7 Xu Hướng Tuyển Dụng Mới Nhất

08/07/21 03:10

Để theo kịp sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và bối cảnh tuyển dụng luôn thay đổi trong thời đại số, nhà quản trị nhân sự cần phải cải tiến và tối ưu hóa quy trình tuyển dụng nhằm đưa ra chiến lược tuyển dụng sáng tạo và hiệu quả hơn. Một trong những cách tốt nhất là điều chỉnh các phương pháp tuyển dụng hiện tại dựa trên các xu hướng mới nhất sau đây

 

Đọc thêm về Sai Lầm Khiến Bạn Không Tuyển Dụng Được Nhân Tài

Đọc thêm về Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự Căn Bản

 

Nguồn: HR1Jobs

 

1. Đa dạng hóa trong khâu tuyển dụng ứng viên

Sự đa dạng là rất quan trọng, dù là về giới tính hay dân tộc, tôn giáo. Nhà tuyển dụng cần cung cấp cùng một cơ hội cho tất cả mọi người. Dữ liệu LinkedIn chỉ ra rằng việc cải thiện sự đa dạng trong công ty có thể góp phần mang đến hình ảnh đẹp hơn của công ty trong mắt khách hàng (49%), cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên (62%) và văn hóa công ty (78 %).

 

2. Ứng dụng công cụ, quy trình mới vào tuyển dụng

Hình thức phỏng vấn truyền thống như gặp mặt trực tiếp với ứng viên có thể không phải là cách hiệu quả nhất để tiếp cận và đánh giá chính xác các kỹ năng tổng hợp của ứng viên. Chưa kể, việc này cũng tốn thời gian, năng lượng và tài nguyên của công ty. Với sự trợ giúp của các công cụ và nền tảng mới cho mục đích phỏng vấn, giờ đây nhà tuyển dụng có thể sàng lọc các ứng viên sở hữu những kỹ năng và khả năng tổng thể với thời gian ngắn hơn nhiều so với phỏng vấn trực tiếp.

Những cải tiến công nghệ mới có thể được áp dụng trong buổi phỏng vấn nhằm cải thiện các đánh giá kỹ năng mềm mà công ty đặt ra như gặp gỡ trong môi trường thông thường, đánh giá thực tế ảo, cũng như các cuộc phỏng vấn qua video hay phỏng vấn từ xa đối với cá nhân sẵn sàng làm việc từ xa.

 

3. Tăng cường sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định tuyển dụng mang tính chiến lược

Việc xử lý dữ liệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong công tác dự đoán kết quả tuyển dụng chứ không chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo. Công đoạn này sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong năm sau, từ đó làm tăng khả năng duy trì, đánh giá khoảng cách kỹ năng, đưa ra những đề nghị tốt hơn giữa ứng viên và nhà tuyển dụng cũng như giúp nhà tuyển dụng hiểu những gì ứng viên mong đợi từ tổ chức.

Do đó, nhà quản trị nhân sự nên tối ưu hóa khả năng phân tích dữ liệu của mình để lên kế hoạch tốt hơn cho việc hoạch định chiến lược nhân sự trong công ty, dự đoán thành công của ứng viên, đánh giá cung và cầu tài năng, so sánh số liệu tài năng với đối thủ cạnh tranh và dự báo nhu cầu tuyển dụng.

 

4. Kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) và các thiết bị tự động khác

Nguồn: HR1Jobs

 

Trong thời gian sắp tới, AI được dự đoán sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác tuyển dụng nhằm cắt giảm chi phí, tự động hóa tuyển dụng tốt hơn cũng như hạn chế tối đa các lỗi trong quá trình tuyển dụng. AI cũng có thể hữu ích trong việc tìm nguồn cung, sàng lọc, duy trì và mở rộng nguồn ứng viên, lên lịch phỏng vấn và tham gia phỏng vấn ứng viên.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn phải cần sự đánh giả của người quản trị như việc xây dựng mối quan hệ với các ứng viên, nhìn thấy tiềm năng của ứng viên, đánh giá khả năng 'phù hợp với văn hóa', đánh giá kỹ năng giao tiếp và thuyết phục ứng viên chấp nhận đề nghị cộng tác.

 

5. Sử dụng thương hiệu nhà tuyển dụng

Việc xây dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ và hấp dẫn có thể giúp thu hút ngày càng nhiều ứng viên. Nghiên cứu của LinkedIn đã chỉ ra rằng 75% những người tìm việc quan tâm đến các công ty có uy tín và thương hiệu nhà tuyển dụng vững chắc. 83% công ty cho rằng thương hiệu nhà tuyển dụng đóng vai trò quan trọng trong khả năng tuyển dụng nhân tài và 69% ứng viên sẽ không chấp nhận công việc trong một công ty có tiếng xấu ngay cả khi họ không có việc làm.

 

6. Quan tâm trải nghiệm ứng viên và chiến lược quản lý các mối quan hệ

Trải nghiệm ứng viên và chiến lược quản lý mối quan hệ là những xu hướng tuyển dụng khá mới và hữu ích trong tương lai. Những ứng viên có trải nghiệm tích cực trong quá trình tuyển dụng sẽ có nhiều khả năng chấp nhận lời đề nghị, tiếp tục ứng tuyển hoặc giới thiệu với những người khác về nhu cầu tuyển dụng của công ty.

Khảo sát từ Kelly Services cho thấy 95% ứng viên có trải nghiệm tuyển dụng tích cực từ lần đầu tiên có thể sẽ tái ứng tuyển và 55% sẽ lan truyền trải nghiệm tích cực của họ trên phương tiện truyền thông xã hội, mang lại hiệu ứng tốt cho công ty. Điều này cũng có thể góp phần cải thiện mối quan hệ của nhà tuyển dụng với các ứng viên trong tương lai.

 

7. Khám phá những công nghệ mới áp dụng vào quy trình tuyển dụng

Nguồn: HR1Jobs

 

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ biết hết tất cả những nơi có ứng cử viên tốt nhất cho các vị trí mình tìm kiếm. Do đó, để tối đa hóa chiến lược tuyển dụng, hãy nhờ sự trợ giúp từ công nghệ. Phương tiện truyền thông xã hội và ứng dụng di động nên được cân nhắc áp dụng trong công tác tuyển dụng hiện đại này.

Việc cải thiện hình thức tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp nhà tuyển dụng tìm thấy 80% ứng viên tiềm năng. Tương tự như vậy, đã có 89% các công ty áp dụng phương pháp này trong quá trình tuyển dụng của họ và 70% các nhà quản lý tuyển dụng nói rằng họ đã thành công với chiến lược trên.

Source: shrm.pace.edu.vn

 


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm công việc phù hợp với bạn tại HR1Jobs

Tìm công việc ngành IT tại HR1Tech

HR1Jobs - Nền Tảng Tuyển Dụng Trực Tuyến Đa Ngành Nghề

Tìm việc và tuyển dụng ngành IT. Khám phá thêm tại www.hr1tech.com

Thu phục nhân tài

Xem tất cả
Cuối Năm Tặng Gì Cho Nhân Viên

Bạn đang băn khoăn không biết cuối năm tặng gì cho nhân viên? Khám phá các món quà tặng nhân viên cuối năm ý nghĩa, phù hợp với mọi ngân...

Cách viết JD hấp dẫn thu hút ứng viên

Công việc viết JD (Job Description) là một quá trình quan trọng trong tuyển dụng nhân sự. Một JD hấp dẫn không chỉ giúp công ty thu hút...

5 BÍ QUYẾT ĐỂ THU HÚT ỨNG VIÊN TÀI NĂNG

Nguồn lực là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn duy trì và phát triển một tổ chức, doanh nghiệp. Việc thu nhận những...

“Mở lòng” khi nhân viên cũ quay trở lại, nên hay không?

Khái niệm 'nhân viên quay lại' (boomerang employee), người cảm thấy tự tin để rời bỏ một tổ chức để gia nhập tổ chức khác và sau đó trở...

Gen Z - thế hệ thách thức nhất để làm việc cùng?

Mỗi thế hệ mang đến những đặc điểm và thách thức riêng, và Generation Z (Gen Z) không phải là một ngoại lệ. Được định nghĩa bởi những...

VÌ SAO DOANH NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TÀI NĂNG?

Hiện nay, thị trường tuyển dụng xuất hiện quá nhiều đối thủ cạnh tranh, và vì vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và cải thiện,...