Looking article matching

4 Mẹo “Chống Trượt” Khi Rải CV Mà Gen Z Nên Biết

20/06/24 03:12

Có thể nói, tìm việc trong thời đại hiện nay là điều không dễ dàng. Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt với thế hệ Gen Z - những người trẻ giỏi giang và đầy tham vọng. Vì vậy, để tăng cơ hội tìm được việc làm, rải CV là cách phổ biến nhất. Nhưng không phải ai cũng biết cách rải CV sao cho hiệu quả.

Bài viết này sẽ bật mí cho bạn 4 mẹo "chống trượt" cực kỳ hữu ích, giúp bạn rải CV một cách thông minh hơn và tăng tỉ lệ “nộp đâu trúng đó”.

Rải CV Là Gì? Lợi Và Hại Ra Sao?

Chắc hẳn rải CV không còn là một khái niệm xa lạ với các bạn trẻ hiện nay. “Rải” - nói ngắn gọn của “rải rác” - nghĩa là nộp CV đến nhiều công ty, cho nhiều vị trí tuyển dụng khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Việc rải CV đã trở thành một cách thức phổ biến trong quá trình tìm việc của giới trẻ.

Có nhiều lý do để các bạn trẻ lựa chọn rải CV. Thị trường việc làm ngày càng rộng mở đồng thời cạnh tranh cũng trở nên khắc nghiệt, và họ cần phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội cho mình. Đối với nhiều người, rải CV không chỉ là cách để tăng khả năng tìm được việc làm mà còn là một cách để khám phá nhiều cơ hội khác nhau, thay vì phụ thuộc vào một công ty hoặc một vị trí duy nhất, tự tạo ra nhiều lựa chọn dự phòng.

rải-cv-1
Rải CV Là Gì? Lợi Và Hại Ra Sao?

Tuy nhiên, việc rải CV quá nhiều dễ khiến CV bị "công nghiệp hóa".  Mỗi vị trí và công ty đều có những yêu cầu riêng đối với ứng viên. Vì vậy, khi bạn gửi cùng một mẫu CV cho nhiều công việc khác nhau, dễ khiến nó bị “lạc quẻ” hoàn toàn so với từng công việc, và đồng thời thể hiện bạn thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư thời gian cho hồ sơ xin việc của mình.

Ngoài ra, không ít khi nhà tuyển dụng gọi điện cho ứng viên mà họ hoàn toàn bất ngờ không biết là của công ty nào và vị trí nào. Điều này xảy ra khi bạn gửi CV quá nhiều vào nhiều công ty khác nhau mà không nhớ rõ mỗi vị trí cụ thể đã ứng tuyển. Hậu quả là, bạn mất đi sự chuyên nghiệp trong ấn tượng ban đầu, và có thể vô tình mất đi cơ hội được ứng tuyển vào công ty phù hợp.

4 Mẹo “Chống Trượt” Khi Rải CV

Vì vậy, biết cách để rải CV sao cho thông minh là điều cực kì cần thiết. Dưới đây là 5 mẹo “chống trượt” khi rải CV mà gen Z nên biết:

1. Tạo Danh Sách Các Công Việc Đã Ứng Tuyển

Đây là một bước cực kì quan trọng để các bạn tránh bị “ngớ người” khi nhà tuyển dụng đột ngột liên hệ mà không nhớ chính xác là ở vị trí và công ty nào. Khi biết bản thân vào tâm thế cần rải CV, hãy tạo cho mình một bảng thống kê bao gồm tên công ty, vị trí, mô tả công việc, tình trạng phản hồi,..v..v… 

Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi được tiến độ apply, không bị bối rối và quên những thông tin quan trọng, đồng thời đánh được các kết quả từ những lần apply trước đó và điều chỉnh, cải thiện chiến lược ứng tuyển của mình.

rải-cv-2
Tạo Danh Sách Các Công Việc Đã Ứng Tuyển

2. Xác Định Đúng Lĩnh Vực Công Việc Muốn Ứng Tuyển

Rải CV nên là “rải” vào những công việc uy tín và đúng với nguyện vọng nghề nghiệp, không nên “bạ đâu gửi đó”. Nói cách khác, tuy là gửi hồ sơ đi hàng loạt, nhưng những công việc được gửi đi cần phải chất lượng. Điều này sẽ tránh việc bạn mất thời gian vào công việc mà mình không hứng thú, đồng thời giúp bạn xác định chính xác những công việc nào là thật sự phù hợp.

3. Tinh Chỉnh CV Tùy Vào Từng Vị Trí Và Công Ty

Tình trạng “râu ông nọ cắm bà kia” là lỗi xảy ra khá phổ biến khi rải CV. Điều này có thể xảy ra khi bạn quên thay đổi tên file CV và vẫn giữ nguyên tên công ty khác; mục vị trí ở trong CV không đúng với nơi bạn ứng tuyển, hoặc CV của bạn không đề cập kỹ năng và yêu cầu liên quan trong bản JD của công việc đó. Việc “sản xuất hàng loạt” như thế sẽ khiến cho hồ sơ của bạn trông thiếu chuyên nghiệp. Thay vào đó, hãy sử dụng bảng thống kê công việc ứng tuyển (được đề cập ở mục 1) để tinh chỉnh lại CV cho phù hợp và chính xác.

Ngoài ra, để đảm bảo hồ sơ được nộp phù hợp với yêu cầu của từng công ty, bạn nên chuẩn bị hai phiên bản CV: một bằng tiếng Anh và một bằng tiếng Việt. Điều này giúp bạn linh hoạt trong việc ứng tuyển và đảm bảo thông tin trình bày rõ ràng, chính xác đối với từng nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng?

rải-cv-3
Tinh Chỉnh CV Tùy Vào Từng Vị Trí Và Công Ty

4. Kiểm Tra Kỹ Nội Dung Email & Cover Letter

Ngoài CV, bạn cũng nên kiểm tra lại nội dung của email và Cover Letter gửi cho nhà tuyển dụng. Tất cả đều là ấn tượng ban đầu, vì vậy, hãy đảm bảo rằng không có lỗi chính tả và ngữ pháp trong CV, không có “copy paste” y nguyên mẫu email từ vị trí này sang vị trí khác mà không tinh chỉnh, cũng như không để những thông tin chung chung mà thiếu đi sự nghiên cứu cụ thể về từng công ty trong Cover Letter.

Ngoài ra, hãy kiểm tra kỹ tiêu đề và email người nhận, tránh trường hợp gửi sai địa chỉ của nhà tuyển dụng và công ty. Điều này giúp duy trì sự chuyên nghiệp và tránh những hiểu lầm không đáng có trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Tham khảo các mẫu CV chuyên nghiệp tại ĐÂY.

Theo dõi HR1Jobs để đón xem những bài viết thú vị và bổ ích khác!

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Career Development

View all
Nhảy Việc Trái Ngành: Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Nhảy việc vốn đã là một quyết định khó khăn với nhiều người. Thế nhưng, việc đặt chân đến một lĩnh vực mới thậm chí còn liều lĩnh hơn....

4 Cách "Sạc Pin" Năng Lượng Làm Việc Sau Kỳ Nghỉ Dài Ngày

Sau những ngày thư giãn tận hưởng kỳ nghỉ dài ngày, việc trở lại với công việc có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và thiếu động lực....

4 Cách Kiểm Tra Thông Tin Công Ty Trong Quá Trình Tìm Việc

Trước khi gật đầu với offer, đừng quên "săm soi" kỹ công ty để tránh "vớ" phải chỗ không như mơ! Dưới đây là 3 cách cực dễ để giúp bạn...

Cách Tạo Portfolio Ấn Tượng Cho Sinh Viên

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một portfolio ấn tượng dành cho sinh viên. Portfolio là công cụ quan trọng giúp...

Cách Viết E-Mail Xác Nhận Phỏng Vấn Chuyên Nghiệp

Trong quá trình tuyển dụng, việc viết email xác nhận phỏng vấn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng đầu tiên với nhà...

5 Quy Định Trong Luật Lao Động Người Mới Đi Làm Cần Biết

Khi bước chân vào thị trường lao động, hiểu rõ Luật Lao Động là bước đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của bạn. Dưới đây là 5 quy định quan...