Looking article matching

MARKETING VÀ BRANDING: CÓ THỰC SỰ LÀ MỘT?

21/12/22 06:40

Đều có chức năng xây dựng hình ảnh và đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, Marketing và Branding có thực sự là như nhau? Hãy cùng HR1JOBs tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Hai khái niệm Marketing và Branding

1.1. Marketing là gì?

Theo ông Philip Kotler, Marketing là một hoạt động bất kỳ của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua việc trao đổi. Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ vào marketing mà cá nhân, nhóm người khác nhau nhận được những giá trị thiết thực mà họ đang cần, mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi những sản phẩm có giá trị cho người khác. 

1.2. Branding là gì?

Đối với Branding, đây là quá trình xây dựng sản phẩm thông qua giá trị của thương hiệu của một doanh nghiệp. Mục đích chính của chiến lược này là tạo nên sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực trên thị trường, từ đó dễ dàng thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Một định nghĩa khác về branding theo Bill Chiaravalle, tác giả sách “Branding for Dummies”: Branding là toàn bộ quá trình bạn thể hiện tầm nhìn, ý tưởng thương hiệu của mình một cách nhất quán để từ đó các quan niệm tích cực dần được hình thành trong tâm trí của mỗi khách hàng.

Về mặt khái niệm, hai hoạt động này tương đối độc lập và khác nhau rõ rệt về mặt bản chất công việc. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một số người ngoài ngành hoặc không tìm hiểu kĩ cũng rất có thể nhầm lẫn hai khái niệm này.

2. Mối quan hệ giữa Marketing và Branding

Theo định nghĩa cơ bản ở phía trên, branding là một phần trong marketing. Marketing là quá trình tìm kiếm, khai phá những nhu cầu còn chưa được đáp ứng của người tiêu dùng, để từ đó doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường. Mặt khác, đối với branding sẽ định hình thương hiệu, xây dựng niềm tin của khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ với mục đích cuối cùng là để tăng tỉ lệ khách hàng lựa chọn sản phẩm của khách hàng, đem lợi nhuận cho công ty. 

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, mục đích của marketing là để tăng sales, với branding là tạo ấn tượng tốt về thương hiệu trong lòng khách hàng.

Xem thêm: MARKETING AGENCY LÀ GÌ? TOP 10 CÁC MARKETING AGENCY TẠI VIỆT NAM

3. Khác biệt cơ bản của Marketing và Branding

3.1. Về mục đích

  • Marketing về mục đích giúp thiết lập mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Nghiên cứu và tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn của khách hàng để từ đó đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cùng những giá trị thật sự cho khách hàng. Ngoài ra, các hoạt động Marketing còn giúp định hướng thương hiệu, xây dựng hình ảnh mang lại lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp. 
  • Branding chính là một chuỗi những hành động giúp người dùng có thể nhận thức được hình ảnh, giá trị và vai trò của thương hiệu mà doanh nghiệp đã xây dựng. Chính vì vậy, nhận biết thương hiệu chính là kết quả lớn nhất mà Branding đã thực hiện được. Yếu tố quan trọng trong việc xây dựng Branding phải kể đến đó chính là mission và vision của thương hiệu. Nhiệm vụ chính của thương hiệu được coi là bộ não. Nó giúp bạn có khả năng quản lý và xác định được các mục tiêu của doanh nghiệp. Trái tim sẽ là tầm nhìn của thương hiệu, giúp tạo những động lực xa hơn trong tương lai.

3.2. Về thời gian

  • Branding sẽ thường ưu tiên trước, vì đơn giản là công chúng phải biết tới sự tồn tại của thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ là gì. Sau khi đã có lượng người biết đến thương hiệu thông qua các chiến dịch branding, thì các hoạt động marketing mới có hiệu quả vì doanh nghiệp phải có khách hàng biết tới mới bán được sản phẩm. 
  • Branding sẽ là chiến lược xây dựng lâu dài, hoặc thậm chí là tồn tại vĩnh viễn. Còn marketing thường mang tính thời điểm theo chiến dịch, quảng cáo hoặc các khuyến mãi,... 

Xem thêm vị trí công việc Marketing/PR tại đây!

Tạm kết:

Qua bài viết trên, HR1JOBs hy vọng đã giúp bạn hiểu được những khác biệt cơ bản giữa Marketing và Branding. Mặc dù chúng đều là những công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển và tạo được chỗ đứng trong thị trường, nhưng khi hiểu rõ những khái niệm cơ bản, chúng ta sẽ chọn được công cụ phù hợp cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.

HR1JOBS -The leading AI Recruitment Platform

IT Job Search and Recruitment HR1Jobs.com

Job Search and Recruitment on  HR1Tech.com

Career Development

View all
3 Cách Để Vượt Qua Trầm Cảm Nơi Công Sở

Khi công việc trở nên đầy áp lực và căng thẳng, trầm cảm không phải là một điều hiếm gặp. Đặc biệt là khi phải đối mặt với một môi trường...

Những Kỹ Năng AI Cần Thiết Dành Cho Người Đi Làm

Có thể nói, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở nên ngày càng phổ biến và quan trọng hơn đối với mọi ngành nghề. Dù bạn là một...

Bắt Kịp Xu Hướng với 4 Trang Tuyển Dụng Được Giới Trẻ Săn Đón

Sự sáng tạo của giới trẻ là không có giới hạn, họ biến các trang mạng xã hội thành trang tuyển dụng để tối ưu lợi ích của mình. LinkedIn...

Cải Thiện Work-Life Balance Bằng Công Nghệ AI

Khi áp lực từ công việc và cuộc sống cá nhân ngày càng lớn, việc tìm kiếm sự cân bằng đã trở thành sự ưu tiên hàng đầu đối với nhiều...

Stress Trong Quá Trình Tìm Việc: Cách Đối Mặt Và Vượt Qua

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, làn sóng layoff diễn ra thường xuyên đã khiến cho nỗi lo tìm việc của người lao động ngày một tăng. Mỗi...

Làm Thế Nào Để Vượt Qua Tâm Lý FOMO Trước Làn Sóng AI?

Tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out) đã không còn quá xa lạ trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ AI đang mở ra một...