Căng thẳng là điều không thể tránh, và căng thẳng ở mức vừa phải thậm chí còn có thể tốt cho bạn. Nhưng trong cuộc sống hối hả hiện nay, căng thẳng có thể gây tổn thương cho bạn - cả về tâm lý lẫn thể chất.
13 lưu ý sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng trong công sở tốt hơn
Nguồn hình: HR1Jobs
Căng thẳng có thể xuất phát trực tiếp từ những diễn biến trong công việc: công việc quá khó, quá dễ hoặc quá nhiều. Cấp trên giám sát bạn quá mức và chỉ rình cơ hội để “bắt quả tang”. Các đồng nghiệp không những không chịu thực hiện phần việc của họ mà thậm chí còn đổ lỗi cho bạn. Hoặc một đồng nghiệp tung lời xì xầm về bạn hay thậm chí đe dọa bạn.
Và tất nhiên, cả những căng thẳng từ bên ngoài không gian làm việc cũng có thể tác động tới bạn trong lúc thực thi nhiệm vụ như: một trận cãi vã với bạn đời, con cái thay đổi tâm tính, giá cổ phiếu yêu thích sụt giảm, chú chó cứng sắp qua đời, những cảm xúc khi phải trải qua hội chứng Kẻ mạo danh, bản tính dễ căng thẳng, dễ lo lắng của bạn - thậm chí chỉ một bản tin buổi chiều cũng khiến bạn mất ăn mất ngủ. Ngay cả những sự kiện tích cực cũng gây tác động xấu: bạn sắp kết hôn, sắp mua xe mới hoặc sắp chuyển nhà.
Hãy thử áp dụng những chiến thuật giảm căng thẳng sau:
- Hãy ngẫm thật kỹ xem liệu bạn có thuộc tuýp người dễ lo lắng hay không.
- Chế ngự hội chứng Kẻ mạo danh
- Xử trí với sự kiểm soát gắt gao của cấp trên hoặc đồng nghiệp.
- Thay đổi nhiệm vụ hoặc công việc của ban.
- Giữ vững lập trường.
- Tạo thật nhiều khoảng nghỉ ngắn (vài phút).
- Rời khỏi chỗ ngồi trong giờ giải lao.
- Hãy tạo thêm những khoảng nghỉ, thậm chí là 10 giây.
- Hãy viết ra.
- Tạo niềm vui cho cuộc sống của bạn.
- Tách bạch các nhiệm vụ.
- Buông bỏ những thứ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn.
- Đối diện với trường hợp xấu nhất.
-Trích: “Hướng Nghiệp For Dummies" -
HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform
Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com