Tìm bài viết phù hợp

Bạn Đã Biết “Quản Trị Sếp” Đúng Cách?

23/05/24 06:56

Bạn đã biết cách để “quản trị sếp”? Nghe có vẻ lạ, nhưng đi làm mà luôn để sếp nhắc nhở, phàn nàn, quản lý mình là vẫn chưa đi làm đúng cách. Sự thật là vậy, “managing up” - quản trị cấp trên là một kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp bạn chủ động hơn trong công việc và trở nên tín nhiệm trong mắt sếp. 

Trong bài viết này, hãy cùng HR1Jobs tìm hiểu những cách “quản trị sếp” để đi làm được hiệu quả, tự tin và tăng cơ hội thăng tiến.

“Quản Trị Sếp” Là Gì? Tại Sao Nó Lại Quan Trọng?

Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ có sếp mới quản lý nhân viên, bởi doanh nghiệp hiện nay chủ yếu làm việc theo mô hình truyền thống “trên bảo dưới nghe”. Tuy nhiên, khi đi làm, phải đảm bảo có sự tương tác hai chiều giữa cấp trên và cấp dưới thì công việc mới thực sự hiệu quả. 

Từ góc độ của nhân viên, chúng ta có những nguyện vọng và yêu cầu nhất định trong cách được quản lý, và ngược lại, với cấp trên, họ cũng có nhu cầu thấu hiểu và lắng nghe mong muốn của nhân viên để đạt được sự đồng thuận và cân bằng. Ở vị trí nào cũng phải loay hoay với nhiệm vụ riêng của họ, vì thế, quản lí lẫn nhau sẽ giúp công việc được suôn sẻ và tránh bị động.

quản-trị-sếp-1
“Quản Trị Sếp” Là Gì? Tại Sao Nó Lại Quan Trọng?

Về định nghĩa, theo Havard Business Review, “managing up” (quản trị sếp) là “trở thành nhân viên hiệu quả nhất để tạo ra giá trị cho sếp và công ty.” Nói cách khác, “quản trị sếp” là nghệ thuật giao tiếp, ứng xử khéo léo để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và cấp trên, giúp cho công việc được hanh thông và suôn sẻ. Cần lưu ý rằng nó không phải là dạng thao túng hay kiểm soát, mà là cách để nhân viên chủ động thể hiện năng lực, tiềm năng của bản thân, đồng thời giúp sếp hiểu rõ mong muốn, kỳ vọng của họ để đưa ra những định hướng và hỗ trợ phù hợp.

Để áp dụng “managing up” một cách hiệu quả, nên hiểu rằng không phải người sếp nào cũng cởi mở và chấp thuận với với việc “quản trị này”. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ vị trí hiện tại và sếp của bạn là người như thế nào. Ngoài ra, cũng nên nắm bắt cơ hội để có thể áp dụng nó, đặc biệt là cho nhân viên mới, nhân viên đang muốn tăng lương, hoặc khi công ty có nhiều dự án lớn cần bạn thể hiện năng lực của mình.

Quản Trị Sếp Thế Nào Cho Đúng?

Như đã đề cập, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng quản trị sếp, mà còn phải tùy vào văn hóa công ty, phong cách làm việc của cấp trên, và cả cách mà bạn tiếp cận. Vậy, quản trị sếp thế nào cho đúng?

Đầu tiên, bạn cần dành thời gian để hiểu sếp. Không cần gì quá sâu xa, bạn chỉ cần nhìn ra được phong cách làm việc, mong muốn hoặc kì vọng của họ ở nhân viên. Bạn có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, quan sát cách sếp tương tác với người khác, hoặc trực tiếp hỏi sếp về những điều bạn băn khoăn.

quản-trị-sếp-2
Quản Trị Sếp Thế Nào Cho Đúng?

Giao tiếp chính là chìa khóa. Hãy giữ thái độ tôn trọng, lắng nghe sếp, đồng thời chủ động chia sẻ ý kiến, báo cáo tiến độ công việc. Giao tiếp rõ ràng, súc tích, tránh lan man, dài dòng. Bạn có thể sử dụng email, tin nhắn, hoặc gặp trực tiếp để trao đổi với sếp. Tuy nhiên, cần phải luôn giữ thái độ tôn trọng và lịch sự, ngay cả khi bạn không đồng tình với ý kiến của họ. Tránh việc tranh cãi không cần thiết. Nếu có gì cần phản biện hoặc đối đáp, hãy khéo léo và tránh để sếp hiểu lầm ở bất kì thái độ hoặc lời nói nào của bạn.

Quản trị sếp không phải là xu nịnh. Hãy chân thành, thẳng thắn và thể hiện năng lực thực sự của bạn. Sếp sẽ thường đánh giá cao những nhân viên có năng lực, dám nghĩ dám làm, luôn trung thực và không bao biện, đổ lỗi. Sếp cũng là người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức, vì vậy hãy học hỏi từ họ những kỹ năng để phát triển bản thân. 

Bằng cách áp dụng những cách đơn giản trên, bạn có thể “managing up” - quản trị sếp một cách hiệu quả, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, và đạt được những thành công trong sự nghiệp. Và hãy nhớ, quản trị sếp không phải là nịnh hót hay tự kiêu, mà là để cải thiện hiệu suất công việc và trở thành một nhân viên có ích.

Theo dõi HR1Jobs để đón xem những bài viết thú vị khác!

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Phát triển sự nghiệp

Xem tất cả
5 Quy Định Trong Luật Lao Động Người Mới Đi Làm Cần Biết

Khi bước chân vào thị trường lao động, hiểu rõ Luật Lao Động là bước đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của bạn. Dưới đây là 5 quy định quan...

4 Cách Tối Ưu Hóa CV Để Vượt Qua Hệ Thống Sàng Lọc Bằng AI

Trong thời đại số hóa ngày nay, tìm việc làm đã trở nên khó khăn hơn khi các doanh nghiệp sử dụng các hệ thống lọc hồ sơ tự động để xác...

5 Ưu Điểm Tối Ưu Hóa CV Bằng AI & ChatGPT

Bạn có đang tìm cách viết CV nhanh chóng và hiệu quả hơn? Với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, các ứng viên đều nên biết...

Làm Thế Nào Để Vượt Qua Tâm Lý FOMO Trước Làn Sóng AI?

Tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out) đã không còn quá xa lạ trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ AI đang mở ra một...

Stress Trong Quá Trình Tìm Việc: Cách Đối Mặt Và Vượt Qua

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, làn sóng layoff diễn ra thường xuyên đã khiến cho nỗi lo tìm việc của người lao động ngày một tăng. Mỗi...

Cải Thiện Work-Life Balance Bằng Công Nghệ AI

Khi áp lực từ công việc và cuộc sống cá nhân ngày càng lớn, việc tìm kiếm sự cân bằng đã trở thành sự ưu tiên hàng đầu đối với nhiều...