trong Thu Hút Nhân Tài

Khám phá những xu hướng nổi bật trong thu hút nhân tài, từ trí tuệ nhân tạo, đa dạng và hòa nhập, đến cải thiện trải nghiệm ứng viên và...

4 Bật Mí Sử Dụng LinkedIn Hiệu Quả

Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin chính xác, kết nối với chuyên gia hoặc khai thác dữ liệu trên LinkedIn?