MÔ HÌNH 7S TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

24/06/22 07:50

 

Mô hình 7s thực sự hiệu quả như thế nào mà luôn được các doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng vào hoạt động kinh doanh và sản xuất? Câu trả lời dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. Mô hình 7s là gì

Mô hình McKinsey 7S đề cập đến một công cụ phân tích “thiết kế tổ chức” của một công ty. Mô hình mô tả cách thức đạt được hiệu quả trong một tổ chức thông qua sự tương tác của bảy yếu tố chính:

  •  Strategy (Chiến lược)
  •  Systems (Hệ thống)
  •  Structure (Cấu trúc)
  •  Shared Values (Chia sẻ giá trị)
  •  Staff (Nhân viên)
  •  Style (phong cách)
  •  Skill (Kỹ năng)

Nó giúp người quản lý hiểu rõ và nắm được các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mô hình 7s được hiểu là sự mô phỏng tổng hợp mọi vấn đề trong thực tế của một bộ máy sản xuất. 7 yếu tố trên có sự liên kết chặt chẽ với nhau và không thể thay đổi bất kỳ nhân tố nào. 

II. Các nhân tố của mô hình 7s

1. Nhân tố cứng

1.1. Structure (Cấu trúc)

Với nhân tố này thì các bạn có thể hiểu nó chính là cách thức mà bộ máy doanh nghiệp sẽ vận hành. Hay nói một cách đơn giản thì cấu trúc này có nội dung giúp cho các doanh nghiệp có thể quản lý điều hành và hợp tác giữa nhiều bộ phận trong tổ chức một cách khoa học và thuận lợi hơn.

1.2. Strategy (Chiến lược)

Đối với cơ chế thị trường kinh doanh như hiện nay thì việc một tổ chức đưa ra được những mục tiêu và tầm nhìn là điều không hề đơn giản và chiến lược này giú giúp các doanh nghiệp định hướng được mục tiêu dễ dàng và chính xác hơn. Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp hạn chế và loại bỏ được tối đa những nhân tố có thể tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

 

1.3.   Systems (Hệ thống)

Là một trong những nhân tố cứng của mô hình 7s, là nội dung thể hiện quy trình mà bộ máy có thể hoạt động hàng ngày, từ cơ bản đến xử lý và cả kết thúc. Nói một cách đơn giản hơn để các bạn dễ hiểu thì nhân tố Systems – hệ thống là cách mà một nhân sự trong bộ máy doanh nghiệp thực hiện và giải quyết nhiệm vụ công việc được giao.

2. Nhân tố mềm

2.1. Style (Phong cách)

Phong cách ở đây các bạn không thể hiểu theo nghĩa đơn thuần mà nó còn là cách thức mà nhà quản lý, điều hành bộ máy doanh nghiệp của mình. Và đương nhiên để hình thành được Style cấu thành nên mô hình 7s thì nó không chỉ được thể hiện thông qua hành động, mà còn cả những cử chỉ và lời nói của nhà lãnh đạo. Tức là mỗi nhà điều hành đều có phong cách quản lý bộ máy của riêng mình và nó phù hợp với doanh nghiệp. Từ đó hoạt động của bộ máy doanh nghiệp mới hiệu quả và đạt được những mục tiêu đề ra

2.2. Skill (Kỹ năng)

Mô hình 7s đã chỉ rõ, cần thể hiện kỹ năng làm việc của bản thân dù bạn ở bất kỳ chức vị nào. Việc này sẽ giúp cạnh tranh giữa các bộ máy doanh nghiệp với nhau có hiệu quả hơn, đồng thời cũng cho khách hàng cơ sở tin tưởng để lựa chọn. 

 2.3. Staff (Nhân viên)

Bất kỳ công ty nhỏ hay lớn đều rất cần sự góp sức từ các nhân viên tài năng. Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Do đó, nó chắc chắn là nhân tố không thể thiếu trong mô hình 7s.

2.4. Shared Values (Chia sẻ giá trị)

Đây là nhân tố có mối liên kết và có thể gây tác động đến các nhân tố khác. Cụ thể, chia sẻ giá trị là việc một doanh nghiệp xác định phương châm kinh doanh, ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp. Những giá trị cốt lõi này sẽ được lan tỏa đến mọi thành viên. 

III. Khi nào nên sử dụng mô hình 7s

Mô hình 7s được áp dụng để đánh giá tính khả thi của một kế hoạch, một dự án nào đó có được thông qua dưới sự phân tích bởi 7 yếu tố của mô hình 7s. Ngoài ra, mô hình 7-S có thể được sử dụng để kiểm tra xem các hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau thế nào. Đặc biệt là nó cũng có thể giúp doanh nghiệp bạn cải thiện hiệu suất, hiệu quả của tổ chức. Từ đó nhà điều hành cũng sẽ xác định được cách tốt nhất để hoàn thành chiến lược xuất sắc nhất.

Mô hình 7s còn được sử dụng để kiểm tra sự tác động làm ảnh hưởng hoặc thay đổi bộ máy hoạt động của tổ chức. Từ đó nhà quản lý cũng có thể sắp xếp quy trình làm việc giữa các phòng ban. 

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Thu phục nhân tài

Xem tất cả
Cách viết JD hấp dẫn thu hút ứng viên

Công việc viết JD (Job Description) là một quá trình quan trọng trong tuyển dụng nhân sự. Một JD hấp dẫn không chỉ giúp công ty thu hút...

5 BÍ QUYẾT ĐỂ THU HÚT ỨNG VIÊN TÀI NĂNG

Nguồn lực là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn duy trì và phát triển một tổ chức, doanh nghiệp. Việc thu nhận những...

“Mở lòng” khi nhân viên cũ quay trở lại, nên hay không?

Khái niệm 'nhân viên quay lại' (boomerang employee), người cảm thấy tự tin để rời bỏ một tổ chức để gia nhập tổ chức khác và sau đó trở...

Gen Z - thế hệ thách thức nhất để làm việc cùng?

Mỗi thế hệ mang đến những đặc điểm và thách thức riêng, và Generation Z (Gen Z) không phải là một ngoại lệ. Được định nghĩa bởi những...

VÌ SAO DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TÀI NĂNG?

Hiện nay, thị trường tuyển dụng xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh, và vì vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và cải thiện,...

SỨC KHỎE TINH THẦN NHÂN VIÊN - YẾU TỐ QUAN TRỌNG CÁC DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Sức khỏe tinh thần nhân viên là một trong những yếu tố cực kì cần thiết để góp phần làm nên sự phát triển của một công ty. Có thể nói,...