BÍ QUYẾT LỌC CV ỨNG VIÊN NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT CHO NHÀ TUYỂN DỤNG

12/08/21 08:50

Khối lượng ứng viên đồ sộ là cơ hội cũng như thách thức lớn nhất của công việc sàng lọc hồ sơ. Tính ra, mỗi vị trí tuyển dụng trung bình nhận được 250 hồ sơ. 88% trong số đó được coi là không đủ tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là một nhà tuyển dụng có thể dành tới 23 giờ chỉ để chọn và tuyển dụng được một người duy nhất vào vị trí công việc đang trống. Ngoài ra, làm thế nào để lọc số lượng lớn mẫu CV mà vẫn đảm bảo được chất lượng tuyển dụng cũng là một vấn đề đang lưu tâm.

Làm sao để không bỏ sót ứng viên tiềm năng? Làm sao để lọc hồ sơ ứng viên nhanh và hiệu quả nhất cho nhà tuyển dụng không?

 

Đọc thêm Giải pháp đào tạo nhân sự hiệu quả trong mùa dịch

Đọc thêm Điều nhà tuyển dụng cần lưu ý khi sử dụng các trang web để tìm ứng viên

Nguồn: HR1Jobs

 

1. Sàng lọc hồ sơ ứng viên là gì?

Sàng lọc hồ sơ ứng viên có thể hiểu là quá trình xác định xem một ứng viên nào đó có đủ điều kiện cho một vị trí tuyển dụng hay không.

Mục tiêu của việc sàng lọc hồ sơ là để quyết định xem có nên đưa ứng viên vào vòng tiếp theo không (thường là vòng phỏng vấn) hay nên từ chối họ.

 

2. Sàng lọc hồ sơ ứng viên sao cho hiệu quả

Bước 1: Thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng

Đưa ra các tiêu chí mà doanh nghiệp mong muốn có ở một ứng viên giúp việc sàng lọc hồ sơ diễn ra nhanh chóng và đảm bảo sẽ không bỏ sót ứng viên phù hợp. Dựa trên vị trí tuyển dụng mà doanh nghiệp tạo bảng tiêu chí khác nhau. Sau đó phân loại thành 2 nhóm tiêu chí cơ bản và tiêu chí ưu tiên cho vị trí tuyển dụng. Lưu ý khi thực hiện công việc này cần bám sát yêu cầu, tính chất của công việc.

Những tiêu chí này có thể bao gồm:

  • Kinh nghiệm làm việc
  • Thành tích học tập, chứng chỉ liên quan
  • Kỹ năng và kiến thức
  • Đặc điểm tính cách
  • Năng lực

 

Bước 2: Lọc hồ sơ ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản

Nếu không muốn đau đầu mất thời gian vào những hồ sơ không phù hợp, nhà tuyển dụng cần làm đầu tiên là loại bỏ các hồ sơ không đáp ứng yêu cầu cơ bản.

Hình thức trình bày hồ sơ: gãy gọn, súc tích và hấp dẫn. Một biểu hiện của ứng viên không chuyên nghiệp là hồ sơ có quá nhiều lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả.

Điều này thật dễ dàng. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp dù không đạt một số yêu cầu cơ bản nhưng về kinh nghiệm làm việc lại phù hợp với công việc. Vậy nên khoan gạch tên ứng viên đó và tiếp tục sàng lọc tiếp.

 

Bước 3: Sàng lọc hồ sơ ứng viên dựa trên các tiêu chí ưu tiên

Để không bị vuột mất ứng viên giỏi, nhà tuyển dụng nên dành thời gian để đọc lại các hồ sơ đã được lựa chọn là phù hợp và tiến hành phân tích ứng viên.

Tiêu chí ưu tiên thường là kinh nghiệm làm việc có liên quan với vị trí tuyển dụng. Ứng viên sở hữu loại tiêu chí này thường có chất lượng hơn.

Tiêu chí tiếp theo là Mục tiêu nghề nghiệp: Qua đó bạn có thể biết ứng viên có phù hợp và gắn bó lâu dài với công ty không.

Thành tích và thăng tiến nghề nghiệp nổi bật. Đây sẽ là tiêu chí giúp bạn nhận ra các điểm “hơn nhau” giữa các ứng viên. Như chất lượng đào tạo mà họ có được hoặc số năm kinh nghiệm làm việc.

 

Bước 4: Rút ngắn danh sách các ứng viên

Bước này bạn nên xác định mình nên tuyển bao nhiêu ứng viên vào phỏng phỏng vấn dựa vào tỉ lệ chuyển đổi ứng viên qua các vòng.

Tham khảo tỉ lệ chuyển đổi trung bình trong tuyển dụng được ước tính như sau:

  • Chuyển đổi từ nộp đơn sang phỏng vấn: 12%
  • Chuyển đổi từ phỏng vấn sang thông báo trúng tuyển: 17%
  • Chuyển đổi từ thông báo trúng tuyển sang chính thức nhận việc: 89%

Điều này có nghĩa là đối với 100 ứng viên mà bạn lọc hồ sơ. Bạn cần lọc ra 12 người trong số họ vào vòng phỏng vấn. Sau phỏng vấn sẽ có 2 người nhận được thông báo trúng tuyển và một ứng viên sẽ chính thức nhận việc.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là quá trình sàng lọc hồ sơ ứng viên cần được áp dụng một cách nhất quán. Đặc biệt phải khách quan trên toàn bộ các hồ sơ để đạt được tính chính xác nhất.

 

Tips nhỏ giúp sàng lọc hồ sơ nhanh chóng và hiệu quả

Dành ít thời gian để sàng lọc ra các ứng viên không phù hợp (bước 1). Và dành nhiều thời gian đánh giá các ứng viên có nhiều khả năng thành công nhất (bước 2).

Không đánh giá dựa trên “bề nổi”. Nghĩa là sẽ có ứng viên “trông vậy chứ không phải vậy”. Các ứng viên tốt nghiệp từ lĩnh vực kỹ thuật thường không trình bày hồ sơ “mướt mát” như các ứng viên tốt nghiệp từ các ngành xã hội. Vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ điều cốt lõi là thành tích của ứng viên.

Tránh so sánh các ứng viên với nhau. Điều bạn cần làm là so sánh ứng viên dự tuyển với tiêu chuẩn của ứng viên lý tưởng để tìm ra người phù hợp nhất.

Nguồn: TopCV


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Đăng tin tuyển dụng trong ngành IT tại HR1Tech Tuyển dụng

Đăng tin tuyển dụng tại HR1Jobs Tuyển dụng


 

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Thu phục nhân tài

View all
Cuối Năm Tặng Gì Cho Nhân Viên

Bạn đang băn khoăn không biết cuối năm tặng gì cho nhân viên? Khám phá các món quà tặng nhân viên cuối năm ý nghĩa, phù hợp với mọi ngân...

Cách viết JD hấp dẫn thu hút ứng viên

Công việc viết JD (Job Description) là một quá trình quan trọng trong tuyển dụng nhân sự. Một JD hấp dẫn không chỉ giúp công ty thu hút...

5 BÍ QUYẾT ĐỂ THU HÚT ỨNG VIÊN TÀI NĂNG

Nguồn lực là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn duy trì và phát triển một tổ chức, doanh nghiệp. Việc thu nhận những...

“Mở lòng” khi nhân viên cũ quay trở lại, nên hay không?

Khái niệm 'nhân viên quay lại' (boomerang employee), người cảm thấy tự tin để rời bỏ một tổ chức để gia nhập tổ chức khác và sau đó trở...

Gen Z - thế hệ thách thức nhất để làm việc cùng?

Mỗi thế hệ mang đến những đặc điểm và thách thức riêng, và Generation Z (Gen Z) không phải là một ngoại lệ. Được định nghĩa bởi những...

VÌ SAO DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TÀI NĂNG?

Hiện nay, thị trường tuyển dụng xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh, và vì vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và cải thiện,...