Thế nào là 1 nhà lãnh đạo giỏi?

06/05/21 08:58

Trong bất cứ hoạt động nào cũng cần đến một người lãnh đạo, đứng đầu và chịu trách nhiệm cũng như chỉ huy hiệu quả công việc. Một người lãnh đạo giỏi sẽ là 1 động lực và sức kéo lớn  cho hoạt động, ngược lại sẽ khiến cả tập thể không có kết quả tốt như mong đợi. Tệ hại hơn là sự thất bại. Nhưng để làm 1 lãnh đạo giỏi không phải ai cũng biết cách, hay đơn giản là làm tốt điều đó. Hãy xem những thông tin dưới đây về người lãnh đạo giỏi.

-Theo: Quantrinhansu-

1. Người lãnh đạo nói được làm được

Bạn không hẳn là một người quá giỏi thể hiện ra với nhiều bằng cấp và khả năng làm việc hơn người. Jack Ma đã từng nói: Những người thông minh luôn cần 1 kẻ ngốc để lãnh đạo. Có thể không giỏi, có thể không thông minh hơn người nhưng người lãnh đạo giỏi phải nói được làm được, khiến người khác tâm phục. Đây là điều cốt lõi cho sự trung thành lâu dài. Nhiều người rất giỏi, được nhiều người ngưỡng mộ nhưng họ không thể đứng ở vị trí lãnh đạo. Điều này không thiếu, nếu không thừa nhận rằng nó rất nhiều.

2. Lãnh đạo giỏi có tầm nhìn xa

Tất cả các lãnh đạo giỏi đều đồng tình, điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là nhà lãnh đạo có ý tưởng, có tầm nhìn xa. Một tầm nhìn xa sẽ giúp lãnh đạo vạch trước những chiến lược hoạt động dài hạn, dự đoán trước những biến động có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị,tìm cách thích nghi và đón đầu cơ hội.

3. Biết cách lắng nghe nhân viên

Một sự  thành công được tạo nên vì có sự xây dựng của 1 nhóm người, bạn không thể thành công khi chỉ có một mình. Một người lãnh đạo giỏi giống như người cầm lái 1 con thuyền, nhưng để con thuyền đó đi được thì phải có sự tác động của nhiều yếu tố khác, phần lớn trong đó là sự góp sức từ nhân viên của bạn.

Có thể họ có những người không giỏi như bạn, có thể họ không có tầm nhìn rộng như bạn nhưng họ sẽ có những ý tưởng hướng đi và cách nhìn nhận khác bạn, cho chiến lược kinh doanh chặt chẽ, hiệu quả hơn. Lãnh đạo giỏi học để tạo giá trị cho bản thân nhưng cũng là để tăng giá trị tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Qua việc không ngừng học hỏi, lãnh đạo sẽ tích lũy được nhiều kiến thức để kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp và theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh không có chỗ cho cách làm cũ, tư duy cũ. Học gần như đã là bản năng với mỗi người lãnh đạo.

4. Tự quản trị

Đây là kỹ năng rất cần thiết cho một người lãnh đạo giỏi, là tinh thần học hỏi cầu tiến không ngừng để phát triển bản thân và để thích ứng với những thay đổi không ngừng của công ty, của môi trường thế giới bên ngoài. Người có kỹ năng này cũng có cá tính trầm tĩnh và khả năng tự thay đổi cho thích hợp với môi trường.  Đặc biệt, người có kỹ năng tự quản trị biết sử dụng các phê bình xây dựng để tự thay đổi và có thể tự đánh giá bản thân một cách trung thực về điểm mạnh và điểm yếu của chính mình, từ đó có thể tự thay đổi để ngày một tốt đẹp hơn.

5. Biết ra quyết định đúng lúc

Người lãnh đạo giỏi luôn biết đánh giá vấn đề, phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định. Đánh giá rủi ro, thuận lợi và lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất có thể cho mọi việc thay vì trông chờ vào quyết định của người khác. Sự quyết định của chính bản thân người lãnh đạo mới là quan trọng nhất. Thiếu sự quyết đoán và trông chờ vào người khác sẽ không giúp người đó trở thành lãnh đạo giỏi.

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Kỹ năng công sở

Xem tất cả
Khi Lãnh Đạo Trở Thành Người Con Ngày Tết

Tết Nguyên Đán là dịp để lãnh đạo tạm gác công việc, trở về với gia đình, thể hiện vai trò người con hiếu thảo, cân bằng giữa sự nghiệp...

Reverse bullying: khi Sếp bị bắt nạt.

Nhưng sẽ như thế nào nếu người bắt nạt không phải là người có vị trí cao hơn mình? Reverse bullying là khái niệm khi những người sếp là...

Reverse bullying: khi Sếp bị bắt nạt.

Bắt nạt nơi công sở là chuyện không còn mới, chúng ta đã và luôn biết cách để tự bảo vệ mình thông qua rất nhiều thông tin được chia sẻ...

3 tips giúp vực dậy tinh thần nhân viên

Trong môi trường làm việc hiện đại, tinh thần của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một tổ chức....

TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay, ngoài công tác truyền thông bên ngoài, nhiều công ty còn chú trọng làm tốt các hoạt động truyền thông nội bộ. Bởi đây là một...

WORK LIFE BALANCE - CÓ PHẢI LÀ TIÊU CHUẨN THÀNH CÔNG

Work Life Balance có thể là một thách thức, nhưng đó là điều cần thiết. Có phải ai trong chúng ta cũng muốn có cả công việc ổn định mà...