Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, con người ứng dụng kỹ thuật số vào mọi ngóc ngách của đời sống. Để bắt kịp sự thay đổi trong hành vi khách hàng trong thời đại ngày nay Marketing 4.0 ra đời (hay còn biết tới là Marketing hiện đại). Nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong tương lai, Marketing truyền thống sẽ ngày càng kém hiệu quả và phải nhường “sân chơi” cho các chiến dịch Marketing hoạt động dựa trên các nền tảng công nghệ. Vậy giữa hai loại hình Marketing truyền thống và hiện đại, đâu sẽ là lựa chọn tối ưu nhất? Hãy cùng HR1JOBS tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!
1. Sự khác nhau của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại
1.1. Khái niệm Marketing truyền thống
Marketing truyền thống chính là “cái nôi” của Marketing hiện đại và là chìa khóa thành công của nhiều sự sáng tạo sau này. Có thể hiểu đơn giản hơn, Marketing truyền thống là tất cả các hoạt động quảng bá thương hiệu, truyền đạt và phân phối sản phẩm đến công chúng, người dùng, khách hàng mà không cần đến internet.
Quay ngược thời gian khi Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp (1760-1830) bùng nổ, xuất hiện marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển như marketing 2.0 chuyển từ “giao dịch” sang “tạo mối quan hệ” với khách hàng và marketing 3.0 chính là thời kỳ đỉnh cao khi có sự xuất hiện công nghệ giúp tương tác với nhiều nhóm đối tượng khách hàng.
1.2. Khái niệm Marketing hiện đại
Đi cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, sự ra đời của Marketing hiện đại như “ngòi pháo” kích thích tư duy đổi mới của doanh nghiệp, lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Marketing hiện đại là phương pháp tiếp thị được tạo ra dựa vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và tiếp cận khách hàng chủ yếu thông qua các nền tảng kỹ thuật số.
2. Cách thức tiếp thị của hai phương pháp Marketing
2.1. Marketing truyền thống
• Truyền hình: Hình thức quảng cáo trên tivi, đài phát thanh luôn là hình thức được ưa chuộng nhất vì thu hút lượng lớn lượt xem, giúp tiếp cận với rất nhiều khách hàng tiềm năng và mang đến hiệu quả tiếp thị nhanh chóng.
• Báo in, tạp chí: Tiếp cận người dùng không chỉ bằng những thông tin chính thống, có tính xác thực cao mà còn có hình ảnh mô tả cho thông tin
• Biển quảng cáo: Cách tiếp thị này vẫn được sử dụng nhiều bởi đáp ứng được về thiết kế bắt mắt, thường được đặt để ngoài trời và dễ thu hút nhiều sự quan tâm.
Xem thêm: Điều Marketer cần biết về xu hướng quảng cáo hiện tại
2.2. Marketing hiện đại
• Website: Các doanh nghiệp hiện nay đều có cho mình một website để hiển thị thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm/dịch vụ. Các công cụ như Google Ads, Youtube Video Ads hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá cho website của mình.
• Mạng xã hội: Hiện nay, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... thu hút đông đảo người tiêu dùng. Được đánh giá là “mảnh đất màu mỡ” mà Marketing không thể bỏ qua, giúp doanh nghiệp tiếp cận với rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tương tác trực tiếp với khách hàng và mở ra nhiều cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận.
• Email Marketing: Đây là phương thức tiếp thị rộng rãi và được ưa chuộng thời điểm hiện tại. Một cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Điều Marketer cần biết về xu hướng quảng cáo hiện tại
3. Ưu và nhược điểm của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại
Hãy cùng HR1JOBS tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của hai phương thức marketing.
4. Hướng đi nào tối ưu nhất cho doanh nghiệp?
Cả hai phương thức marketing truyền thống và marketing hiện đại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Marketing truyền thống là nền tảng và là cơ sở chắc chắn cho sự ra đời của marketing hiện đại, hay nói cách khác marketing hiện đại chính là hình thức cải tiến và nâng cấp cái cũ. Sẽ thật tuyệt vời nếu doanh nghiệp có thể kết hợp cả hai hình thức marketing để mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến lược tiếp thị.
Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng chiến lược tiếp thị phù hợp, bên cạnh việc dành thời gian dài để nghiên cứu, phân tích thị trường và thị hiếu của công chúng. Để giúp doanh nghiệp vừa tối ưu được chi phí, vừa có được một kế hoạch tiếp thị hoàn thiện, cần xác định rõ hai yếu tố sau:
• Xác định đối tượng tiếp cận
Đã có rất nhiều doanh nghiệp “đốt tiền” vào các hoạt động marketing như quảng cáo, bài PR,... nhưng ngược lại doanh thu của công ty thì luôn dậm chân tại chỗ, không thể chạm đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
Mỗi một chiến dịch tiếp thị đều hướng tới một tệp khách hàng và mục đích khác nhau. Vì vậy, bước xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp bạn “đánh nhanh thắng nhanh”.
• Xác định ngân sách
Việc xác định đối tượng tiếp cận là điều kiện cần, xác định ngân sách chính là điều kiện đủ để bắt đầu thực thi kế hoạch. Xác định ngân sách là ước tính khả năng chi trả của doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình. Từ đó, bạn có thể quản lý được nguồn kinh phí chạy cho dự án sao cho tối ưu nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.
Sự phát triển của marketing hiện đại không đồng nghĩa với việc marketing truyền thống đã lỗi thời và mất dần chỗ đứng. Cả hai phương pháp tiếp thị này vẫn luôn tồn tại và song hành cùng nhau để mang đến cho doanh nghiệp một chiến lược tiếp thị, quảng cáo hoàn thiện nhất.
HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform
Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com