YẾU TỐ NÀO GÓP PHẦN LÀM NÊN BUỔI PHỎNG VẤN CHUYÊN NGHIỆP?

14/10/21 08:25

Bạn nghĩ việc phỏng vấn là việc đơn giản, chủ yếu là đặt câu hỏi và ghi lại câu trả lời. Nhưng thực sự làm nên một buổi phỏng vấn chuyên nghiệp lại là một quy trình phức tạp hơn thế. Bạn cần có kỹ năng cũng như là sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu bạn muốn chọn được những ứng viên tốt nhất sau các cuộc phỏng vấn, bạn cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp thông qua buổi phỏng vấn và tạo được ấn tượng tốt với ứng viên. Vậy, những yếu tố nào giúp tạo nên thành công của một cuộc phỏng vấn? Hãy cùng tham khảo ngay sau đây nhé.

 

Đọc thêm Các chỉ số quan trọng đo lường hiệu quả tuyển dụng

Đọc thêm Phương pháp tìm kiếm nguồn ứng viên hiệu quả

 

                                                                                        Nguồn: HR1Jobs

 

1. Hiểu rõ nhu cầu tuyển dụng thực sự

Mặc dù thông tin, bằng cấp và kinh nghiệm của ứng viên là quan trọng nhưng đừng bao giờ quên rằng: bạn không phải đang tuyển một người để lắp vào vị trí còn trống, mà là tìm một người làm việc hiệu quả. Thông qua việc xác định nhu cầu tuyển dụng thực sự, bạn sẽ biết được các kỹ năng và tính cách phù hợp của ứng viên – người có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh quan trọng của bạn. Nếu không hiểu mục đích cuối cùng của tuyển dụng, bạn chỉ đang lãng phí thời gian của công ty và của chính mình.

 

2. Đảm bảo ứng viên đã biết đầy đủ thông tin về buổi phỏng vấn

Tất cả ứng viên nên biết chính xác những gì liên quan đến việc phỏng vấn như có mặt khi nào, ở đâu, ai là người họ sẽ gặp… Người phỏng vấn tuyệt vời sẽ đảm bảo ứng viên không phải đối phó với những tình huống bất ngờ, chẳng hạn như phải tham dự cuộc phỏng vấn nhóm. Điều này có thể khiến ứng viên lo lắng, sợ hãi, đặc biệt là khi nó đến bất ngờ. Do đó, nếu vị trí ứng tuyển đòi hỏi phải thực hiện một cuộc phỏng vấn nhóm mới có thể tìm ra ứng viên phù hợp, hãy báo trước với ứng viên để họ có thể chuẩn bị.

 

3. Nghiên cứu kỹ lưỡng về ứng viên

Một người giỏi kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng luôn luôn nghiên cứu kỹ lưỡng về các ứng viên trước khi gặp gỡ. Họ không chỉ tập trung vào công việc, bằng cấp và kinh nghiệm mà còn chú ý về các sở thích và mục tiêu của ứng viên. Chẳng hạn, nhìn vào công việc đầu tiên của ứng viên, họ sẽ tự hỏi: Ứng viên đã làm gì? Khi nào ứng viên được thăng chức? Những thay đổi trong trách nhiệm và nhiệm vụ cho thấy gì về hiệu suất của ứng viên? Nếu ứng viên thay đổi công việc, người phỏng vấn cũng sẽ thắc mắc: Tại sao ứng viên rời bỏ công việc trước đây? Điều đó nói gì về con đường sự nghiệp và mối quan tâm của ứng viên?… Sau đó họ làm một cuộc khảo sát nhanh về mạng xã hội: Sở thích của ứng viên là gì? Ứng viên kết nối với ai? Điều đó chỉ ra khả năng ứng viên phù hợp với văn hóa công ty thế nào?… Biết càng nhiều càng tốt về ứng viên trước buổi phỏng vấn sẽ giúp họ có nhiều cơ sở để đánh giá tốt hơn và tạo ra một buổi trò chuyện tự nhiên hơn.

 

4. Đưa các ứng viên hướng nội ra khỏi vỏ bọc của họ

Một số ứng viên tỏ ra ngại ngùng, lo lắng và không tạo được ấn tượng đầu tiên tuyệt vời. Nhưng biểu hiện này không có nghĩa là ứng viên không xuất sắc trong công việc. Người phỏng vấn có kỹ năng sẽ giúp các ứng viên bộc lộ những điểm tích cực nhiều hơn như  khen một vài thành tích họ đã đạt được, đặt câu hỏi về một sở thích liên quan… Dù bằng cách nào đi nữa, họ cũng dành một vài phút để giúp ứng viên có được sự tự tin và ổn định.

 

5. Không “độc chiếm” cuộc phỏng vấn

Hầu hết các ứng viên sẽ không ngắt lời bạn bởi họ muốn bạn thích họ. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là quyết định tuyển dụng của bạn chủ yếu dựa trên việc ứng viên có phải là người biết lắng nghe hay không.

Bạn không biết được gì về ứng viên khi bạn chiếm lĩnh hoàn toàn cuộc trao đổi. Đó là lý do tại sao những người phỏng vấn có kỹ năng chỉ dành 10% thời gian của buổi gặp gỡ để nói và 90% còn lại là để lắng nghe ứng viên.

 

6. Giỏi “tiếp thị” cho vị trí tuyển dụng

Một đặc điểm quan trọng khác của người có kỹ năng phỏng vấn là biết tầm quan trọng của việc “tiếp thị” công việc cho ứng viên. Họ nhận thức được rằng các ứng viên tốt nhất có rất nhiều lựa chọn và tìm kiếm nhiều hơn một mức lương tốt. Họ đã quá quen thuộc với các phúc lợi giá trị đối với nhân viên của công ty và biết cách sử dụng nó như một thỏi nam châm để thu hút nhân tài.

 

7. Công bằng

Một người giỏi kỹ năng phỏng vấn luôn phấn đấu để trở nên công bằng và khách quan. Để đạt được điều đó, họ sử dụng nhiều cơ chế khác nhau. Chẳng hạn, thực hiện các cuộc phỏng vấn có cùng cấu trúc, trong đó họ hỏi tất cả các ứng viên những câu hỏi giống nhau. Bằng cách đó họ có thể so sánh các ứng viên chính xác và công bằng hơn.

 

8. Phản hồi kịp thời

Một đặc điểm quan trọng khác của người giỏi kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là luôn cung cấp các phản hồi kịp thời cho ứng viên ngay cả khi họ không được chọn. Việc không thông báo kết quả tuyển dụng là hành động thiếu chuyên nghiệp bởi ứng viên đã dành nhiều thời gian để có được cơ hội làm việc với bạn. Hơn nữa, khi bạn không đưa ra phản hồi, ứng viên sẽ không phàn nàn với bạn nhưng họ sẽ phàn nàn với người khác về bạn. Điều ảnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu tuyển dụng của công ty. Do vậy, hãy đưa ra mô tả cho các bước tiếp theo, giải thích với ứng viên lí do vì sao quá trình tuyển dụng bị trì hoãn và cung cấp kết quả cho họ. Điều đó không chỉ có lợi cho việc kinh doanh mà còn là một hành động đúng đắn cần thực hiện.

Nguồn: HR1Jobs


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Đăng tin tuyển dụng trong ngành IT tại HR1Tech Tuyển dụng

Đăng tin tuyển dụng tại HR1Jobs Tuyển dụng


 

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Thu phục nhân tài

Xem tất cả
Cuối Năm Tặng Gì Cho Nhân Viên

Bạn đang băn khoăn không biết cuối năm tặng gì cho nhân viên? Khám phá các món quà tặng nhân viên cuối năm ý nghĩa, phù hợp với mọi ngân...

Cách viết JD hấp dẫn thu hút ứng viên

Công việc viết JD (Job Description) là một quá trình quan trọng trong tuyển dụng nhân sự. Một JD hấp dẫn không chỉ giúp công ty thu hút...

5 BÍ QUYẾT ĐỂ THU HÚT ỨNG VIÊN TÀI NĂNG

Nguồn lực là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn duy trì và phát triển một tổ chức, doanh nghiệp. Việc thu nhận những...

“Mở lòng” khi nhân viên cũ quay trở lại, nên hay không?

Khái niệm 'nhân viên quay lại' (boomerang employee), người cảm thấy tự tin để rời bỏ một tổ chức để gia nhập tổ chức khác và sau đó trở...

Gen Z - thế hệ thách thức nhất để làm việc cùng?

Mỗi thế hệ mang đến những đặc điểm và thách thức riêng, và Generation Z (Gen Z) không phải là một ngoại lệ. Được định nghĩa bởi những...

VÌ SAO DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TÀI NĂNG?

Hiện nay, thị trường tuyển dụng xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh, và vì vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và cải thiện,...