Looking article matching

CÓ NÊN VIẾT ĐIỂM YẾU TRONG CV?

26/10/21 10:16

CV xin việc như tấm hộ chiếu giúp bạn vượt qua cửa ải đầu tiên trước khi tiến vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Chính vì lý do này, hầu hết ứng viên cố “tô màu hồng” cho bản thân từ kinh nghiệm, năng lực làm việc đến tính cách, sở thích và lượt bỏ điểm yếu cá nhân nhằm thu hút sự chú ý từ nhà tuyển dụng. Những lầm tưởng đó khiến CV của bạn trở nên thiếu đi sự chân thực. Vậy nêu điểm yếu trong CV có thực sự cần thiết? Điểm yếu nào dễ được chấp nhận? Và cách viết điểm yếu một cách khôn khéo sẽ thực sự giúp bạn tỏa sáng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

 

Đọc thêm Cách khoe trình độ chuyên môn của bạn trên CV

Đọc thêm Đi tìm sự tự tin trong bản thân

                                                                                              HR1Jobs

 

1. Điểm yếu bản thân là gì ?

Ở bản thân mỗi người ngoài ưu điểm luôn tồn tại song song những khuyết điểm khác nhau. Những điểm yếu bản thân thường là những thói quen xấu hoặc khiếm khuyết về trình độ, kiến thức, năng lực. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhiều hơn về điểm mạnh, nhưng đôi khi việc xem xét điểm yếu sẽ giúp hiểu rõ hơn về ứng viên và thể hiện sự trung thực trong việc trình bày CV ứng tuyển.

 

2. Có nên nêu điểm yếu vào trong CV ?

Trên thực tế, vốn dĩ không ai là hoàn hảo cả. Nên việc trình bày những điểm yếu giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn có khả năng nhìn nhận và tự đánh giá bản thân. Ngoài ra, điều này thể hiện tính trung thực của bạn khi trình bày CV. Hơn thế nữa, khi tự đánh giá được điểm yếu nhà tuyển dụng tin rằng bạn có khả năng hiểu rõ và khắc phục nhược điểm của chính mình.

 

3. Những điểm yếu nào thường xuất hiện ở mỗi người

Như đã nêu trên, ngược với điểm mạnh; điểm yếu luôn là những khuyết điểm khiến chúng ta tự ti nhất. Chính vì lẽ đó, nhiều ứng viên rất ngại đề cập đến khiếm khuyết của bản thân. Vì điểm mạnh khiến chúng ta tự tin bao nhiêu, thì ngược lại; điểm yếu như một cú knockout làm ta tự ti hoặc đôi khi khó đối mặt với khuyết điểm của chính mình. Những điểm yếu thường thấy ở mỗi người như:

  • Trình độ chuyên môn kém
  • Kỹ năng mềm chưa tốt
  • Không biết cách sắp xếp công việc
  • Thói quen xấu : chểnh mảng, lười nhác,…
  • Ngại giao tiếp
  • Kỹ năng tin học văn phòng chưa thuần thục

Điểm mạnh – yếu là điều tất yếu luôn tồn lại ở mỗi người. Thay vì lẩn trốn, bạn cần phải phân tích rõ điểm yếu bên trong mình và tìm cách khắc phục chúng.

 

4. Bí quyết viết điểm yếu một cách khôn khéo nhất

Trước khi bước đến vòng phỏng vấn trực tiếp, CV là cầu nối quan trọng truyền tải nội dung từ ứng viên đến nhà tuyển dụng. Việc lựa chọn điểm yếu ghi vào CV như một bước đi đầy tính mạo hiểm đối với ứng viên. Tuy nhiên, việc này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được độ trung thực của bạn.

Tuy nhiên, chúng ta không cần nêu quá chi tiết điểm yếu của bạn sẽ khiến CV trở nên tiêu cực. Tốt nhất là bạn chỉ cần trình bày tối đa ba điểm yếu là đủ. Khi lựa chọn điểm yếu, bạn cần lưu ý ghi những khuyết điểm có thể khắc phục và tốt nhất ít liên quan đến vị trí ứng tuyển. Những thiết sót có thể chấp nhận được chia làm ba nhóm sau:

 

Nhóm thuộc về tính cách: Bạn có thể liệt kê những điểm yếu như : làm việc nhóm chưa tốt, ngại giao tiếp, hay tự ti về bản thân,… những khuyết điểm này thuộc về yếu tố chủ quan mà bạn hoàn toàn có thể khắc phục được. Hơn thế nữa, việc khéo léo biến khuyết điểm thành ưu điểm cũng là bước đi thông minh dành cho bạn.

Chẳng hạn như ứng tuyển vào vị trí kế toán, bạn có thể nêu khuyết điểm bản thân là trầm tính. Tính cách bạn cho là nhược điểm này lại không hoàn toàn là yếu điểm với vị trí ứng tuyển. Bởi kế toán không cần quá sôi động, chỉ cần trầm tính và cẩn thận là đủ.

 

Nhóm thuộc về kỹ năng: Chắc hẳn đọc đến đây nhiều bạn thắc mắc kỹ năng là phần quan trọng tại sao lại liệt vào nhóm yếu điểm có thể bỏ qua. Thực tế, bạn không cần quá thổi phồng lên mức độ quan trọng của kỹ năng khi bạn hoàn toàn có thể bổ sung và trau dồi trong quá trình làm việc. Quan trọng bạn phải thể hiện rõ ý chí cầu tiến, ham học hỏi và sẵn sàng lăn xả vì công việc. Những kỹ năng bạn có thể xem xét thêm vào điểm yếu CV như: cách quản lý thời gian, kỹ năng sắp xếp công việc, khả năng giao tiếp ngoại ngữ,.. Đừng quá lo lắng khi phô bày khiếm khuyết, hãy thể hiện quyết tâm khắc phục điểm yếu để nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng phân tích và chịu khó trau dồi bản thân.

 

Nhóm thuộc về thói quen: Bạn có thể liệt kê những thói quen như : quá cầu toàn trong công việc, thích ôm nhiều việc cùng lúc,…Tóm lại, bạn có thể liệt kê thói quen sao cho không ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Dù sao cũng chẳng nhà tuyển dụng nào đánh rớt ứng viên vì những thói quen không liên quan đến công việc cả.

---

Thực tế cho thấy rằng, những vết sẹo không hoàn hảo luôn dễ dàng chấp nhận hơn sự thật bị dối lừa. Thế nên, bạn phải trung thực trong việc chọn điểm yếu ghi trong CV; đừng đưa vấn đề đi xa với thực tế. Mặc dù, không ai muốn người khác biết yếu điểm của bản thân; nhưng biết cách đưa khuyết điểm một cách tinh tế lại trở thành đòn bẩy tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Với những chia sẻ nêu trên, hy vọng sẽ giúp các bạn ứng viên biết cách trình bày điểm yếu trở nên tinh tế hơn.

Nguồn: HR1Jobs

 


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm công việc phù hợp tại HR1Jobs!

Tìm việc trong ngành IT tại HR1Tech!


 

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Resume & Cover letter

View all
Cách Viết CV Thực Tập Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

Bạn là sinh viên đang trong giai đoạn thực tập nhưng CV chưa có quá nhiều kinh nghiệm? Hãy để HR1Jobs “mách” bạn cách viết CV thực tập...

Cách Viết Cover Letter Chuẩn Dành Cho Thực Tập Sinh

Bạn đang chuẩn bị bước vào thị trường lao động và mong muốn tìm kiếm cơ hội thực tập để tích lũy kinh nghiệm? Nhưng làm thế nào để nổi...

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho thực tập sinh.

Ngoài những thông tin cơ bản như tên và các phương thức liên lạc với bạn. Trong CV , thứ tiếp theo đến với tầm mắt của nhà tuyển dụng đó...

Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng?

Không phải CLB nào cũng tham gia mà cần chú trọng những nơi có sức hút và tổ chức nhiều chương trình, sân chơi để sinh viên có thể phát...

TOP 7 TRANG WEB HỖ TRỢ TẠO CV MIỄN PHÍ

Có phải bước đầu chọn ứng viên của nhà tuyển dụng là lọc CV không? Vậy làm thế nào để tạo CV ấn tượng mà không cần tốn nhiều thời gian....

CV “ấn tượng” của sinh viên mới ra trường trông như thế nào?

Ứng tuyển thành công vào doanh nghiệp mà mình mơ ước là mong muốn của mọi sinh viên sau khi tốt nghiệp. Và để làm được điều đó thì công...